Rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tăng cao
- Trí Đạt
- •
Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) vẫn đang lây lan, doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt với hoàn cảnh khó khăn trong hoạt động kinh doanh, làn sóng “quốc tiến dân lùi” lại tiếp tục bắt đầu. Ngân hàng Ngoại thương Pháp cho biết, nguồn vốn tài chính của doanh nghiệp tư nhân ngày càng khó khăn, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cần có biện pháp ứng phó. (“Quốc tiến dân lùi” có nghĩa là trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ càng lớn thì doanh nghiệp tư nhân lại càng chiếm tỷ lệ nhỏ).
Dịch bệnh lây lan, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân cao, quốc tiến dân lùi tiếp tục
Ngày 9/3, Ngân hàng Ngoại thương Pháp (Natixis) đã công bố báo cáo cho biết, từ tháng 6/2019, chi phí phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân bắt đầu mở rộng, sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, tình trạng này lại càng rõ ràng hơn, điều này cho thấy chính sách hỗ trợ mà Bắc Kinh đưa ra hiện nay không hề cải thiện cách nhìn nhận của nhà đầu tư với doanh nghiệp tư nhân; nguồn vốn tài chính của doanh nghiệp tư nhân tương đối cao, khiến cho tính thanh khoản bị hạn chế.
Báo cáo còn chỉ ra, do chính sách quốc gia hiện tại là ủng hộ doanh nghiệp nhà nước, cũng khiến các nhà đầu tư thị trường hiện tại lạc quan về trái phiếu doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, từ tháng 5/2019, lượng phát hành trái phiếu ròng của doanh nghiệp tư nhân liên tiếp giảm trong 10 tháng.
Hơn nữa, từ khi bùng phát dịch bệnh, chênh lệch lãi vay giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân tiếp tục nới rộng, từ 167 điểm cơ bản (từ tháng 12/2019) tăng lên 178 điểm cơ bản (tháng 2/2020). Có thể thấy, đánh giá của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân không thay đổi, điều này sẽ làm tăng chi phí vay của doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo kiến nghị, đối với tình hình doanh nghiệp tư nhân, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cần có biện pháp bổ sung.
Ông Tạ Thuận Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Xuất bản và Truyền thông thuộc Viện Tài chính Ngân hàng Đài Loan đã có bài viết trên Tạp chí Các Ngân hàng Đài Loan rằng, trong khi ứng phó với dịch bệnh thì chính quyền Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp hơn bao gồm chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, đồng thời sẽ coi “duy trì ổn định kinh tế” làm nhiệm vụ hàng đầu, điều này làm nổi bật nguồn vốn nhà nước, cũng khiến cho hiện tượng “quốc tiến dân lùi” tiếp tục một đoạn thời gian nữa.
Báo động trước tài chính doanh nghiệp tư nhân, rủi ro vỡ nợ gia tăng
Trang tin CaiXin đăng bài viết chỉ ra, biện pháp cứu trợ và cho vay mà hiện nay Bắc Kinh đưa ra, rất khó có lợi do doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhà phân tích tài chính Thái Thận Khôn (Cai Shenkun) từng cho biết, doanh nghiệp tư nhân đã cận kề sụp đổ toàn diện, chính quyền Bắc Kinh hiện nay tiếp tục ra tay hiển nhiên đã muộn. Mấy năm nay hiện tượng quốc tiến dân lùi, đã phá hoại nghiêm trọng quy luật thị trường, làm lay động lòng tin của hàng chục triệu doanh nghiệp tư nhân, để lại ẩn hoạn làn sóng thất nghiệp diện rộng trong tương lai, hy vọng có thể nhìn thấy biện pháp cứu vãn mang tính thực chất.
Đầu tháng Hai, Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh đã tiến hành cuộc khảo sát với 995 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 34% doanh nghiệp được hỏi đã cho biết tình hình nguồn vốn hiện tại chỉ có thể trụ được 1 tháng; 33% doanh nghiệp cho biết có thể duy trì được 2 tháng, 17,91% doanh nghiệp cho biết có thể duy trì được 3 tháng.
Hiện tại đã là trung tuần tháng Ba, thời gian cho doanh nghiệp tư nhân không còn nhiều, hơn nữa tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu yếu đi, sự xung kích của nó đối với kinh tế vẫn tiếp tục diễn ra. Trước khi làn sóng doanh nghiệp tư nhân phá sản ập đến, vỡ nợ có thể sẽ liên tiếp xảy ra, đây cũng là thời cơ để nguồn vốn nhà nước mua lại doanh nghiệp tư nhân với giá thấp.
Gần đây, tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế Fitch Ratings đưa ra cảnh báo, tỷ lệ vỡ nợ của doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc năm nay sẽ lập kỷ lục chưa từng có. Do kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi xuống, dự tính năm 2020 tỷ lệ vỡ nợ của doanh nghiệp tư nhân sẽ đẩy lên cao, còn nguyên nhân khiến tỷ lệ vỡ nợ cao là do kinh tế đi xuống và chính quyền Bắc Kinh thực thi “giảm tỷ lệ nợ của doanh nghiệp” dẫn đến hoạt động tín dụng thu hẹp, doanh nghiệp tư nhân nhận được khoản vay cũng không dễ, hơn nữa lại chịu sự cạnh tranh loại trừ và thách thức từ doanh nghiệp nhà nước.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, bà Hoàng Tiêu Đình, Chủ tịch Phòng Nghiên cứu Doanh nghiệp Trung Quốc của Fitch Ratings cho biết, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và sau đó là tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, do đó tỷ lệ vỡ nợ dự đoán sẽ tăng cao.
Gần đây, do vấn đề nợ, doanh nghiệp tư nhân là HNA Group đã bị chính quyền tỉnh Hải Nam tiếp quản, đồng thời tuyên bố sẽ tiến hành tái cơ cấu nợ. Fitch Ratings cho biết, tình hình nợ của công ty này phức tạp, dự tính tái cơ cấu sẽ khiến cho các chủ nợ của công ty bị tổn thất ở các mức độ khác nhau.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Doanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp Trung Quốc Dòng sự kiện virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 kinh tế Trung quốc doanh nghiệp nhà nước