Sự giống nhau giữa côn đồ đánh người biểu tình ở Hà Nam và ở Hồng Kông
- Lý Gia Hoành
- •
Khi hình ảnh “hội côn đồ mặc áo trắng đánh người biểu tình ở tỉnh Hà Nam” được đăng trên trang nhất của các tờ báo ở Hồng Kông, người dân xứ Cảng đã nhận ra sự giống nhau giữa sự việc này và hội côn đồ đã đánh người biểu tình Hồng Kông cách đây 3 năm.
https://trithucvn2.net/trung-quoc/ai-dung-sau-xa-hoi-den-tan-cong-nguoi-bieu-tinh-hong-kong.html
Đêm ngày 21/7/2019, những người Hồng Kông tham gia cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ đã đi tàu điện ngầm trở về nhà tại ga Yuen Long. Rất nhiều xã hội đen mặc áo thun trắng đã cầm gậy gỗ, gậy bóng chày… lao về phía họ và đánh đập họ một cách bừa bãi, kể cả phụ nữ mang thai và nữ phóng viên. Bọn chúng cũng xông vào sân ga và toa tàu đánh đập hành khách một cách bừa bãi, tiếng la hét vọng khắp nhà ga, nhiều người bị thương nằm trên mặt đất, đầu bê bết máu. Hai cảnh sát Hồng Kông mặc quân phục đã đến hiện trường, những quay đầu bỏ đi mà không quan tâm. Cảnh sát chống bạo động đến hiện trường sau 39 phút và không bắt được người nào mặc áo trắng.
Sự kinh hoàng, sốc và bất lực trong đêm tối ngày 21/7/2019 tại nhà ga Yuen Long vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí người dân Hồng Kông. Chính vì vậy, khi nhìn thấy vụ việc ở Trịnh Châu ngày nay, cư dân mạng Hồng Kông đã thốt lên: “Dường như đã từng gặp qua cảnh này!”; “Những kẻ mặc áo trắng ở Trịnh Châu, Hà Nam, ngày 10/7, không thể không nghĩ đến vụ những kẻ mặc áo trắng ở Yuen Long, Hồng Kông ngày 21/7!”; “Tháng 7/2019, những kẻ mặc áo trắng tấn công khủng bố ở nhà ga Yuen Long, tháng 7/2022, những kẻ áo trắng tấn công khủng bố ở Hà Nam”. Còn có người nói: “Những kẻ mặc áo trắng ở Yuen Long cũng đến Hà Nam để giúp cảnh sát ngăn chặn bạo lực và hỗn loạn?”, v.v.
Vụ việc ở Trịnh Châu liên quan đến 400.000 người, với số tiền gửi gần 40 tỷ nhân dân tệ, mà không rút được tiền từ 4 ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam. Nhiều người mã sức khỏe đột nhiên bị chuyển sang màu đỏ, bị hạn chế đi lại mà không có lý do, được cho là để ngăn không cho họ đi biểu tình đòi quyền lợi. Tuy vậy, hôm 10/7 vừa qua, gần 3.000 người gửi tiền từ các nơi đã đổ xô về thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, để bảo vệ quyền lợi của mình. Họ ở bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Trịnh Châu giơ cao các biểu ngữ: “phản đối sự tùy tiện của quyền lực, phản đối chính quyền Hà Nam phối hợp với xã hội đen đánh đập người gửi tiền”, “tự do, bình đẳng và công lý”, “chống lại cảnh sát Hà Nam dùng bạo lực đối xử với người gửi tiền, chống áp bức, yêu cầu pháp trị”, v.v. Còn có nhiều người hô “Cảnh sát nhân dân, Đảng Cộng sản Trung Quốc xã hội đen”.
Sau đó những người biểu tình đã bị rất đông cảnh sát và những tên côn đồ mặc áo trắng vây đánh khiến họ bị thương và đổ máu. Từ video có thể thấy một số côn đồ mặc áo trắng đã đánh người biểu tình, một số phụ nữ bị nắm chân kéo lê xuống cầu thang. Có thông tin một người đàn ông ngồi xe lăn đã bị đánh đến bất tỉnh. Nhiều người bị cưỡng chế đưa lên xe buýt chở đi.
Vụ việc trở thành ‘hot search’ (tìm kiếm nóng) trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo, nhưng chủ đề này đã nhanh chóng bị kiểm duyệt và xóa bỏ.
