Gần đây, Bắc Kinh tổ chức “Đại hội kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi” (- Cách mạng năm 1911 nhằm lật đổ nhà Thanh). Tại đại hội, ông Tập Cận Bình đã trích dẫn lời của ông Tôn Trung Sơn khi nói về xu hướng thống nhất Đài Loan. Tuy nhiên, dư luận cho rằng ông Tập đã không thực sự hiểu ý của ông Tôn. 

p2991131a581288970
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Flickr/United Nations Photo/CC BY-NC-ND 2.0).

Ngày 9/10, ĐCSTQ tổ chức “Đại hội Kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi” tại Đại lễ đường Nhân dân, 7 thường ủy Bộ Chính trị bao gồm cả ông Tập Cận Bình và Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đều tham dự. Trong thời điểm mối quan hệ giữa hai bờ eo biển đang căng thẳng, một trong những trọng điểm của đại hội là truyền đạt lập trường của chính quyền Bắc Kinh đối với Đài Loan. 

Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình nhắc đến “người đi đầu của cách mạng” – ông Tôn Trung Sơn từng nói: “Thống nhất là mong muốn của toàn thể quốc dân Trung Quốc. Có thể thống nhất, toàn thể nhân dân sẽ được hưởng hạnh phúc; không thống nhất, thì sẽ chịu tổn hại.”

Ông Tập còn trích dẫn câu nói của ông Tôn: “Trào lưu thế giới, mênh mông cuồn cuộn, thuận theo thì hưng thịnh, làm ngược thì sẽ diệt vong” để ám việc thống nhất là xu thế lớn, bất cứ người nào ngăn cản đều sẽ “đi đến diệt vong”. “Phàm là người quên nguồn gốc, phản bội tổ quốc, chia cắt quốc gia, xưa nay đều không có kết cục tốt đẹp, ắt sẽ gặp phải sự ruồng bỏ của nhân dân và sự phán xét của lịch sử!”.

Về phương thức thống nhất, ông Tập Cận Bình đề cập đến “phương pháp hòa bình” và không đề cập trực tiếp đến việc sử dụng vũ lực để thống nhất. Ông còn nói rằng: “Vấn đề Đài Loan hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc và không dung thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Bất cứ ai cũng không nên đánh giá thấp quyết tâm mãnh liệt, ý chí kiên định và khả năng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Trung Quốc. Nhiệm vụ lịch sử thống nhất hoàn toàn tổ quốc thì nhất định sẽ thực hiện, cũng nhất định sẽ thực hiện được.”

Việc ông Tập Cận Bình trích dẫn lời của ông Tôn Trung Sơn để truyền đạt việc ĐCSTQ cần thống nhất Đài Loan, đã gây nhiều tranh cãi.

Theo đáp án tiêu chuẩn trong ngân hàng câu hỏi của nền tảng giáo dục trực tuyến “Koolearn Tech”, tổ chức giáo dục có quy mô lớn nhất Trung Quốc, có thể thấy rằng “trào lưu thế giới” mà ông Tôn Trung Sơn nói đến là chỉ trào lưu “dân chủ hóa chính trị” quốc tế, ý nghĩa hoàn toàn khác với việc ĐCSTQ thúc đẩy thống nhất, và lập trường chống ly khai mà ông Tập Cận Bình nhấn mạnh. 

Về vấn đề này, có cư dân mạng cho biết: “Có thể nói ra được ‘câu chuyện quan trọng’ thế này, có thể thấy được trình độ thực sự”, “Ở Trung Quốc chỉ cần học qua phổ thông trung học (cao trung) thì đều biết ông ấy đang làm trò cười!”

p3020431a966771561
Ngân hàng câu hỏi của nền tảng giáo dục trực tuyến “Koolearn Tech” cho thấy, “trào lưu thế giới” mà ông Tôn Trung Sơn đề cập là trào lưu “dân chủ hóa chính trị” quốc tế. (Nguồn ảnh: ảnh chụp màn hình của Koolearn Tech)

Trên thực tế, ông Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng dân chủ, nhà chính trị gia, quốc phụ của Trung Hoa Dân Quốc, người sáng lập Quốc dân đảng Trung Quốc thời cận đại. Ông ấy cũng là một lãnh tụ duy nhất được người dân hai bờ eo biển (Đại Lục và Đài Loan) cùng kính trọng và ngưỡng mộ.

