Thạch Sơn: “Chủ nghĩa nằm ngửa”- mối đe dọa lớn nhất đối với ĐCSTQ
- Thạch Sơn
- •
Gần đây, trong giới thanh niên Trung Quốc Đại Lục đang dấy lên “chủ nghĩa nằm ngửa”. Nó bắt nguồn từ một bài đăng trên mạng. Tác giả bài đăng nói, anh ta đã 2 năm không làm việc nhiều, giữ ham muốn cuộc sống ở mức vô cùng thấp, còn tiến hành một loạt suy nghĩ về triết lý.
Bài viết được chuyển thể từ video của Thạch Sơn, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Tác giả bài viết nói rằng: “Hơn 2 năm không làm việc rồi, đều đang chơi, không cảm giác có chỗ nào đó không đúng. Áp lực chủ yếu đến từ việc muốn định vị bản thân sau khi so sánh những người xung quanh với nhau, và quan niệm truyền thống của các bậc trưởng bối. Chúng sẽ liên tục xuất hiện bên cạnh bạn. Mỗi khi bạn đọc được thông tin về tìm kiếm nóng thì thấy đều là chuyện yêu đương của các minh tinh, ‘xung quanh chuyện sinh đẻ’ như mang thai chẳng hạn, giống như có những thứ ‘sinh vật không nhìn thấy’ đang tạo ra một loại tư duy cưỡng ép lên bạn. Con người không nhất định phải như thế. Tôi có thể giống như Diogenes chỉ ngủ trong thùng gỗ của mình để phơi nắng, cũng có thể giống như Heraclitus trú ở trong hang động để suy nghĩ về những biểu trưng (logos). Nếu trên mảnh đất này chưa bao giờ thực sự tồn tại trào lưu tư tưởng đề cao tính chủ thể của con người, vậy tôi có thể tự tạo cho bản thân mình, ‘nằm ngửa’ chính là vận động của kẻ trí giả như tôi, chỉ có ‘nằm ngửa’ thì con người mới là thước đo vạn vật.”
Suy nghĩ của vị tác giả này vô cùng triết lý, thể hiện ra sự suy xét và trăn trở về nhân sinh. Tuy nhiên tuyên ngôn “chủ nghĩa nằm ngửa” này lại tạo ra tiếng vang lớn, hơn nữa trên mạng đã rất nhanh đưa ra phương pháp “nằm ngửa” cụ thể. Những cách làm này bao gồm: không làm việc, không mua nhà, không mua đồ, không tiêu dùng, không kết hôn, không sinh con, giảm dục vọng, dùng đồ thấp cấp để duy trì sinh tồn.
Theo tìm hiểu, những người nằm ngửa cũng không phải là thực sự không làm việc, mà là mỗi năm làm việc một, hai tháng, cầm được lương thì có thể nằm đủ một năm.
Đây là một kiểu thái độ sống và phương thức sống mới, không để bản thân làm cỗ máy liều chết kiếm tiền, không làm nô lệ của kim tiền, chủ động giảm dục vọng cuộc sống xuống thấp. Những người khác nhau sẽ có những nhận định khác nhau về loại thái độ sống này.
Có cư dân mạng đã liệt kê ra chi phí sinh tồn tại Trung Quốc, là chi phí sinh tồn chứ không phải chi phí sinh hoạt. Cô nói rằng làm việc ở thành phố, mỗi tháng thuê nhà là 800 tệ; chi phí đi lại là 150 tệ; ăn cơm mỗi ngày 30 tệ (tổng cộng riêng tiền cơm mỗi tháng là 900 tệ); tiền quần áo 500 tệ; sữa rửa mặt dầu gội đầu 100 tệ; ốm đau 500 tệ; điện thoại 100 tệ; tổng cộng mỗi tháng cần 3050 tệ (khoảng 11,1 triệu). Trong khi đó nằm ở nhà chi phí là 810 tệ (khoảng 2,9 triệu VNĐ), cụ thể ăn uống 20 x 30 = 600; ốm đau sinh bệnh là 100 tệ; tiền điện thoại 60 tệ; mạng băng thông rộng 50 tệ; chỉ mất có ¼ chi phí so với đi làm. Vậy nên, cô ấy nói rằng chỉ cần có thể giải quyết 810 tệ chi phí sinh tồn, thì có thể nằm xuống.
