Nhân chứng: Ông Chu Dung Cơ 2 lần mời học viên Pháp Luân Công vào Trung Nam Hải
- Bình Minh
- •
Là nhân chứng trong cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4/1999, học viên Pháp Luân Công Khổng Duy Kinh, nhà kinh tế tại một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Trung Quốc ở Bắc Kinh, đã kể lại ký ức Thủ tướng Chu Dung Cơ 2 lần mời học viên Pháp Luân Công vào Trung Nam Hải.
25 năm trước, vào ngày 25/4/1999, một vụ việc đã xảy ra bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc. Khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và quyền tu luyện của mình.
Thủ tướng Chu Dung Cơ lúc bấy giờ đã đích thân đến hỏi rõ nguyên nhân vụ việc, và chấp nhận những yêu cầu chính đáng của các học viên Pháp Luân Công. Nhờ vậy, vụ việc đã được giải quyết thành công.
Dưới đây chỉ là 2 sự việc giải thích về những gì đã xảy ra vào ngày 25/4/1999. Thủ tướng Chu Dung Cơ đã xử lý đơn thỉnh nguyện như thế nào, và ĐCSTQ tà ác đã dùng quyền lực của mình như thế nào để lừa dối cả thế giới, nhằm vu khống và tiêu diệt Pháp Luân Công.
Sáng ngày 25/4, các học viên Pháp Luân Công lần lượt đến phố Phủ Hữu và gần văn phòng thỉnh nguyện ở Bắc Kinh. Dưới sự chỉ dẫn của cảnh sát, các học viên lặng lẽ xếp hàng dọc theo vỉa hè bên kia đường. Họ đọc sách, nghe băng ghi âm hoặc luyện các bài công pháp. Khung cảnh thật yên tĩnh và thanh bình.
1. Bình tĩnh đối mặt với quân cảnh được trang bị vũ khí hạng nặng
Vào buổi chiều, cảnh sát quân đội ồ ạt tràn ra cổng phía tây Trung Nam Hải. Họ đội mũ bảo hộ, mang theo súng tiểu liên và đứng thành hàng đối diện với các học viên Pháp Luân Công, chỉ cách hàng học viên đầu tiên một bước chân. Hàng phía trước ông Khổng Duy Kinh là 2 sinh viên Đại học Nhân dân.
Các học viên giữ im lặng, điềm tĩnh không chút sợ hãi đối mặt với quân cảnh cho đến khi họ rút lui. Ngay cả những học viên ở hàng sau cũng không biết chuyện gì đang xảy ra ở phía trước.
Thật là một phong thái đạo đức có ý thức và kỷ luật tự giác! Tất cả binh lính, cảnh sát và quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mặt tại hiện trường đều là nhân chứng.
Đây là tượng đài ghi lại lịch sử thỉnh nguyện ôn hòa do các học viên Pháp Luân Công khởi xướng.
Nồng nghiệt chào đón sự xuất hiện của Thủ tướng Chu Dung Cơ
Khoảng 7, 8h sáng, Thủ tướng Chu Dung Cơ bước ra khỏi cổng phía tây (lối vào chính) của Trung Nam Hải. Các học viên Pháp Luân Công ngay lập tức chào đón Thủ tướng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt. Tiếng vỗ tay không ngừng cho đến khi Thủ tướng Chu Dung Cơ cất tiếng hỏi.
Thủ tướng hỏi: “Tại sao mọi người lại ở đây? Mọi người có yêu cầu gì?”
Các học viên đồng thanh đáp: “Chúng tôi muốn luyện công, chúng tôi muốn tu luyện.”
Thủ tướng Chu Dung Cơ hỏi: “Ai không cho các bạn luyện? Chính quyền trung ương có chính sách ‘3 không’ mà.”
Học viên nói: “Thiên Tân đã bắt người.”
Thủ tướng nói: “Nhiều người thế này không nói chuyện được. Mọi người có người đại diện không? Hãy để người đại diện đến nói chuyện với tôi.”
Vì mọi người đều nói rằng họ đại diện cho chính mình, Thủ tướng bèn chỉ tay vào 3 học viên trước mặt ông (ông Khổng Duy Kinh là một trong số đó) và nói: “Các ông có thể vào nói chuyện với tôi được không?”
Sau đó, 3 học viên theo Thủ tướng Chu Dung Cơ vào Trung Nam Hải. Thủ tướng ngay lập tức chỉ thị cho trưởng Văn phòng Kháng cáo tiếp các học viên.
Họ cẩn thận hỏi thăm tình hình và ghi lại 3 yêu cầu của học viên:
(1) Trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Thiên Tân;
(2) Cung cấp môi trường luyện công hợp pháp cho Pháp Luân Công;
(3) Chính thức xuất bản và phân phối các sách của Pháp Luân Công.
Ông Khổng Duy Kinh cũng đưa cho họ cuốn “Chuyển Pháp Luân” và 6 hoặc 7 cuốn sách Đại Pháp do các học viên khác cung cấp, cùng một lá thư chung do một số học viên lâu năm viết, cam kết rằng “sẽ không tham dự chính trị”.
Hai người phụ trách hứa sẽ trả lời sau khi báo cáo và nghiên cứu rồi tiễn họ về.
Thủ tướng Chu Dung Cơ chấp nhận “3 yêu cầu”
Vào buổi chiều, Thủ tướng Chu Dung Cơ một lần nữa mời các thành viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp và một số trạm trưởng trạm phụ đạo như Lý Xương, Kỷ Liệt Vũ và Hác Gia Phượng vào Trung Nam Hải (văn phòng ở bên trong cổng phía tây) để thảo luận. Mọi yêu cầu pháp lý của học viên Pháp Luân Công đều được chấp nhận.
Khoảng 9h tối, sau khi biết tin, các học viên nhanh chóng và thanh thản rời đi. Không một mảnh giấy nào còn sót lại trên mặt đất, ngay cả tàn thuốc lá của cảnh sát để lại cũng được các học viên nhặt sạch.
Ngày 20/7/1999, bất chấp sự phản đối của 6 ủy viên thường vụ khác, Giang Trạch Dân một tay kích động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Y đã sử dụng quân đội, cảnh sát, mật vụ và các kênh truyền thông để đàn áp Pháp Luân Công một cách điên cuồng.
Ông Lý Lam Thanh cũng đích thân nhận nhiệm vụ tại Đại học Thanh Hoa và bức hại gần 1.000 học viên Pháp Luân Công tại đây. Từ năm 1999 – 2001, hơn 40 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án phi pháp (bản án lâu nhất lên đến 13 năm tù), bị cải tạo lao động. Nhiều sinh viên đã bị đuổi khỏi trường.
Ông Trần Sấm Sáng (Chen Chuangchuang), Luật sư kiêm Giám đốc điều hành của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc, cho biết cuộc thỉnh nguyện ôn hòa cách đây 25 năm bị ĐCSTQ coi là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ sự kiện Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.
Ông Trần nói: “Sau 25 năm bị đàn áp, Pháp Luân Công không những không biến mất, mà còn trở nên phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.”
“Họ đã dùng đức tin và lòng can đảm của mình để trở thành những người bảo vệ tự do và công lý. Chúng ta hãy tri ân những anh hùng này, tự hào về sự dũng cảm và sự hy sinh của họ.”
Từ khóa Cuộc kháng nghị ngày 25.4 Sự kiện 25.4 Sự kiện ngày 25.4 Cuộc thỉnh nguyện ngày 25.4 Pháp Luân Công Chu Dung Cơ