Thẩm phán Cát Lâm: Giết người có thể mời luật sư, còn Pháp Luân Công thì không
- Vương Hữu Quần
- •
Gần đây, một đoạn ghi âm nói chuyện điện thoại được cung cấp bởi một người nắm được tình hình cho thấy những phát ngôn ngông cuồng của ông Vương Vinh Phú (Wang Rongfu), thẩm phán tòa án thành phố Đức Huệ, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc: “Mặc cho họ (người tập Pháp Luân Công) có tội hay không, cũng không để cho ông ta (luật sư) ra tòa!”. “Tội giết người thì có thể (mời luật sư bào chữa), phạm tội gì cũng được, nhưng vụ án liên quan Pháp Luân Công thì không được”; “Tại Cát Lâm thì đừng có nghĩ đến bào chữa vô tội! Không có chuyện đó!”
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Vương Hữu Quần, một nhà văn, cựu Giám sát viên Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ.)
Ông Vương Vinh Phú nói: “Hiện giờ đừng nói đến chuyện có hợp pháp hay không, vụ án liên quan đến Pháp Luân Công chính là đặc thù, nên yêu cầu như thế. Luật sư, nói với anh, chớ có nghĩ chuyện ra tòa, đừng có mơ!… Vi phạm pháp luật thì vi phạm pháp luật, anh có thể tùy ý đi kiện.”
Ngày hôm nay, trong thế kỷ 21, tại quốc gia Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát, tỉnh Cát Lâm lại có một thẩm phán dám dẫm đạp lên hiến pháp, luật tố tụng hình sự, luật luật sư, luật tòa án như thế, nói ra chuyện này đúng là khiến người ta cảm thấy sốc.
“Tội phạm giết người có thể [mời luật sư bào chữa], phạm tội gì cũng được, nhưng Pháp Luân Công thì không”, đây là logic gì? Người liên quan đến tội cố ý giết người, theo pháp luật thì có khả năng tử hình. Nói từ góc độ pháp luật, đây là tội nặng nhất, là hình phạt nặng nhất. Nhưng từ góc độ của Vương Vinh Phú, người như thế lại có thể mời luật sư bào chữa, nhưng người tập Pháp Luân Công lại không thể. Vậy thì trong mắt Vương Vinh Phú, người tập Pháp Luân Công là người thế nào?
“Vi phạm pháp luật thì vi đã phạm pháp luật, anh có thể tùy ý kiện” đây lại là logic gì? Từ góc độ của thẩm phán Vương Vinh Phú, có thể dùng mọi thủ đoạn vi phạm pháp luật để đối đãi với người tập Pháp Luân Công ư? Muốn vi phạm pháp luật thế nào thì là vi phạm như thế ư? Tùy tiện ngược đãi người tập Pháp Luân Công là có thể được ư?
“Vụ án liên quan đến Pháp Luân Công thì đặc thù”, xin hỏi đặc thù như thế nào? Ở Trung Quốc Đại Lục, đoàn thể tập luyện Pháp Luân Công là một đoàn thể có thể thực thi “diệt chủng” ư? Vì sao thẩm phán Vương Vinh Phú nói “anh có thể tùy ý kiện”? Liệu có phải kiện đến tòa án tối cao cũng không có tác dụng? Liệu có phải Chánh án Tòa án tối cao Chu Cường để cho Vương Vinh Phú làm như thế?
Từ góc độ kiến thức thông thường mà nói, tòa án là nơi coi trọng nói lý lẽ, nơi coi trọng pháp luật, nơi tìm kiếm công bằng và chính nghĩa, là một phòng tuyến cuối cùng để quốc gia duy hộ ranh giới đạo đức và luật pháp.
Từ những ngôn luận nói trên của thẩm phán Vương Vinh Phú có thể thấy, đối với người tập Pháp Luân Công mà nói, tòa án không phải là nơi coi trọng lý lẽ, không phải là nơi coi trọng luật pháp, càng không phải là nơi tìm kiếm công bằng và chính nghĩa, mà là một nơi phá vỡ giới hạn đạo đức và pháp luật, chuyên trừng phạt người tập Pháp Luân Công, chuyên tạo các án oan sai!
Vì sao Vương Vinh Phú lại có những lời nói như thế?
