Theo số liệu thống kê từ trang Minghui.org, tháng Bảy năm nay có thêm 56 học viên Pháp Luân Công bị kết án bất hợp pháp tại Trung Quốc.

id13777817 2207101303561973 600x400 1
Ngày 10/7/2022, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công Trung Quốc và phương Tây tuần hành quy mô lớn tại Khu phố Tàu của Manhattan, New York. (Ảnh: Đới Binh/ Epoch Times)

Học viên Pháp Luân Công Trương Hà đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị công an tỉnh Hà Nam bắt cóc và giam giữ xuyên tỉnh. Ngày 21/6/2022, bà đã bị Tòa án quận Giản Tây, thành phố Lạc Dương kết án 9 năm tù phi pháp.

Ngày 13/7/2022, học viên Pháp Luân Công Trương Xuân Hà, 63 tuổi, đến từ thành phố Quảng Châu, bị kết án 4 năm tù bất hợp pháp.

Bà Cao Quỳnh Tiên, học viên Pháp Luân Công 82 tuổi, đến từ thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị kết án 6 năm tù phi pháp.

Ông Ngô Thành Thu, học viên Pháp Luân Công từ quận Duy Thành, thành phố Duy Phường, bị kết án oan 11 năm và bị phạt 100.000 nhân dân tệ (NDT, khoảng 14.821 USD).

Vào tháng Bảy, tòa án và công an của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tống tiền các học viên Pháp Luân Công 329.000 NDT (khoảng 48.761USD).

Bà Trương Hà bị cảnh sát bắt cóc xuyên tỉnh và bị kết án 9 năm tù oan

Bà Trương Hà sinh ngày 31/10/1969, sống tại quận Giang Ngạn, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Năm 2014, bà bị giam 15 ngày vì phân phát tài liệu nói sự thật về Pháp Luân Công, và sau đó bị đưa đến trung tâm tẩy não ở quận Giang An, thành phố Vũ Hán. Ngày 23/5 cùng năm, bà bị trục xuất bất hợp pháp khỏi Chi nhánh Giang An, Sở Công an Vũ Hán.

Sáng ngày 28/2/2021, bà Trương Hà bị cảnh sát quận Giản Tây, thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam đột nhập vào nhà, bắt cóc xuyên tỉnh. Họ không xuất trình được giấy tờ hợp lệ. Ngày 3/3, bà bị giam giữ tại trại giam Lạc Dương

Ngày 21/6/2022, bà bị Tòa án quận Giản Tây, thành phố Lạc Dương kết án 9 năm tù phi pháp và yêu cầu nộp phạt 30.000 NDT (4.446 USD).

“Tội danh” của bà là “lợi dụng mạng lưới thông tin và truyền thông Internet để quảng bá tà giáo, phá hoại luật pháp quốc gia và các quy định hành chính.” Bà đã kháng cáo lên Tòa án cấp trung Lạc Dương vào ngày 29/6.

Kế toán Trương Xuân Hà bị kết án thêm 4 năm tù oan

id13795676 2022 8 2 201455 0
Bà Trương Xuân Hà (Ảnh: Minghui.org)

Học viên Pháp Luân Công tỉnh Quảng Châu, bà Trương Xuân Hà, sinh vào tháng 2/1959, có bằng đại học và trung cấp kế toán. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1994 và được người thân, bạn bè đồng nghiệp công nhận là một người tốt.

Bà bị quấy rối 5 lần, bị giam giữ bất hợp pháp trong trung tâm cai nghiện ma túy, lớp tẩy não, trại cải tạo lao động phi pháp 1 năm và bị kết án 3 năm tù oan vào năm 2009. Chồng bà không thể chịu được áp lực, đã ly hôn với bà.

Tháng 10/2020, bà bị tẩy não cưỡng bức 2 tháng trong cuộc bức hại “zero COVID” do ĐCSTQ khởi xướng. Bà không từ bỏ tu luyện, và nói với những kẻ bức hại mình rằng: “Pháp Luân Công là hợp pháp ở Trung Quốc, những kẻ bức hại cuối cùng sẽ bị pháp luật trừng trị.” Nhóm người này đã vu khống bà đang tuyên truyền Pháp Luân Công với họ.