Đương nhiên, có cư dân mạng sẽ nâng cao mức độ của “chủ nghĩa nằm ngửa”. Cư dân mạng “Yuan zhu min zhe” nói: “‘Nằm ngửa’ là một sự thất vọng cực độ đối với tương lai và tiền đồ, là thể hiện của sự tuyệt vọng cực độ đối với công bằng xã hội!”.
Anh nói, khi thu nhập hàng tháng của bạn không đủ 1.000 tệ, khi bạn rút sạch ‘6 túi tiền’, cả đời không mua nổi một căn hộ; khi bạn dùng hết nỗ lực đến được ‘Rome’ nhưng lại phát hiện từ lâu đã có mấy thế hệ người cư trú trong ‘Rome’ và sống một cuộc sống xa hoa tại đó, bạn có cảm tưởng thế nào?
Anh nói, “Giai tầng xã hội hiện nay ngày càng ổn định hóa, khoảng cách giữa các giai tầng ngày càng lớn.” Anh nói tiếp, ”Chỉ có 2% số người cưỡng đoạt và nuốt chửng 80% chiếc bánh lớn’ – tài sản của cả xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng xa, nhưng có 600 triệu người đến nay thu nhập mỗi tháng chưa đến 1000 tệ (khoảng 3,6 triệu VNĐ), dẫn đến ngày càng có nhiều người chỉ đành khắc chế dục vọng, ‘nằm ngửa’ ngay tại chỗ!”
Cư dân mạng “Shen lin shen chu 200608” nói: “Dù có vất vả thế nào cũng không giàu lên được, chỉ là công cụ để người khác sai khiến, công cụ hỏng rồi thì thẳng tay vứt đi, nghĩ như thế này thì quả thực chả có gì mà phải vất vả như thế.”
Cư dân mạng “Lao rou” nói: “Xã hội này hiện nay thứ mất giá lớn nhất không phải là tiền tệ, mà là sự nỗ lực của bạn. Đây là điều tuyệt vọng nhất.”
Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt được trào lưu này một cách rất nhạy cảm, và tiến hành phê phán nghiêm nghị.
Hơn một tháng trước, Tạp chí “Bán Nguyệt Đàm” của ĐCSTQ đã nói về chủ đề “nằm ngửa” này, gọi đó là “nhóm ngồi không”. Bài viết nói, từ lớp bổ túc còn nhỏ đến “996” sau khi thành niên (“996” là chỉ 9 giờ sáng làm việc đến 9 giờ tối mới nghỉ, mỗi tuần làm việc 6 ngày), sự xuất hiện của “nhóm ngồi không” không thể đơn giản quy kết thành sự lười biếng và biến chất của bản thân người trẻ tuổi, mà là kết quả tổng hợp của các chủ thể như môi trường xã hội, gia đình, trường học, v.v. Nhiều chuyên gia kiến nghị, các bên nên tìm hiểu và khích lệ, quan tâm dẫn dắt “nhóm ngồi không”, chuyển biến quan niệm của họ, xoa dịu áp lực của họ.
Một bài viết của trang tin The Paper đăng trên WeChat nói, loại “học nằm ngửa” tự lưu đày mình này đang lưu hành trong những người trẻ tuổi, và khi trở thành một hiện tượng phổ biến, nó cũng vừa khớp cấu thành một sức mạnh chống cự, tạo thành thách thức nghiêm trọng đối với sự vận chuyển ổn định đang được tiếp tục theo nguyên dạng của kết cấu xã hội. Tuy nhiên, người trẻ tuổi dù lựa chọn phương thức sống như thế nào, đều đáng được tôn trọng. Mối quan hệ giữa cá thể và xã hội từ trước tới nay luôn là tương hỗ, xã hội như thế nào thì sẽ có lớp thanh niên như thế, thanh niên mong đợi ở xã hội thế nào, họ có thể đạt được tương lai thế nào, cũng quyết định người trẻ tuổi có tâm tình như thế nào.