Thực ra không cần lý luận cao thâm nào, không cần lối tuy duy logic phức tạp nào, thậm chí không cần có mức độ văn hóa cao nào, chỉ dựa vào những ngôn luận nói trên của thẩm phán Vương Vinh Phú, từ kiến thức thông thường cũng có thể phán đoán ra:
Quyết sách cấm Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân ngày 20/7/1999 là hoàn toàn sai lầm; cuộc bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động đã kéo dài 22 năm, đã đi đến đường cùng, đến bước phải dựa vào mặt mũi vô lại “lợn chết không sợ nước sôi, ta là lưu manh ta sợ ai” để duy trì.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được ông Lý Hồng Chí truyền ra tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, vùng đông bắc Trung Quốc vào ngày 13/5/1992. Do hiệu quả trừ bệnh khỏe thân, đề cao tâm tính, tịnh hóa thân tâm của Pháp Luân Công, nên môn tập này đã nhanh chóng được lan truyền khắp Trung Quốc và thế giới.
22 năm qua, mặc dù tập đoàn lưu manh chính trị Giang Trạch Dân đã dùng mọi thủ đoạn tàn ác nhất từ trước đến nay để tiến hành bức hại, nhưng Pháp Luân Công không những không bị đánh đổ, ngược lại còn được truyền rộng đến hơn 110 quốc gia và khu vực ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi.
Vậy vì sao nhiều người vẫn kiên định tin vào Pháp Luân Công?
Bởi vì họ đều là những người đích thân thực hành và nhận được lợi ích từ việc tập Pháp Luân Công. Họ biết rằng lý niệm cốt lõi của Pháp Luân Công là “Chân, Thiện, Nhẫn”, là giá trị phổ quát vô cùng trân quý, chiếu theo “Chân, Thiện, Nhẫn” làm người tốt thì không sai, bức hại những người làm người tốt theo “Chân, Thiện, Nhẫn” thì chắc chắn là sai. Đàn áp và lừa gạt chỉ có thể đạt hiệu quả được nhất thời, chính nghĩa cuối cùng sẽ luôn chiến thắng tà ác. Tội ác ngập trời của tập đoàn lưu manh chính trị Giang Trạch Dân cuối cùng sẽ có ngày bị thanh toán.
Thẩm phán Vương Vinh Phú của Tòa án thành phố Đức Huệ, tỉnh Cát Lâm nói ra những lời ngông cuồng, biết luật phạm luật, chấp pháp phạm pháp, chơi đùa trên pháp luật, chà đạp nhân quyền, lợi dụng “tòa án nhân dân” để phá hoại việc thực thi pháp luật. Ngoài đạo đức nghề nghiệp và tố chất nghề nghiệp thấp kém của ông ta ra, có thể còn có 3 nguyên nhân dưới đây:
Đầu sỏ tội ác bức hại Pháp Luân Công vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật
Giang Trạch Dân là chỗ dựa chung của những phần tử hủ bại nghiêm trọng nhất ở cao tầng của ĐCSTQ, chính phủ và quân đội, là kẻ bán nước ở cấp cao nhất của ĐCSTQ, là kẻ đầu sỏ của ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, đã bị đóng đinh mãi mãi vào cột xấu hổ lịch sử. Nhưng đến nay ông ta vẫn chưa bị bắt.
Đại diện của Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng trong Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương là Mạnh kiến Trụ vẫn ngoài vòng pháp luật
Lực lượng mà Giang Trạch Dân dựa dẫm vào nhiều nhất trong cuộc bức hại Pháp Luân Công chính là hệ thống chính trị pháp luật do bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ nắm giữ. Cựu Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Mạnh Kiến Trụ và đương nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Quách Thanh Côn, đều là những người được Giang Trạch Dân và cựu Thường ủy Bộ Chính trị, cựu Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng đề bạt, trọng dụng.
Sau khi hàng loạt quan chức cấp cao trong hệ thống chính trị pháp luật mà Mạnh Kiến Trụ và Quách Thanh Côn đề bạt trọng dụng bị bắt như nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân, nguyên Cục trưởng Cục Công an thành phố Trùng Khánh Đặng Khôi Lâm, nguyên Cục trưởng Cục Công an thành phố Thượng Hải Cung Đạo An, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Giang Tô Vương Lập Khoa, nguyên Trưởng Phòng Công an tỉnh Sơn Tây Lưu Tân Vân, v.v., nhưng Mạnh Kiến Trụ và Quách Thanh Côn vẫn chưa bị bắt.
