Quan trường Trung Quốc với phong trào “nịnh Tập”
- Trí Đạt
- •
Sau Đại hội 19, quan trường Trung Quốc ca ngợi tâng bốc ông Tập Cận Bình đạt đến đỉnh điểm khiến trung ương phải gấp rút yêu cầu dừng lại ngay. Có tin cho hay, ông Tập Cận Bình cảm thấy rất phản cảm với kiểu “a dua nịnh hót này”. Ông Tập cũng rất cảnh giác đối với người giỏi nịnh nọt như Bí thư thành phố Thiên Tân Lý Hồng Trung, đồng thời người “nịnh Tập” một cách mù quáng như Bí thư thành phố Bắc Kinh Thái Kỳ cũng khiến ông Tập thất vọng. Tuy nhiên cách nghĩ thực sự của Chủ tịch Trung Quốc như thế nào thì đến nay cũng khó đoán biết.
Sau Đại hội 19, Nhân dân Nhật báo đăng tấm ảnh ông Tập Cận Bình lên trang nhất với quy cách giống như cách thể hiện chân dung lãnh tụ Mao Trạch Đông. Tiếp theo đó, cơ quan đảng, chính quyền các địa phương cho đến quan chức cấp cao trong các bộ, ngành trung ương cũng lần lượt phát biểu những ngôn luận tâng bốc ông Tập, và làm những hành động mang tính “sùng bái cá nhân”.
Ví dụ như, Bí thư tỉnh ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc đưa ra lệnh tất cả các gia đình đều phải treo ảnh chân dung ông Tập Cận Bình; Bí thư thành phố Bắc Kinh Thái Kỳ ca tụng ông Tập “xứng đáng là lãnh tụ anh minh, xứng đáng là một nhà thiết kế thời đại mới, xứng đáng là hạt nhân ĐCSTQ của một thời đại”; Bí thư thành phố Thiên Tân Lý Hồng Trung thì nói, “Tập là hạt nhân của hạt nhân, quan trọng của quan trọng, căn bản của căn bản”; Bí thư tỉnh Cát Lâm Ba Âm Triều Lỗ nói ông Tập “không hổ thẹn là lãnh tụ của đảng, là người cầm lái của đảng”; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thường Vạn Toàn thì tâng bốc “tinh thần bất khuất gánh vác giấc mơ vĩ đại, hùng tài thao lược trị lý thiên hạ dẫn dắt đảng hướng về phía trước, v.v.”, “là hạt nhân lãnh đạo mà mọi người cùng noi theo”.
Ngày 10/11 và 14/11, Nhật báo Kiềm Tây Nam của châu tự trị Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu đã có hai bài viết khen ông Tập Cận Bình là “lãnh tụ vĩ đại“, hội trường và phòng họp của châu tự trị này đều treo ảnh của “lãnh tụ Tập Cận Bình”.
Tuy nhiên, “lãnh tụ vĩ đại” của Quý Châu “xuất hiện” chưa lâu thì chính quyền trung ương đã khẩn cấp yêu cầu dừng việc sùng bái cá nhân này lại. Chính quyền yêu cầu rõ ràng rằng khi tuyên truyền về ông Tập Cận Bình, cấm dùng cách gọi “lãnh tụ vĩ đại Tập Cận Bình“, đồng thời yêu cầu các cơ quan đơn vị tháo gỡ toàn bộ ảnh liên quan đến “lãnh tụ Tập Cận Bình” xuống; nội dung bài báo trên trang báo điện tử cũng bị xóa bỏ. Một văn kiện quy định trong nội bộ ĐCSTQ bị lộ ra ngoài cũng nói: “Hễ là ảnh có chữ ‘lãnh tụ vĩ đại Tổng Bí thư Tập Cận Bình’ thì tất cả đều phải tháo xuống”, “về sử dụng từ ngữ trong các loại văn kiện ở các cấp, bắt đầu từ hôm nay, nhất loạt không thể sử dụng câu “lãnh tụ vĩ đại Tập Cận Bình”.
Ngày 23/10, bài phân tích trên World Journal nhận định, chính quyền khẩn cấp ngăn chặn những ngôn từ nêu trên cho thấy việc sùng bái cá nhân không phải là ý của ông Tập Cận Bình.