Hiển nhiên, khi mới bắt đầu mọi người vẫn thảo luận một cách lý trí, và kêu gọi tìm hiểu về loại tâm thái này của người trẻ tuổi.
Nhưng cùng với việc hưởng ứng “chủ nghĩa nằm ngửa” ngày càng lớn, thái độ của chính quyền cũng ngày càng nghiêm nghị. Bài viết trên “Nhật báo Quang Minh” nói, “‘Những người nằm ngửa’ hiển nhiên có rất nhiều bất lợi đối với phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay đối mặt với thách thức từ nhiều phương diện như dân số già hóa, mục tiêu thực hiện phát triển chất lượng cao không thể tách rời khỏi sự cống hiến có tính sáng tạo của thanh niên. So sánh với xu thế khách quan được tạo thành bởi một bối cảnh lịch sử đặc thù ‘chưa giàu đã già’, khuynh hướng chủ quan do vấn đề hiện thực ‘chưa giàu đã nằm trước’ mang đến cũng cần gợi lên sự cảnh giác của chúng ta.”
Tân Hoa Xã đã chuyển tiếp lại bài viết của tờ “Nhật báo Nam Phương” tại Quảng Đông, trực tiếp phê phán “nằm ngửa”, bài viết nói: Lựa chọn “nằm ngửa” trước áp lực không chỉ là không chính nghĩa, mà còn là đáng hổ thẹn, loại “canh gà độc” này không có bất cứ giá trị nào.
Sau đó, có truyền thông chính thống ở Trung Quốc bắt đầu ‘lộ ra răng nanh’. Bình luận của kênh kinh tế thuộc đài truyền hình Hồ Bắc đã nói thẳng, các bạn “cam chịu số phận thì được, nhưng “nằm ngửa” thì không được”. Nói đơn giản hơn, đúng vậy, cái xã hội này xác thực là không công bằng, các bạn cam chịu số phận đi, nhưng không được phép “nằm ngửa” không làm việc.
Hiển nhiên, Bộ tuyên truyền trung ương ý thức được vấn đề này, họ sẽ phát ra tinh thần tuyên truyền của trung ương, sau đó qua sự cộng hưởng cùng tần số của các kênh truyền thông chính thống, giọng điệu lên án sẽ ngày càng gay gắt.
Nhưng cư dân mạng bình luận: Không cho đăng bài, không cho nói chuyện, không cho tập trung, không cho tín ngưỡng tôn giáo, “nằm ngửa” cũng không được?!
Phóng viên cấp cao “Trùng Khánh Ca Ca” được Sina Weibo chứng nhận là người làm truyền thông cũng đăng bài trên Weibo cho biết, “‘Chủ nghĩa nằm ngửa’ chính là phong trào bất hợp tác phi bạo lực của ‘rau hẹ’ (những người dân tầng thấp nhất) không chịu khuất phục, đây cũng là hành động bất đắc dĩ một cách thầm lặng nhất.”
Một nhà bình luận truyền thông độc lập tại Trung Quốc Đại Lục đã nói với Epoch Times rằng, “‘Chủ nghĩa nằm ngửa’ rõ ràng đã phản ánh ra một thế hệ thanh niên có tình cảm tuyệt vọng với tiền đồ của bản thân và tình trạng xã hội, điều này hiển nhiên khiến chính quyền ĐCSTQ rất bất an và không chịu đựng nổi, do đó đã yêu cầu truyền thông chính thức đăng bài phê phán”.
Ông còn cho biết: “Loại phản kháng này rất khó khởi tác dụng thay đổi xã hội, nếu thực sự làm ra tổ chức nào đó để phát động một nhóm đông người cùng ‘nằm ngửa’ tập thể, sẽ lại bị chính quyền ĐCSTQ coi là nhân tố bất ổn định để bóp nghẹt trạng thái đang manh nha.”
Ông Hứa, một luật sư tại Đại Lục cũng nói với Epoch Times rằng Trung Quốc còn có tương đối nhiều tinh thần phấn đấu, “nhưng khi nỗ lực bạn bỏ ra lại không có báo đáp tương ứng thì ắt sẽ tự có một loại tình cảm chống cự, dù là tích cực hay là tiêu cực.”
