Phần mềm dịch tiếng Trung tự động kiểm duyệt những từ ngữ nhạy cảm
- Bình Minh
- •
The Citizen Lab của Canada cho biết, công việc của họ tiết lộ một thực tế đáng tiếc, rằng ngay cả khi người dùng Trung Quốc có quyền truy cập không bị kiểm duyệt vào các nền tảng tin tức hoặc truyền thông nước ngoài, thì những gì họ đọc hoặc viết vẫn có thể bị kiểm duyệt tự động nếu sử dụng chức năng dịch ngôn ngữ.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy, phần mềm dịch ngôn ngữ phổ biến ở Trung Quốc Đại Lục sẽ chọn bỏ qua một số câu hoặc nội dung nhất định dựa trên nội dung đó.
The Citizen Lab đã thử nghiệm 5 dịch vụ dịch thuật trực tuyến lớn của Trung Quốc, gồm 4 công ty Trung Quốc và 1 công ty Mỹ. Họ nhận thấy rằng tất cả đều tự động kiểm duyệt nội dung.
4 công ty Trung Quốc là Alibaba, Baidu, Tencent và Youdao. Bing Translator của Microsoft là công ty nước ngoài duy nhất được phép sử dụng tại Trung Quốc.
The Citizen Lab đã thử nghiệm 5 dịch vụ dịch thuật trực tuyến này, và nhận thấy rằng phần mềm dịch thuật sẽ bỏ qua một số câu nhất định dựa trên nội dung dịch thuật. Ví dụ, nhập vào 3 câu, thì câu thứ 2 sẽ bị lược bỏ trực tiếp nếu liên quan đến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Có tổng cộng 12.000 quy tắc kiểm duyệt nội dung nhạy cảm
Sau khi thử nghiệm dịch vụ dịch thuật của các công ty nêu trên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 11.634 quy tắc kiểm duyệt nhắm vào những nội dung nhạy cảm.
The Citizen Lab báo cáo, các quy tắc đánh giá bản dịch này được nhắm mục tiêu và áp dụng tự động, đồng thời sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung mà người dùng muốn dịch.
Nghiên cứu cho thấy, gần như tất cả các quy tắc kiểm duyệt đều nhắm mục tiêu đến tiếng Trung giản thể, tiếng Trung phồn thể (chính thể), tiếng Anh hoặc hỗn hợp các ngôn ngữ này. Tuy nhiên, nó phù hợp cho việc dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Trung, hơn là dịch từ tiếng Trung sang tiếng nước ngoài.
Báo cáo cho biết, sau khi quá trình xem xét được kích hoạt, dịch vụ này thường bỏ qua các dòng, câu hoặc toàn bộ bản dịch vi phạm.
Trong số đó, Alibaba thực hiện kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất, tiếp theo là Youdao và sau đó là Tencent. Baidu và Bing Translator có tương đối ít quy tắc kiểm duyệt.
Nghiên cứu cho biết, ngoại trừ Alibaba, một số công ty khác đã tiến hành kiểm duyệt bí mật mà người dùng không hề hay biết. Khi một từ, một dòng hoặc một câu nhạy cảm được kích hoạt, chúng sẽ tự động xóa các từ liên quan hoặc bỏ qua nội dung của các dòng liên quan, mà không đưa ra bất kỳ lời nhắc nào cho người dùng.
ĐCSTQ chủ yếu kiểm duyệt các bản dịch chính trị và tôn giáo
Báo cáo nhấn mạnh, việc kiểm duyệt dịch vụ dịch thuật chủ yếu nhắm vào nội dung chính trị và tôn giáo trái với chương trình nghị sự của ĐCSTQ. Điều đáng chú ý là ĐCSTQ không kiểm duyệt các mục tiêu kiểm duyệt phổ biến khác liên quan đến nội dung khiêu dâm…
Điều này cho thấy, ĐCSTQ hiện không còn quan tâm đến việc ngụy trang chương trình nghị sự chính trị thực sự của mình, và cũng không ngờ rằng sẽ có người sẽ nghiên cứu các quy định kiểm duyệt của họ.
Các nhà nghiên cứu chia nội dung kiểm duyệt thành 7 mục:
Mục 1 là “Những người bất đồng chính kiến”, gồm những người bất đồng chính kiến, thẳng thắn chỉ trích Chính phủ Trung Quốc và những người ủng hộ nhân quyền của Trung Quốc;
Mục 2 là “Các nhà lãnh đạo đảng – nhà nước”, bao gồm các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ, hoặc các thành viên gia đình họ, như bí danh của ông Tập Cận Bình và thậm chí cả ám hiệu;
Mục 3 là “Tôn giáo”, liên quan đến các phong trào tôn giáo và tâm linh;
Mục 4 là “Phê phán Chính phủ”, bao gồm những lời chỉ trích Chính phủ Trung Quốc hoặc ĐCSTQ;
Mục 5 là “Thiên An Môn”, đề cập đến sự kiện thảm sát học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989;
Mục 6 là “khiêu dâm”,
Mục 7 là “Nghệ sĩ”.
Ngoài ra, còn có hai mục: “Khác” và “Không xác định”.
Báo cáo cho biết, hầu hết nội dung tôn giáo bị kiểm duyệt trong phần mềm dịch thuật đều liên quan đến Pháp Luân Công, như “Pháp Luân Đại Pháp” (Falun Dafa). Bing của Microsoft rất nghiêm ngặt trong việc kiểm duyệt Pháp Luân Công, bao gồm nhiều từ phát triển hoặc có âm tương tự, như “Gong Lun Fa”, “Fa Lun Gong”.
Nghiên cứu cho thấy, nhiều cơ quan báo chí liên quan đến Pháp Luân Công cũng bị kiểm duyệt, gồm cả Epoch Times và NTD TV.
Nội dung chính trị của Hoa Kỳ cũng đã bị kiểm duyệt, như “God bless Trump” (Chúa phù hộ Trump).
Ngoài ra, việc kiểm duyệt các từ và cụm từ của phần mềm dịch thuật liên quan đến các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng chiếm một phần lớn nội dung bị kiểm duyệt.
Ông Lại Kiến Bình, một cựu luật sư ở Bắc Kinh, nói với The Epoch Times rằng: “ĐCSTQ muốn độc chiếm tâm trí, suy nghĩ và trái tim của người dân. Đồng thời đảng này muốn sử dụng chủ nghĩa vô thần, cũng như những ngụy biện và tà giáo của cộng sản để chiếm giữ tâm trí của người dân Trung Quốc.”
“Pháp Luân Công có một hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ‘Chân, Thiện, Nhẫn’. Điều này gây ra mối đe dọa lớn cho hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.”
“Vì sợ sự thật, sợ những ngụy biện và dối trá của chính mình (bị vạch trần), nên họ (ĐCSTQ) muốn vu khống Pháp Luân Công… che đậy sự thật, bôi nhọ và ma quỷ hóa Pháp Luân Công.”
Từ khóa ĐCSTQ kiểm duyệt Internet