Người đại diện cho Giang, Tăng ở Tòa án tối cao là Chu Cường vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật
Từ ngày 11/5/2015 đến nay, 210.000 người tập Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã thông qua đường bưu điện để gửi đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân lên Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao tại Bắc Kinh. Chánh án Tòa án tối cao Chu Cường không chỉ ‘có án nhưng không lập’, vi phạm pháp luật mà không truy cứu, ngược lại trong tình huống biết rõ Giang Trạch Dân đã phạm phải tội ác tày trời khi bức hại Pháp Luân Công, lại còn lợi dụng “tòa án nhân dân” để phá hoại việc thực thi pháp luật, bức hại Pháp Luân Công.
Chu Cường bị nhà luật học Trung Quốc nổi tiếng mắng là “kẻ ngồi ghế đầu thiếu kiến thức pháp luật” hại nước hại dân. Tiếng xấu về Chu Cường đã được lan ra thế giới do lạm sát người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân tại Hồ Nam là Tăng Thành Kiệt (Zeng Chengjie), bức hại luật sư trong “Sự kiện 709”, bức hại Pháp Luân Công, nhưng đến nay Chu Cường vẫn ngoài vòng pháp luật.
Tôi đã trải nghiệm toàn bộ quá trình ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công. Từ quá trình viết thư cho các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, gửi thư đăng ký, và hỏi khoảng 1.000 thư đăng ký, từ việc gửi thư cho Hàn Quân (Han Jun), một quan chức trong Phòng 610 của Văn phòng tiểu khu Đức Thắng, quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh, và Hàn Quân đích thân viết biên nhận cho tôi, tôi hiểu được rằng:
Giang Trạch Dân biết rằng bức hại Pháp Luân Công là sai, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật bức hại Pháp Luân Công là sai, Văn phòng 610 Trung ương biết bức hại Pháp Luân Công là sai, nhưng Giang Trạch Dân quyết không nhận sai. Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, quan chức Văn phòng 610 Trung ương dựa vào bức hại Pháp Luân Công mà thăng quan tiến chức, đều là những người đã nhận được lợi lộc, nếu thừa nhận sai lầm, thì chẳng phải những lợi lộc có được sẽ mất sao, hơn nữa còn phải gánh vác trách nhiệm việc bức hại.
Đây là một nguyên nhân quan trọng mà đến nay bộ máy bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn đang vận hành.
Những người trong tập đoàn Giang Trạch Dân biết bằng bản thân trong quá trình bức hại Pháp Luân Công đã phạm phải tội lớn, nợ rất nhiều món nợ máu, nên họ vẫn luôn lo lắng có người sẽ thanh toán tội của họ, thành ra nghĩ mọi cách để duy trì cuộc bức hại này. Thông qua Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao để truyền đạt các chỉ lệnh, với ác tâm “lợn chết không sợ nước sôi, ta là lưu manh thì ta sợ ai” để gồng gánh tiếp tục cuộc bức hại này.
Doanh nhân nổi tiếng Nhật Bản Kazuo Inamori, ông đã sáng lập 2 công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Sau khi nghỉ hưu, ông được lệnh giải cứu Japan Airlines khỏi phá sản, chỉ mất một năm để JAL làm được 3 cái “số 1”: số 1 về lợi nhuận, số 1 về tính đúng giờ và số 1 về mức độ dịch vụ.
Tại sao ông Inamori Kazuo lại điều hành doanh nghiệp thành công như vậy? Bởi ông vô cùng tin tưởng vào “luật nhân quả” rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải không có quả báo, mà là thời điểm chưa đến”.
Ông nói rằng quan sát từ thời gian tương đối ngắn, nhân quả có lẽ không có báo ứng, “Nhưng quan sát từ thời gian dài hơn như 10 năm, nhân quả cũng đại khái tương hợp. Nếu 10 năm vẫn chưa đủ, xin hãy quan sát 20 năm; 20 năm chưa đủ thì hãy nhìn lại sau 30 năm, nếu 30 năm mà nhân quả không phù hợp với nhau, thì có thể nói là không có [nhân quả]. Cá nhân là như thế, và sự thăng trầm của doanh nghiệp cũng vậy.”
Đây là tổng kết kinh nghiệm của ông Inamori Kazuo, cũng là chỗ kỳ diệu trong sự thành công lớn của ông khi điều hành doanh nghiệp.
“Nguyên tắc nhân quả báo ứng” vẫn luôn kiềm chế những kẻ ngông cuồng to gan.