“Một mặt ‘người trẻ tuổi nằm ngửa’ là có một loại cảm xúc chống cự, một mặt khác, anh ta gánh vác chỉ là bản thân mình.” Ông Hứa nói, loại ‘nằm ngửa’ này chỉ đại biểu cho cá nhân, bản thân không tiêu dùng và không phấn đấu, họ cũng có không gian để lựa chọn có làm thế hay không.
Năm ngoái, cách nhìn nhận của tôi là ‘nằm ngửa‘ không phải là lựa chọn chính trị, đối kháng một cách tiêu cực, thực ra cũng là một cách nói khác để né tránh áp lực tiêu cực. Né tránh áp lực là nói về cá nhân; phản kháng tiêu cực, bất hợp tác phi bạo lực, mới là cách nói về tầng diện xã hội. Lẽ ra kiểu “nằm ngửa” này không mang tính “chính trị” cho lắm, nhưng nếu chính quyền phê phán nó thậm chí đàn áp thì nó đã rất bị chính trị hóa rồi.
Thực ra, “nằm ngửa” không phải chỉ có duy nhất ở Trung Quốc Đại Lục, tại Nhật bản còn có cách nói “đàn ông ăn cỏ”, “ngự trị ở nhà”, cũng là không làm việc, ở nhà dựa dẫm vào người lớn tuổi, không kết hôn không sinh con. Trước đó nữa, Mỹ cũng có tình huống loại này, thời kỳ đầu là Hippie về sau là Punk, đều là dạng như thế.
Nói ra, bộ phim đoạt giải Oscar gần đây nhất là Nomadland, vai nữ chính là một người thuộc nhóm người “nằm ngửa”. Sau khi chồng cô chết, cô vứt bỏ nhà ở, không làm việc, không kết hôn, không định cư, duy trì mức sinh tồn đơn giản, lưu lạc khắp nơi, tự do tự tại. Không phải là cô không tìm được việc, làm việc được 2 tháng tại Amazon, thì có thể trả được phí sửa xe hơn 5.000 đô la Mỹ, nhưng cô trả tiền xong thì tiếp tục lưu lạc. Cô không muốn làm nô lệ của kim tiền và công việc, cô lựa chọn một phương thức sinh tồn đơn giản.
Kiểu “nằm ngửa” này thực ra xã hội nhân loại vẫn luôn có. ‘Những người nằm ngửa’ sớm nhất, hơn nữa còn viết ra sách, có lẽ là Lão Tử. Trong “Đạo đức kinh”, ông bảo mọi người không nên mua vật phẩm quý trọng, buông bỏ, nhẫn nhục, vô vi. Xã hội lý tưởng của Lão Tử, “nước nhỏ dân ít, nghe thấy tiếng gà chó của nhau, cả đời không qua lại với nhau”, về cơ bản đây chính là một “xã hội nằm ngửa”. Giê-su Cơ Đốc, Thích Ca Mâu Ni cũng vậy.
Mượn lời bài đăng nói về đề tài nóng “chủ nghĩa nằm ngửa” này, “Nếu trên mảnh đất này chưa bao giờ thực sự tồn tại trào lưu tư tưởng đề cao tính chủ thể của con người, vậy tôi có thể tự tạo cho bản thân mình, ‘nằm ngửa’ chính là vận động của kẻ trí giả như tôi, chỉ có ‘nằm ngửa’ thì con người mới là thước đo vạn vật.”
Cơ Đốc giáo và Phật giáo từ thời kỳ đầu đều là hạ thấp dục vọng cuộc sống, tìm lại được tự ngã (chính mình) nhờ sự suy ngẫm trong tĩnh lặng, tìm được mối quan hệ của tự ngã với vũ trụ hoặc Thần.