Bài phân tích dẫn nguồn tin từ nhân sĩ nắm rõ tình hình tiết lộ, từ năm 2012, sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lực, những kẻ a dua nịnh hót liên tiếp xuất hiện. Đối với những lời nịnh hót quá lố, ông Tập Cận Bình không chỉ thấy phản cảm mà còn có tâm cảnh giác, chẳng hạn như Lý Hồng Trung, v.v. Ông Tập Cận Bình nhiều năm dùng ánh mắt lạnh nhạt để quan sát và biết rất rõ những người không có lòng tự tôn, ngôn từ khiến người ta phát ngán phần lớn đều là những kẻ nhân cách kém cỏi, thường là những kẻ không thể bồi dưỡng và tin tưởng được.
Bài viết còn nói, quá khứ, Bí thư thành phố Bắc Kinh Thái Kỳ là người làm việc khiêm tốn, rồi được ông Tập trọng dụng đặc và biệt cất nhắc, không ngờ sau khi được đề bạt lên chức vị cao, thì bắt đầu nịnh nọt không có tiết chế, do đó khiến ông Tập thất vọng và bắt đầu có tâm đề phòng.
Lý Hồng Trung từng nhiều lần công khai biểu thị sự trung thành với ông Tập Cận Bình, tần suất đứng đầu so với các quan chức khác. Ngày 12/2/2017, Lý Hồng Trung công khai nhận định về lời phát biểu của ông Tập là “xuyên suốt từ cổ chí kim, chỉ dẫn phương hướng, khí thế lẫm liệt”.
Tháng 10/2016, tờ Sing Pao Daily News (Hồng Kông) từng có bài phân tích trên trang nhất phê bình Lý Hồng Trung dựa vào phe ông Giang Trạch Dân để thăng chức, Lý Hồng Trung “cùng phe phái với Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn”, cũng từng được Lưu Vân Sơn bao che trong sự kiện “tranh máy ghi âm” ở Hồ Bắc.
Bài viết nói “Lý Hồng Trung – nhân vật thuộc phe Giang Trạch Dân, biết người, biết thời, biết địa để thay đổi lập trường chính trị của mình, là phần tử đầu cơ điển hình. Do đó mọi người cần cẩn thận với con rồng chính trị biết biến sắc này”.
Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) số ra tháng 2/2017 cũng dẫn lời bình luận của nhân sĩ tại Đại Lục cho biết, cố vấn riêng của ông Tập Cận Bình có khuynh hướng đề phòng những người như Lý Hồng Trung.
Còn Thái Kỳ, người từng là cấp dưới của ông Tập Cận Bình, ngoài việc lần này đã đội chiếc mũ chính trị “lãnh tụ anh minh” cho ông gây nhiều dị nghị, thì hồi tháng Bảy và tháng Tám vừa qua, cũng từng có bài viết đăng trên truyền thông của ĐCSTQ nói tư tưởng Tập Cận Bình là “sách gối đầu, sách tra cứu, lời răn mình”.
Ngày 20/11, bài bình luận chuyên đề trên Đài RFA chỉ ra, có tin tức nội bộ cho biết, Bí thư thành phố Bắc Kinh Thái Kỳ trong thời gian diễn ra Đại hội 19 đã nịnh ông Tập Cận Bình là “lãnh tụ anh minh”, sau đó bị người bên cạnh ông Tập là Vương Hộ Ninh phủ định “không thích hợp”.
Điều đáng chú ý là, tháng 10/2016, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa 18, ông Tập Cận Bình có chỉ đạo hiếm thấy qua “Một số quy tắc về đời sống chính trị” nhằm ngăn chặn trò “bưng bô nham hiểm”. Theo đó nhấn mạnh, “Trong Đảng không được kéo kết bè phái, a dua, nịnh hót. Tuyên truyền về người lãnh đạo, phải thực sự cầu thị, cấm bưng bô”
Ngày 2/3 năm nay, truyền thông ĐCSTQ Quang Minh Nhật báo đăng bài viết có ý nhắc nhở ông Tập cảnh giác với với trò nịnh hót, thân phận và ngôn từ của kẻ “bưng bô” này có tính mê hoặc, có thể gọi là “miệng nam mô bụng bồ dao găm”, do đó kiến nghị người được tâng bốc cần “luôn giữ đầu óc thanh tỉnh”.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Quan trường Trung Quốc Nịnh Tập Tập Cận Bình