河南村镇银行第四次上访 pic.twitter.com/GFvy95nu9J
— Sonia (@Sonia51832065) July 10, 2022
河南银行维权现场,打人现场!#郑州 #河南村镇银行 pic.twitter.com/pW4BBVgi4K
— 文俊(日本银河系) (@wenjun7011) July 10, 2022
Một bài đăng trên Weibo viết: Hà Nam ngày nay giống hệt Hồng Kông [cách đây 3 năm]. Một số người nói một cách giận dữ: “Tại sao họ (những người mặc áo trắng) lại đánh người gửi tiền? Tại sao cảnh sát lại thờ ơ?”.
Cũng có người nói: “Nếu bạn nói rằng zf (chính phủ) không liên quan đến việc này thì ai mà tin được.” Một số người còn viết: “Hiểu được cảnh ngộ người Hồng Kông gặp phải trước đây”, “Hóa ra zf (chính phủ) là xã hội đen lớn nhất”, “hsh (xã hội đen) lớn nhất thế giới”.
Cũng có một “tiểu phấn hồng” trước đây ủng hộ việc Hồng Kông trấn áp sinh viên đã viết về suy nghĩ mình: “Hà Nam. Tôi đã cười nhạo cảnh sát Mỹ và ủng hộ cảnh sát Hồng Kông, khi đến lượt tôi, tôi mới phát hiện ra rằng chỉ là do nắm đấm sắt không đánh trúng tôi.”
“Sự kiện sinh viên Hồng Kông năm 2019, tôi không có gì để nói, chỉ coi như là bị thế lực nước ngoài lợi dụng; năm 2020, khi dịch mới bệnh bùng phát và bắt đầu phong tỏa, việc mua thực phẩm rất khó khăn, tôi cũng không có gì để nói, chỉ coi như là vấn đề mà ở đâu cũng có, sự kiện bất ngờ xảy ra chỉ rối loạn một chút rồi cũng qua. Năm 2022, Thượng Hải phong toả thành phố, tôi không nói một lời nào, bởi nhiều người thì cũng khó quản lý, nhưng nhìn thấy cảnh [quản lý khu phố] giấu của riêng và đem bán vật tư cũng thật khó chịu. Hà Nam, các ngân hàng, có thể ban đầu tôi vẫn còn cho rằng chỉ là do sai sót của nhân viên, hiện giờ thì xem ra toàn bộ hệ thống đều thế!”
Phó Chính Hàn (Fu Zhenghan), một người làm truyền thông ở nước ngoài, viết: “Mặc dù tôi rất thông cảm với 3.000 người biểu tình này, nhưng thử hỏi bao nhiêu người trong số này đã ủng hộ việc đàn áp bạo lực những người biểu tình Hồng Kông khi xưa? Có bao nhiêu người từng vỗ tay khen những kẻ mặc áo trắng bí ẩn ở nhà ga Yuen Long trước đây? Chỉ có thể nói là thiên đạo tuần hoàn, trời cao tha cho ai? Trước bàn tay sắt của chủ nghĩa xã hội, ai cũng đều bình đẳng.”
Cách đây đúng một tháng, Đường Sơn đã xảy ra vụ việc xã hội đen đánh đập phụ nữ một cách bạo lực khiến cả nước chú ý, sau khi sự việc xảy ra, chính quyền làm ra vẻ truy quét điều tra tội phạm và phá bỏ nhà hàng thịt nướng để che đậy cái xấu.
ĐCSTQ khởi nguồn là lưu manh, cảnh sát và xã hội đen liên kết với nhau. Các quan chức sử dụng xã hội đen như một công cụ để duy trì sự ổn định. Sự tàn bạo của “hắc cảnh” thậm chí còn hơn cả băng đảng xã hội đen. Khi bình luận về vụ việc Đường Sơn gần đây, nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Ngụy Kinh Sinh nói rằng xã hội đen luôn thông đồng với quan chức ĐCSTQ. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và thực hiện “chủ nghĩa tư bản”, thực tế chính là khôi phục xã hội đen, xã hội đen sẽ kết hợp với chính quyền, toàn Trung Quốc đều là như thế.
ĐCSTQ và xã hội đen là cùng một nhà, thậm chí không thèm né tránh sự soi xét của cộng đồng quốc tế. Ngày 3/10/2014, xảy ra vụ “Đêm tối Mong Kok” trong Phong trào Ô dù ở Hồng Kông, một số lượng lớn thành viên băng đảng xã hội đen đã thay cảnh sát “thực thi pháp luật” tại các khu vực Mong Kok và Vịnh Causeway bị chiếm đóng. Họ công nhiên vây đánh những người tụ tập hoà bình, suốt buổi tối hôm đó cảnh sát gần như ẩn hình. Tình cảnh “cảnh sát và xã hội đen cấu kết với nhau” đàn áp người biểu tình đã gây chấn động người Hồng Kông.
Ngày 21/7/2019, “Đêm đen ở Yuen Long” thậm chí còn được tiết lộ là do Văn phòng Liên lạc của Trung ương ĐCSTQ trực tiếp giật dây. Reuters tiết lộ rằng một tuần trước khi vụ việc xảy ra, Lý Kế Di (Li Jiyi), người đứng đầu Phòng liên lạc Trung ương ở Tân Giới, đã ban hành “lệnh điều động” tại buổi lễ khánh thành Ủy ban Nông thôn Thị trấn Thập Bát Hương, yêu cầu dân làng khu vực Tân Giới “yêu nước và yêu Hồng Kông” hãy bảo vệ Yuen Long và đuổi những người chống chính phủ. Một ngày trước sự kiện 21/7, một đặc vụ của ĐCSTQ đã công khai tổ chức cuộc mít tinh “Bảo vệ Hồng Kông”, ở sân khấu kêu gọi những người ở bên dưới cầm gậy, mua ống tuýp sắt.
“Những người áo trắng” từ Yuen Long, Hồng Kông 3 năm trước hiện nay đã đến Trịnh Châu, Hà Nam, và “mã sức khoẻ màu đỏ” đã từ Trịnh Châu, Hà Nam lại đến cửa ngõ Hồng Kông. Sau khi xảy ra vụ việc 4 ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam “vỡ nợ”, những người gửi tiền không rút được tiền đã đến Trịnh Châu đòi tiền, không ngờ “mã sức khỏe” bỗng chuyển sang màu đỏ nên bị bao vây, cách ly, không thể di chuyển. Vấn đề này đã thu hút sự chú ý của quốc tế và được báo chí nước ngoài mô tả là “trường hợp rõ ràng đầu tiên về hệ thống mã y tế được sử dụng để kiểm soát chính trị không liên quan đến COVID-19”.
Vào ngày 10/7, ngày xảy ra vụ việc những người mặc áo trắng tấn công đánh người ở Trịnh Châu, ông Lư Sủng Mậu (Chung Mau Lo), Giám đốc Cơ quan Y tế và Sức khỏe của chính phủ mới của cảnh sát trưởng Hồng Kông Lý Gia Siêu, nói rằng sẽ triển khai đăng ký tên thật vào ứng dụng di động phòng chống dịch bệnh “An tâm Xuất hành” ở Hồng Kông càng sớm càng tốt, sau đó thực hiện các quy trình tương tự mã sức khoẻ “đỏ, vàng và xanh” giống như Trung Quốc Đại Lục, nhằm hạn chế những người “có nguy cơ cao” vào một số cơ sở nhất định.
Ông cũng lấy cờ hiệu “tự do” để tuyên bố rằng “nếu những người được chẩn đoán có thể di chuyển tự do, quyền tự do của những người chưa được chẩn đoán sẽ bị hạn chế”. Những người Hồng Kông, đã chứng kiến những gì đã xảy ra với những người gửi tiền tại ngân hàng ở tỉnh Hà Nam, đã đặt câu hỏi mạnh mẽ rằng chính quyền lấy cớ phòng chống dịch bệnh để áp dụng hệ thống kiểm soát xã hội của ĐCSTQ nhằm “duy trì ổn định”. Đến lúc đó, ĐCSTQ có thể “tống vào tù một cách biến tướng” những người mà ĐCSTQ không thích, thậm chí ngăn cản người Hồng Kông rút tiền “một cách ác ý” và cấm xuất cảnh “một cách ác ý”. Một số người ở Hồng Kông than thở rằng trong tương lai, Hồng Kông sẽ chỉ đẩy nhanh tiến độ hội nhập hoàn toàn với chính sách “một quốc gia, một chế độ” của ĐCSTQ, người Hồng Kông sẽ cùng chung số phận với những người bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc Đại Lục. Nếu ĐCSTQ không sụp đổ, nỗi thống khổ của người dân Trung Quốc làm sao có thể chấm dứt?
Từ khóa Hồng Kông Ngân hàng Trung Quốc biểu tình ở Trung Quốc Trịnh Châu