Năm xưa, vợ của Mao Trạch Đông là Giang Thanh có ngông cuồng hay không? Dưới một người, trên vạn người, tự xưng là “một con chó của Mao chủ tịch”, Mao bảo bà ta cắn ai thì bà ta cắn người đó. Kết quả như thế nào? Ngày 6/10/1967, sau khi Mao qua đời được một tháng, Giang Thanh bị Hoa Quốc Phong (người kế nhiệm Mao được đích thân Mao lựa chọn) bắt, sau đó bị phán tử hình và hoãn thi hành án, cuối cùng treo cổ tự sát.
Năm xưa Chu Vĩnh Khang, thường ủy Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, thay Giang Trạch Dân nắm “cán dao”, có ngông cuồng hay không? Chu Vĩnh Khang nắm giữ Ủy ban Chính trị Pháp Luật, ủy ban này được gọi là “Trung ương thứ 2”, hở một chút là lợi dụng cảnh sát vũ trang trấn áp dân chúng, quyền thế che trời. Nhưng kết cục ông ta ra sao? Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân. Các bè phái của Chu như “bang Chính trị Pháp luật”, “bang dầu mỏ”, “bang Tứ Xuyên”, “bang thư ký”, “bang bạn bè thân thiết” đều bị tiêu diệt.
Sở dĩ thẩm phán Vương Vinh Phú của Tòa án thành phố Đức Huệ, tỉnh Cát Lâm có thể ngông cuồng như thế, là bởi vì ông ta nhìn thấy Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Mạnh Kiến Trụ, Quách Thanh Côn, Chu Cường vẫn chưa gặp báo ứng, nên cho rằng “luật nhân quả báo ứng” là không tồn tại.
Tuy nhiên, giống như ông Inamori Kazuo nói ở trên, tôi tin rằng ác báo của 5 kẻ đại ác Giang, Tăng, Mạnh, Quách, Chu chắc chắn sẽ không phải là đến vì ý chí chủ quan của bất cứ ai, mà sẽ đến một cách tự nhiên.
Năm nay là 22 năm ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã trở thành đảng hủ bại nhất thế giới. Cách nói “tội phạm giết người có thể mời luật sư biện hộ, nhưng Pháp Luân Công thì không được” của Thẩm phán Vương Vinh Phú cho thấy: Sự hủ bại của tư pháp của ĐCSTQ đã đến mức ăn sâu vào xương tủy. Chỉ có kẻ lưu manh ngông cuồng vô tri mới có thể nói ra được những lời trái với lương tâm đạo đức như thế.
Năm nay là kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ, ĐCSTQ đã trở thành đảng giết người nhiều nhất thế giới. Năm 2020, ĐCSTQ để mặc cho “virus Trung Cộng” từ Vũ Hán lan ra khắp thế giới, đến nay đã lan trên 192 quốc gia, dịch bệnh này đã khiến cho 224 triệu người lây nhiễm, 4,62 triệu người tử vong. Đây là một thảm họa lớn nhất mà ĐCSTQ mang đến cho toàn nhân loại.
Người dân và chính phủ nhiều nước và khu vực trên thế giới, đều rất phản cảm với ĐCSTQ. Hiện nay đã đến lúc cuối cùng “thiên hạ cùng vây Cộng” để trừ tận gốc khỏi Trái Đất.
Quan chức cảnh sát Cát Thiếu Xuân (Ji Shaochun) thuộc Cục công an huyện Khúc Châu, tỉnh Hà Bắc từng lớn tiếng: “Ta chính là bức hại Pháp Luân Công các người, vì sao vẫn không báo ứng ta?” Ngày 23/8/2012, Cát Thiếu Xuân lái xe một mình trên đường thuộc huyện Phì Hương đã đâm phải máy kéo ở phía trước và tử vong tại chỗ.
Quan chức cảnh sát Tôn Học Thầm (Sun Xueshen) thuộc đồn cảnh sát trấn Quang Minh Sơn, thành phố (cấp huyện) Trang Hà, thuộc thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, từng tuyên bố: “Báo ứng này báo ứng kia, sao không báo ứng ta. Ta đây không phải là vẫn đang rất tốt sao?” Ngày 25/1/2008, Tôn Học Thầm tử vong do vỡ động mạch não đột ngột.
Trần Manh (Chen Meng), người sản xuất video về vụ án giả “Tự thiêu tại Thiên An Môn”, từng đột nhiên nói tại một hội thảo ở California, Mỹ rằng “Ai cho tôi cơm ăn, tôi sẽ bán mạng cho người đó”. Ngày 24/12/2008, kẻ bán mạng cho ĐCSTQ Trần Manh tử vong vì mắc ung thư dạ dày.
Vương Hữu Quần
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Giang Trạch Dân Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Dòng sự kiện Vương Hữu Quần