TQ: Hàng trăm nhân viên y tế ở Quảng Đông giơ biển đòi lương
- Cao Tuệ
- •
Mới đây, hàng trăm nhân viên y tế tại một bệnh viện công ở thành phố Sán Vĩ, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã đình công và tập trung tại sảnh bệnh viện, giơ cao tờ giấy trắng có viết dòng chữ “Tôi muốn ăn” để cùng nhau đòi lương. Sau khi tin tức thu hút sự chú ý trên mạng, các báo cáo liên quan đã bị xóa.
Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục xấu đi và liên tục có báo cáo về các cuộc đình công và yêu cầu tăng lương ở nhiều nơi. Theo Dawan News, ngày 16/10, hàng trăm nhân viên y tế đã đình công tại sảnh Bệnh viện Nhân dân Sán Vi do tiền thưởng không đồng đều.
Các video trực tuyến cho thấy, những người tham gia giơ tờ giấy trắng viết chữ “Tôi muốn ăn” và hô vang các khẩu hiệu như “Giám đốc bệnh viện hãy ra đây, trả tiền thưởng cho tôi” và “Tôi muốn sống”, để cùng nhau đòi lương.
Theo người quay video, lần kháng nghị này có lẽ là do trong tháng 10 chỉ có 3 khoa nhận được tiền thưởng tháng 8, trong khi các khoa khác thì không, đãi ngộ không công bằng đã gây ra sự bất mãn trong đội ngũ nhân viên y tế.
Thông tin công khai cho thấy Bệnh viện Nhân dân Sán Vi là bệnh viện cấp 3A. Ngày 20/10, chủ đề “Hàng trăm bác sĩ, y tá tại bệnh viện ở Quảng Đông giơ biển đòi lương” trở thành chủ đề tìm kiếm nóng trên mạng xã hội Weibo.
Nhiều cư dân mạng bình luận:
“Bệnh viện nhân dân số 1 cũng như vậy à?”
“Bao nhiều tiền từ bệnh nhân đến thế, nhưng tiền đã đi đâu rồi?”
“Không phải trường hợp cá biệt, hai năm qua cũng có rất nhiều bệnh viện (không trả được lương cho nhân viên) như thế. Lên mạng tìm kiếm đều có cả. Nhiều nơi đã phải vay tiền để trả lương rồi, người vay tiền sau khi trả hết tiền lương, khi dùng hết hạn mức vay, thì gần như phá sản.”
Có người cho rằng bệnh viện công không tốt thì nên đến bệnh viện tư. Tuy nhiên, một số cư dân mạng cho rằng: “Bệnh viện tư cũng phải đến những bệnh viện lớn, bệnh viện ‘tốt’. Các bệnh viện tư bình thường cũng vậy. Bệnh viện tư nơi bạn cùng lớp tôi làm cũng bị chậm lương và cắt bảo hiểm”.
Có người nói: “Bác sĩ có địa vị xã hội cao mà không nhận được tiền, thì những người ở ngành khác có thể được trả bao nhiêu?”
Vì các bác sĩ và y tá giơ giấy trắng để phản đối, một số cư dân mạng gọi cuộc đình công là “Phong trào Giấy trắng” trong lĩnh vực y tế. Có lẽ vì tính nhạy cảm của thuật ngữ này, nên các báo cáo liên quan ở Trung Quốc Đại Lục đã nhanh chóng bị xóa. Hiện tại, cụm từ khóa “Hàng trăm bác sĩ, y tá tại một bệnh viện ở Quảng Đông giương cao biểu ngữ đòi lương” cũng đã bị xóa trên các nền tảng như NetEase và Douyin.
3 năm sau đại dịch, nền kinh tế suy thoái, tài chính địa phương thắt chặt và hoạt động của bệnh viện cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, tình trạng nhân viên y tế và điều dưỡng đòi lương trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc.
Ngày 11/10 năm nay, tại cổng Bệnh viện Nhân dân số 4 thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam, nhiều nhân viên y tế đã yêu cầu giải quyết vấn đề nợ lương.
Vào ngày 26/12 năm ngoái, một số nhân viên y tế của Bệnh viện Y học cổ truyền Toại Ninh ở Tứ Xuyên đã ngồi trên bậu cửa sổ bệnh viện, dùng phương thức dọa nhảy khỏi tòa nhà để đòi lương. Để ngăn ngừa tai nạn, cơ quan chức buộc phải trải nệm hơi chữa cháy trên mặt đất.
Vào ngày 3/11/2023, hàng trăm nhân viên y tế đã tập trung trước Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Nhữ Châu ở thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, để phản đối việc bệnh viện không trả lương cho họ trong thời gian lên đến một năm.
11月3日,上百医护人员在河南省平顶山市汝州市妇幼保健院门口集会,抗议院方长达一年未支付她们的工资。https://t.co/jnauKEGOH6 pic.twitter.com/vTFV2EI4KG
— 昨天 (@YesterdayBigcat) November 4, 2023
Cuối tháng 11/2023, một nhân viên của Bệnh viện Phổi Yên Đài ở Sơn Đông đã đăng đơn khiếu nại trên nền tảng “Tiếng nói nhân dân trực tuyến”, nói rằng bệnh viện nơi anh làm việc đã nợ tất cả nhân viên 6 tháng lương chưa trả và các nhân viên đã “sắp chết đói.”
Từ khóa kinh tế Trung quốc biểu tình ở Trung Quốc Bệnh viện Trung Quốc