Khoảng 8:00 tối ngày 10/4/2021, bà Trương Xuân Hà bị hơn 10 cảnh sát bắt cóc từ nhà riêng và giam giữ bất hợp pháp tại nhà tù quận Tăng Thành.

Ngày 28/3/2022, vì chống cự khi bị lấy dấu vân tay tại trại giam, bà đã bị đánh và bị thương ở cánh tay, sau đó tuyệt thực.

Ngày 13/7 cùng năm, bà bị Tòa án quận Hải Châu kết án 4 năm tù phi pháp và yêu cầu nộp phạt 10.000 NDT (1.482 USD).

Bà Cao Quỳnh Tiên, 80 tuổi, bị kết án 6 năm tù oan

Bà Cao Quỳnh Tiên, học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, là viên chức đã nghỉ hưu của công ty Giao Điện thành phố Côn Minh. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 4/1998, sức khỏe hồi phục nhanh chóng mà không cần điều trị.

Bà nhiều lần bị bắt cóc, quấy rối và giam giữ. Trong đó có 3 năm tù cải tạo lao động phi pháp, bị kết án 2 năm và 3 năm quản chế bất hợp pháp vào năm 2017.

Năm 2020, bà bị bắt cóc 3 lần. Ngày 3/11, Đội An ninh Quốc gia thành phố Côn Minh và đồn cảnh sát Liêm Nhiên An Ninh lại phá cửa xông vào nhà bà. Bà bị bắt đến đồn cảnh sát, nhưng bị trại giam từ chối vì lý do sức khỏe. Sau khi gia đình nộp 1.000 NDT (148 USD), bà mới được về nhà “tại ngoại chờ xét xử”.

Năm 2021, bà Cao Quỳnh Tiên bị Viện kiểm sát quận Tây Sơn buộc tội và đưa ra tòa, sau đó bị xét xử 2 lần không trên tòa án.

Tháng Bảy năm nay, trang Minghui.org đưa tin tòa án đã kết án bà Cao Quỳnh Tiên 6 năm tù oan và phạt bà 13.000 NDT (1.926 USD) vì tập Pháp Luân Công, phân phát tờ rơi Pháp Luân Công và chứa tài liệu Pháp Luân Công trong nhà.

Ngày 1/3/2011, Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Trung Quốc ban hành Lệnh số 50, bãi bỏ lệnh cấm xuất bản các sách Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân ban hành khi ông ta lên nắm quyền vào năm 1999. Do đó, việc in ấn, phân phối và sở hữu các sách và tài liệu Pháp Luân Công đều hợp pháp.

Cựu thạc sĩ luật quốc tế Lại Kiến Bình đến từ Đại học Khoa học Chính trị Pháp Luật Trung Quốc, hiện sống ở Canada, từng nói với phóng viên Epoch Times rằng việc học viên Pháp Luân Công phân phát tài liệu và phơi bày sự thật thuộc về phạm vi quyền tự do ngôn luận, hoàn toàn không cấu thành tội phạm.

“Nếu các học viên Pháp Luân Công hay bất kỳ ai bị kết án vì quyền tự do ngôn luận như vậy, thì hoàn toàn không có cơ sở. Đó là sự đàn áp bất hợp pháp của chính quyền, là sự đàn áp của một phiên tòa phi pháp và một bản án bẻ cong luật pháp, không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.”

“Đây là cuộc đàn áp công dân”, ông nói, “bởi vì quyền tự do ngôn luận được công nhận ngay cả trong hiến pháp của ĐCSTQ, và Điều 35 của hiến pháp đã được viết rất rõ ràng”. Hơn nữa không có điều khoản nào trong bất kỳ Luật Hình sự quy định những sự thật mà công dân phơi bày, hay phân phát những gì là hành vi cấu thành tội phạm.

“Không có quy định pháp lý nào như vậy. Vì vậy, nếu các học viên Pháp Luân Công hoặc bất kỳ ai bị kết án (vì lý do này), thì đây sẽ là kết quả của một phán quyết sai sự thật và là sự vu khống.”

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và người dân được đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)