TQ: Bế tắc vì đòi lương bị nợ không được, công nhân phóng hỏa nhà máy
- Thái Tư Vân
- •
Nền kinh tế Trung Quốc những năm gần đây gặp nhiều khó khăn khiến nhiều công ty xuất hiện tình trạng nợ lương. Nhiều người lao động đòi lương không được tức giận dùng các biện pháp quyết liệt như phóng hỏa nhà máy. Nhưng đối với không ít trường hợp người đòi lương, nhà chức trách Trung Quốc lại trừng phạt họ bằng những cách nghiêm khắc như giam giữ.
Một người có nick tên “Mu Yang” trên nền tảng X đã cho biết, gần đây Công ty Công nghệ Zhongxi (Zhongxi Technology) ở thành phố Vĩnh Khang, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã cho nghỉ việc một số nhân viên nhưng từ chối chi phí bồi thường theo luật, dẫn đến xung đột giữa chủ và người lao động. Trước phản đối của người lao động, công ty đã chọn nhiều cách để buộc họ chấp nhận, nhưng điều đó càng khiến những người lao động tức giận và hệ quả vào tối ngày 19/12 họ đã đốt cháy tòa nhà trong công ty để phản đối.
Một trường hợp tranh chấp lao động tương tự khác là tại một nhà máy gần Vịnh Đại Liên, Tp. Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, công ty trong vụ việc đã dùng cách bạo lực đuổi nhân viên đòi lương, nhưng các nhân viên bị đánh đập cũng trả đũa bằng cách phóng hỏa nhà máy.
Mu Yang than thở rằng tại Trung Quốc hiện nay những vụ việc tương tự xảy ra khá nhiều ở khắp nơi, họ bắt chước nhau làm vậy khi bất lực trong bảo vệ quyền lợi. Ông lo ngại xu hướng này rất có thể nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc.
Tài khoản “@DXDWX999″ trên mạng xã hội X cũng đăng chia sẻ vào ngày 21/12 rằng một đám cháy đã bùng phát tại một nhà máy ở Tp. Thái Thương, tỉnh Giang Tô, khói đen dày đặc bốc lên bầu trời. Ông nói rằng do vấn đề tranh chấp lao động lâu dài trong nhà máy, các nhân viên bị bóc lột đã tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua nhiều kênh khác nhau nhưng vẫn không thể cải thiện tình hình của họ. Trong trường hợp không có lối thoát, họ buộc phải trả đũa bằng cách phóng hỏa nhà máy.
(影片1、2)12月19日晚,浙江永康中希科技裁員不給補償,要用手段逼走員工,於是員工就開始放火燒樓。
(影片3)12月19日,遼寧大連灣,勞資糾紛,工廠打人,最後是員工直接放火燒工廠。為避免非法討薪,
此風在漲,爭相效法!要傳遍全國! pic.twitter.com/ziPwAQgLxA— 沐陽 (@muyang909) December 24, 2024
Trong số những người đòi tiền lương, một số người đã thu hồi thành công tiền lương bị nợ, nhưng một số bị công an kết án giam giữ hành chính với lý do “đòi tiền lương ác ý”. Một người chia sẻ trên mạng rằng anh ta bị đơn vị làm việc nợ hơn 300.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 1 tỷ đồng Việt Nam), sau quá trình đòi tiền anh đã thành công lấy lại mức lương xứng đáng, nhưng không ngờ cuối cùng lại bị công an giam giữ trong 15 ngày.
Một cư dân mạng khác nói rằng anh ta bị nợ hàng chục ngàn nhân dân tệ tiền lương và cũng bị giam giữ 6 ngày sau khi thành công đòi tiền lương…
Trong bối cảnh nhiều trường hợp chia sẻ như vậy, có người hỏi một cách mỉa mai rằng số tiền lương anh ta bị nợ lên tới 1,7 triệu nhân dân tệ, “như vậy phải bị giam bao nhiêu ngày mới có thể lấy lại được?”
ĐCSTQ nhấn mạnh xử lý nợ lương vì an ninh chế độ
Tân Hoa Xã đưa tin, ngày 20/12 khi nhóm lãnh đạo công tác thúc đẩy việc làm và bảo vệ lao động của Chính phủ Trung Quốc tổ chức cuộc họp hành động mùa đông xử lý nợ lương, nhấn mạnh cần tập trung xử lý nợ lương trong các dự án của Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 23/12, Tòa án Tối cao ĐCSTQ đã tổ chức họp báo, yêu cầu triển khai chiến dịch đặc biệt mùa đông xử lý nợ lương tại các tòa án trên toàn quốc. Theo đó tòa án các cấp tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng công trình, đặc biệt là các dự án của chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước.
Đài VOA Mỹ đưa tin, nhiều nhà quan sát chỉ ra rằng chính quyền ĐCSTQ nhấn mạnh về vấn đề xử lý nợ tiền lương của người lao động vào cuối năm và đầu năm (đặc biệt người nông thôn lên thành thị làm thuê – tức người lao động nhập cư), mục đích là để bảo vệ sự ổn định của chính quyền, và loại bỏ bất kỳ yếu tố bất ổn nào có thể gây nguy hiểm cho quyền lực của nhà cầm quyền.
Ông Trần Kiến Cương (Chen Jiangang), một cựu luật sư nhân quyền Trung Quốc ở Mỹ, cho biết: “Những quan chức của chế độ Tập Cận Bình đang biểu diễn qua các cuộc họp bằng những tuyên bố như quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, gọi là ‘dùng trái tim và tình cảm’…., loại diễn xuất đó đối với các nước dân chủ pháp quyền là rất buồn cười và vô lý. Nếu có pháp quyền, tôi tin rằng những vấn đề này có thể được giải quyết theo pháp luật. Nếu Trung Quốc là một xã hội pháp quyền bình thường thì làm sao có vấn đề bất công lớn như vậy. Hiện tượng bất công diễn ra phổ biến trên diện rộng như vậy liên quan đến vấn đề thể chế của Trung Quốc”.
“Nếu họ lại bắt đầu gây ồn ào về một điều gì đó, có nghĩa là họ đã nhận ra điều đó có thể gây ra rủi ro nhất định cho sự ổn định của chế độ độ độc tài của họ. Vậy thì tất cả những gì họ làm suy cho cùng là nhằm mục tiêu giữ quyền lực, hoặc ổn định trạng thái cai trị này,” ông nhấn mạnh.
Luật sư đòi lương cho công nhân nhập cư bị kết án
Việc ĐCSTQ nhấn mạnh giải quyết vấn đề nợ lương chẳng qua là màn biểu diễn mị dân, trên thực tế nhà cầm quyền luôn ứng xử mạnh tay đối với luật sư đại diện cho công nhân nhập cư đòi lương.
Ví dụ trường hợp được truyền thông tại Trung Quốc đưa tin, nữ luật sư Cao Bính Phương ở Thái An – Sơn Đông, ngày 20/12 bị kết án 4 năm tù sau khi đại diện cho công nhân nhập cư trong vụ án đòi lương, đã giúp 75 công nhân nhập cư thu hồi số tiền lương.
Vụ án bắt nguồn từ sau khi hoàn thành một dự án với nhiều nhà thầu tham gia, công ty kỹ thuật xây dựng và lắp đặt Tai’an Chowdian nợ hầu hết tiền công trình của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ tự bỏ tiền túi ra giải quyết tiền lương cho công nhân nhập cư, sau đó thuê luật sư Cao Bính Phương làm đại diện và lấy danh nghĩa công nhân nhập cư kiện tổng thầu là công ty kỹ thuật nợ tiền lương.
Đối với vấn đề nhà thầu phụ mượn danh nghĩa công nhân nhập cư bị nợ lương kiện công ty xây dựng, bên công tố cáo buộc phạm tội kiện tụng gian lận, và vấn đề liên quan đến Cao Bính Phương. Cao Bính Phương khẳng định trước tòa rằng bản thân vô tội, nói rằng không biết việc trước đó [nhà thầu phụ trả lương]. Luật sư bào chữa cho rằng có rất nhiều bằng chứng khách quan trong trường hợp này để chứng minh rằng Cao Bính Phương không biết về việc nhà thầu phụ trả lương, không có ý định phạm tội và không cấu thành tội kiện tụng sai.
Về vấn đề này, học giả pháp lý người Hoa ở Mỹ, ông Đằng Bưu (Teng Biao) chỉ ra rằng vụ án của Cao Bính Phương cho thấy thực trạng thụt lùi nghiêm trọng trong pháp quyền ở Trung Quốc. Ông tin rằng ĐCSTQ coi luật sư bảo vệ quyền lợi là “kẻ thù của đất nước” và tòa án côn đồ phán quyết sai trái một cách bất chấp.
Người sáng lập và phụ trách tổ chức phi lợi nhuận “Quan sát lao động Trung Quốc” (China Labour Watch), ông Lý Cường từng nói với VOA rằng đối tượng nợ tiền của công nhân nhập cư đều là ngành xây dựng, nhưng trên thực tế các ông chủ công trình cũng không muốn nợ tiền lương của công nhân nhập cư, do bản thân họ cũng bị chính quyền địa phương hay doanh nghiệp nhà nước, dự án phát triển quốc gia nợ tiền, hệ quả gây ra Tai’an Chowdianvòng luẩn quẩn này.
Từ khóa doanh nghiệp Trung Quốc Làn sóng sa thải thất nghiệp công nhân Trung Quốc