Trong các bài phân tích các dạng các kiểu ở Trung Quốc Đại Lục, rất nhiều học giả sẽ đưa ra một từ ngữ khác, sự cuộn lại. Đây là một thuật ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ xã hội học – Involution (sự cuộn lại). Thông thường, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả một trạng thái mà một hệ thống sinh thái hoặc xã hội không còn nâng cấp và bắt đầu sụp đổ vào bên trong. Từ này dùng cho Trung Quốc Đại Lục đúng là rất chính xác, bởi vì nội bộ đang đấu đá kịch liệt. Kịch liệt đến nỗi tất cả các lĩnh vực đều căng thẳng đến giai đoạn trò chơi một bên đã thắng, cuối cùng phần lớn tài nguyên và năng lượng đều dùng cho thắng thua, chứ không phải dùng cho tiến bộ, hiệu quả lợi ích chỉnh thể ngược lại càng ngày càng thấp.
Cuộn vào trong là nói chỉnh thể xã hội, còn “nằm ngửa” là sự ảnh hưởng đối với một vài cá nhân. Cuộn vào trong là nhân, “nằm ngửa” là quả. Điều mà ĐCSTQ giỏi nhất là đảo ngược quả thành nhân, không suy xét nguyên nhân, nhưng lại tập trung đi giải quyết kết quả. Ví dụ không giải quyết virus và dịch bệnh, mà là giải quyết người mắc bệnh, hơn nữa, trước tiên giải quyết người phát hiện vấn đề, giải quyết người đưa ra cảnh báo.
Chúng ta nói rằng hiện tượng “nằm ngửa” này đều sẽ xuất hiện ở tất cả các xã hội, chỉ xem mức độ thế nào mà thôi. Trong một xã hội, nếu đại chúng “nằm ngửa” trên diện rộng, kết quả đương nhiên sẽ là xã hội suy bại. Đây là nguyên nhân mà chính quyền ĐCSTQ căng thẳng lo lắng. Nhật báo Nam Phương nói “nằm ngửa” đáng hổ thẹn, có thể hiểu là vì Quảng Đông đã không mời được công nhân, công xưởng đình trệ công việc, thậm chí đóng cửa, kinh tế bị ảnh hưởng lớn, mọi người đều về nhà “nằm ngửa”, không có người để làm việc bán mạng nữa.
Nhưng giải quyết vấn đề “nằm ngửa” này thế nào? Trong thể chế toàn trị của ĐCSTQ, e là không đưa ra được biện pháp tốt. Thể chế chuyên chế của ĐCSTQ, giỏi về giải quyết thiếu thốn kinh tế và khủng hoảng đột phát. Nhưng lại không giỏi ứng phó với kinh tế dư thừa và cục diện lớn của xã hội. Khi thiếu thốn kinh tế, có thể dùng phiếu lương thực để hạn chế, khi mọi người không tìm được việc làm, khi không thể tiếp tục sống, thì họ (ĐCSTQ) dùng tiêu chuẩn tuyển dụng công nhân để hạn chế. Nhưng khi tình hình chuyển biến ngược lại, thì biện pháp của chế độ toàn trị cũng không nhiều nữa. Hàng hóa sản xuất quá nhiều, bán không được, cũng không thể cưỡng bức mọi người đi tiêu dùng. Cũng như thế, nếu rất nhiều người không muốn làm việc vất vả, cho rằng không có quá nhiều tiền đồ, chính quyền không thể phá cửa vào nhà và bắt người ta đi làm việc.
Cho nên chính quyền chỉ có thể dùng dư luận để dẫn dắt và phê phán, chỉ trích đó là “không biết xấu hổ”. Nhưng phương pháp này vừa đúng là không có hiệu quả quá lớn đối với “người nằm ngửa”, bởi vì “nằm ngửa” chính là vì để giảm thiểu các loại áp lực khác nhau mà lựa chọn hành động này. Họ đã bịt kín tai, tiếng nói có lớn hơn nữa cũng không có tác dụng, đúng thế không?
Do đó, những người “nằm ngửa” đã cự tuyệt hình thức phản kháng của tầng lớp “rau hẹ” ở Trung Quốc, có khả năng gây nguy hiểm hơn cho ĐCSTQ hơn so với “đòi Đài Loan độc lập”, “đòi Hồng Kông độc lập” và các phong trào chính trị khác nhắm vào thể chế toàn trị nắm giữ hành chính tuyệt đối.
Thạch Sơn, Epoch Times
Từ khóa Xã hội Trung Quốc Người Trung Quốc Chủ nghĩa nằm ngửa Phong trào nằm ngửa