Ông Tôn Trung Sơn, hiệu là Dật Tiên, người huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông. Năm 14 tuổi, ông cùng mẹ và anh trai đến Honolulu (Hawaii, Mỹ), lần đầu tiên tiếp xúc với văn minh phương Tây và Cơ đốc giáo, mở rộng hoài bão và tầm nhìn. Khi còn trẻ, ông theo học ngành y tại Hồng Kông, thường nói chuyện cách mạng với Dương Hạc Linh, Trần Thiếu Bạch, Uông Liệt, được gọi là “Tứ đại khấu”. Năm 1892, ông tốt nghiệp Học viện Y học phương Tây Hồng Kông.

Năm 1894, ông Tôn Trung Sơn sáng tập tổ chức cách mạng đầu tiên có tên Hưng Trung Hội tại Honolulu. Năm 1896, ông bị công sứ trú tại Anh dụ bắt tại London, may mắn ông được giáo viên người Anh James Cantlie và những người khác cứu thoát. Năm 1905, ông cải tổ thành lập Đồng Minh Hội và chính thức đề xuất 3 chủ nghĩa lớn gồm dân tộc, dân quyền và dân sinh làm lý tưởng xây dựng đất nước. Trải qua 17 năm phấn đấu, 10 lần khởi nghĩa thất bại, cuối cùng đến ngày 10/10/1911, khởi nghĩa Vũ Xương thành công, được lịch sử gọi là “Cách mạng Tân Hợi”

Ngày 1/1/1912, tại Nam Kinh, ông Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc. Xác định năm 1912 là năm đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, ngày 1 tháng Giêng là ngày khai quốc Trung Hoa Dân Quốc, thành lập nước cộng hòa dân chủ đầu tiên ở châu Á. Trong “Thư tuyên thệ nhậm chức đại tổng thống lâm thời”, ông Tôn Trung Sơn nhấn mạnh, “Cái gốc của quốc gia nằm ở nhân dân. Hợp các nơi Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng thành một nước, tức hợp các dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng là một người. Gọi thống nhất là dân tộc.”

Ngày 11/1/1912, hội nghị đại biểu các tỉnh đã thông qua lấy “Đại cương Tổ chức chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc” làm cương lĩnh, lấy Nam Kinh làm thủ đô lâm thời, lấy lá cờ 5 màu đỏ, vàng, xanh lam, trắng, đen làm quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc, tượng trưng cho ý cộng hòa của 5 dân tộc.

Sinh thời, ông Tôn Trung Sơn lấy việc lật đổ Mãn Thanh làm chí hướng, đề xuất chủ nghĩa tam dân “Dân tộc, Dân quyền, Dân sinh” làm lý tưởng xây dựng đất nước. Năm 1924, trong một lần diễn thuyết cuối cùng khi còn sống, ông Tôn Trung Sơn đã nhắc đến: “Nếu đọc chi tiết chủ nghĩa tam dân, lý giải chi tiết, vậy thì các vị sẽ hiểu làm thế nào để lập chí cứu nước.” Còn về 3 chính sách “liên minh với Nga, liên minh với ĐCSTQ và trợ giúp công nhân nông dân” là cố vấn của Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Markovich Borodin biên tạo ra cái gọi là “chủ nghĩa tam dân mới” cho ĐCSTQ. 

Ngày 12/3/1925, do làm việc quá độ trong thời gian dài nên ông Tôn Trung Sơn đổ bệnh, khi lâm chung ông vẫn hô lên “hòa bình”, “phấn đấu”, “cứu Trung Quốc”. Di chúc chính trị của ông là “cách mạng chưa thành công, đồng chí vẫn cần nỗ lực”. 

Lê Tử Hy, Vision Times

Xem thêm: