Ngày 9/9 năm nay là ngày kỷ niệm 45 năm “cố lãnh đạo khai Đảng” Mao Trạch Đông qua đời, nhưng từ ngày 8 không thấy chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức bất kỳ hoạt động liên quan nào, truyền thông của Đảng cũng im lặng và không đăng bất kỳ bài báo kỷ niệm nào. Tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy?

Tap Can Binh Mao Trach Dong
Chân dung Tập Cận Bình (trái) và Mao Trạch Đông (Ảnh trái: Palácio do Planalto/ Wikimedia – Ảnh phải: Ge Xiaoguang/ Wikimedia)

Tác giả Vương Hách (Wang He) của Epoch Times có nhận định rằng chính quyền Tập Cận Bình đã sử dụng hình ảnh Mao Trạch Đông theo kiểu vừa lợi dụng vừa hạn chế. Lợi dụng là vẫn giơ ngọn cờ của Mao, chẳng hạn như bây giờ hô hào “thịnh vượng chung”; hạn chế là có quá nhiều nạn nhân trong thời đại Mao, ngay cả bản thân Tập Cận Bình và một số ủy viên Bộ Chính trị cũng từng là nạn nhân, và hiện tại cơ bản ĐCSTQ đã hoàn toàn khác thời đại Mao, không thể quay lại được, nên thái độ đối với Mao chỉ dừng lại ở vấn đề “tôn trọng” mà thôi, còn con đường không thể tiếp tục noi theo. Do đó, chính quyền Tập sẽ chọn tham gia vào các hoạt động tưởng niệm Mao khi họ cho là quan trọng hoặc cần thiết, còn bình thường thì bỏ qua, không tổ chức hoạt động vào ngày sinh hoặc ngày mất của Mao.

Trong việc im lặng này còn có một vấn đề khác, đó là gần đây bài viết của tác giả trang mạng cánh tả Lý Quang Mẫn (Li Guangman) đăng dưới dạng tự truyền thông đã bất ngờ được nhiều phương tiện truyền thông chính thức của Đảng đăng lại, bài viết chỉ ra rằng ĐCSTQ “đang thực hiện cải cách sâu rộng”. Bài viết đã gây chú ý dư luận, khiến nhiều người đồn rằng gần như tương đương với còi báo của Cách mạng Văn hóa, báo hiệu cuộc Cách mạng Văn hóa lần thứ hai đang đến.

Trước những nghi ngờ trong và ngoài nước, ĐCSTQ đã vội vàng “dập lửa”, không chỉ đề nghị ông Hồ Tích Tiến của tờ Hoàn Cầu chỉ trích Lý Quang Mẫn vì “đánh giá sai và gây hiểu lầm”, mà còn liên tục nhấn mạnh rằng thái độ cởi mở của họ đối với kinh tế tư nhân và với thế giới bên ngoài là không thay đổi.

ĐCSTQ vẫn đang “dập lửa”, vậy tại sao không tổ chức để tưởng nhớ Mao Trạch Đông?

Trong khi các quan chức im lặng, các trang web cực tả ở Trung Quốc như “Hội ca đỏ” (szhgh.com) và “Utopia” (wyzxwk.com) liên tục đăng các bài bày tỏ tưởng nhớ và quảng bá các hoạt động văn nghệ tưởng nhớ Mao.

Những ai còn tưởng nhớ Mao Trạch Đông?

Đài Á châu Tự do (RFA) có dẫn phân tích của nhà văn mạng internet Đàm Tác Nhân (Tan Zuoren) cho rằng những người thực sự tôn thờ và nhớ Mao Trạch Đông thường là nhóm người “tam thấp”: trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp và địa vị xã hội thấp; những người đó cách xa trung tâm của quyền lực và trung tâm của cải, thậm chí ở bên lề xa trung tâm văn hóa. Lý do ‘fan mộ Mao’ này tồn tại là bởi vì những người này không hiểu rõ quá khứ, không hiểu hiện tại, còn đối với tương lai thì càng mơ hồ.

Tác giả Vương Hách của Epoch Times nhận định rằng ảnh hưởng của Mao Trạch Đông đối với người Trung Quốc là rất sâu sắc, vì thế đã hình thành một môi trường văn hóa Đảng mạnh mẽ. Tất nhiên ‘fan Mao’ không chỉ ở trong nhóm “tam thấp” với trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp và địa vị xã hội thấp, mà còn bao gồm cả giới tinh hoa cũng có ‘fan Mao’. Tiêu biểu như “hiện tượng Bạc Hy Lai”. Hồi đó, Bạc Hy Lai được mệnh danh là “Bạc Trạch Đông” vì là người điển hình ca ngợi “con đường Mao Trạch Đông”.

Đối với fan cánh tả sùng Mao, chính quyền Tập không hề nương tay. Lấy một sự việc gần đây như nhân vật hàng đầu cánh tả sùng Mao là giáo sư Đại học Bắc Kinh Khổng Khánh Đông (Kong Qingdong) đã bị phong tỏa trên Weibo, từ ngày 25/8 đã ngừng cập nhật trạng thái và đến nay vẫn chưa được mở.

Hiện nay, công luận bên ngoài vẫn chưa biết lý do cụ thể khiến ông ta bị phụ bạc, nhưng ông ta từng được biết đến là một trong những “người tung hô” cho Bạc Hy Lai, và ông ta cũng rất ngưỡng mộ hệ thống của Triều Tiên và “tư duy lớn” của Kim Jong-un.

Trường hợp tương tự cùng thời điểm với Khổng Khánh Đông bị nhà chức trách cho im lặng là Quách Tùng Dân (Guo Songmin). Cả hai đều là “khách thường xuyên” của các diễn đàn như “Hội ca đỏ” (szhgh.com) và “Utopia” (wyzxwk.com)…

Theo Phù Dao, Epoch Times