TQ: Nhiều chủ tiệm kinh doanh vàng bạc đá quý trang sức than thở ế ẩm
- Phương Hiểu
- •
Trong kỳ nghỉ lễ tháng Năm này, giá vàng ở Trung Quốc Đại Lục đã giảm. Nhiều người trong ngành trang sức vàng cho rằng kỳ nghỉ lễ 1/5 năm nay là thời điểm kinh doanh ảm đạm nhất trong lịch sử. Chủ một tiệm vàng ở Trùng Khánh gần đây cho biết, hoạt động kinh doanh ở nhiều ngành nghề ảm đạm, ngoài đường không có mấy người.
Chủ tiệm vàng Trùng Khánh: Không có nhiều khách, việc kinh doanh của mọi người đều không tốt
Kể từ khi giá vàng tăng mạnh vào tháng Ba, nhiều nhà đầu tư đã chờ đợi sự gia tăng này, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường tái chế vàng. Ngoài ra, thị trường vàng truyền thống đã bước vào mùa ít khách sau Tết âm lịch, doanh số bán hàng tại cửa hàng thực thể cũng bị ảnh hưởng lớn. Bị ảnh hưởng bởi giá vàng quốc tế, trong dịp nghỉ lễ tháng Năm ở Trung Quốc Đại lục, giá vàng giảm mạnh, xuống dưới mốc 600 nhân dân tệ/gram (tương đương khoảng 7,8 triệu đồng/ chỉ, 1 chỉ tương đương 3,75g). Điều đáng ngạc nhiên là giá vàng giảm không hề thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các cửa hàng vàng mà ngược lại còn rất ảm đạm. Một số chủ cửa hàng kinh doanh cho biết, doanh số bán vàng đạt mức thấp mới trong gần 20 năm.
Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin, bà Vương (Wang), quản lý cửa hàng ở khu thương mại Võ Lâm (Wulin), thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, cho biết ngày 1/5 năm nay là ngày vắng vẻ nhất trong 20 năm kinh doanh của bà, doanh thu một ngày chỉ hơn 20.000 tệ, thấp hơn nhiều so với số tiền tối thiểu trong kỳ nghỉ tháng Năm trước đó (hơn 50.000). Ngoài ra, bà cũng quan sát thấy các cửa hàng khác tại một khu bán đồ trang sức khác ở Hàng Châu cũng có lượng khách hàng thưa thớt.
Người tự truyền thông trên internet ở Trùng Khánh có nickname là “Lục Ân Kim Hành” đã mở một tiệm vàng có tên giống nickname của mình. Hôm 8/5, anh đăng một đoạn video nói rằng kỳ nghỉ lễ 1/5 ảm đạm đã kết thúc. Trong kỳ nghỉ lễ năm nay, bất kể bạn làm ngành gì, bao gồm quần áo, trang sức, ăn uống, công việc kinh doanh đều ảm đạm và nền kinh tế rất tồi tệ. Công việc kinh doanh của mọi người không mấy thuận lợi, nhưng tiền thuê nhà vẫn không hề giảm và vẫn đắt đỏ như ngày nào.
Phố Tuấn Hào (Junhao), khu phố trung tâm Trùng Khánh, nằm ở trung tâm Phố cổ Vĩnh Xuyên. Phố trung tâm Tuấn Hào là trung tâm thương mại tích hợp nơi ở, thương mại và giải trí.
Cửa hàng của “Lục Ân Kim Hành” nằm ở phố trung tâm, anh nói rằng phố trung tâm từ sáng đến tối không có nhiều người. Con đường trung tâm được ống kính anh chụp lại vắng tanh.
Anh nói: “Bây giờ tiệm vàng của tôi chỉ bán vàng theo gam và không kiếm được tiền. Cửa hàng không dám thuê người bán hàng giúp tôi trông coi vì tiền lãi không đủ thuê người, chỉ có thể duy trì vấn đề ăn no mặc ấm. Sau khi trừ hết chi phí sinh hoạt cá nhân và chi phí khác thì không còn tiền nữa ”.
Anh nói rằng cửa hàng vàng của anh có thể đặt hàng trực tuyến và vàng được bán với giá 558 nhân dân tệ mỗi gram và giá cả minh bạch. Giá thị trường quốc tế là 543 nhân dân tệ. “Về cơ bản, chúng tôi thậm chí không thể kiếm được tiền công”.
Anh cho biết, có sản phẩm bán cả ngàn tệ nhưng khách hàng thường mặc cả giảm hàng trăm tệ. “Thấp hơn giá mua vào của tôi, làm sao tôi dám bán!”.
Cửa hàng trang sức phá sản, lỗ hàng chục triệu tệ
Một kênh tự truyền thông khác ở Quảng Đông tên “Trang sức phỉ thúy Quanquan” tự giới thiệu mình là “người định giá phỉ thúy (ngọc bích) của Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc”.
Cô nói rằng mình đã ngoài 30, chưa kết hôn. “Vì ước mơ khởi nghiệp, tôi lao vào lĩnh vực trang sức. Bây giờ chúng tôi đang phải đối mặt với thách thức và nút thắt lớn nhất kể từ khi bắt đầu kinh doanh.”
Gần đây, cô đăng một video nói rằng muốn chia sẻ kinh nghiệm đầu tư thất bại của mình. Cô cho biết đã đầu tư hơn 5 triệu tệ để mở một cửa hàng trang sức, chính thức đóng cửa trong tháng này. Tính cả nhân lực, vật lực, sửa chữa trang trí cửa hàng và tiền mua toàn bộ kệ kê hàng, tổng thiệt hại là 10 triệu tệ.
Cô cho biết năm ngoái cô và 3 người anh đã hợp tác mở một cửa hàng trang sức. Ba người anh này đều là những người nổi tiếng, giàu có và có thực lực trong ngành. “Với nguồn tài nguyên tốt như vậy, ai lại không muốn làm điều đó! Vào thời kỳ đỉnh cao, cửa hàng của họ đã thực hiện nhiều hoạt động hợp tác với nhiều ngôi sao, người nổi tiếng trên Internet và những người có ảnh hưởng.”
Cửa hàng chủ yếu dựa vào bán sản phẩm trang sức ngoại tuyến, nhưng đã chuyển sang bán trực tuyến trong những năm gần đây, việc các chủ cửa hàng trang sức livestream bán hàng là rất phổ biến.
Cô cho biết, livestream có thể dễ dàng bán được hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu tệ. Nhưng thực tế là lỗ – mất tiền gốc. Bởi vì làm việc với nhiều người nổi tiếng, ngoài một số khoản phí cố định còn có những khoản tổn thất khác. “Chúng tôi đã tính toán, sau mỗi một lần livestream bạn sẽ mất ít nhất hàng trăm ngàn tệ.”
Cô cho biết ban đầu muốn mở rộng quy mô cửa hàng, nhưng khi quy mô ngày càng lớn và doanh số bán hàng tăng lên, kho hàng cần phải có hàng tồn kho sâu liên tục để hỗ trợ rất nhiều đợt livestream, nên cô tiếp tục đầu tư tiền để mua hàng. Chu kỳ quay đi quay lại. “Nhưng chúng tôi gặp vấn đề với việc thanh toán. Chúng tôi đã thực hiện hơn chục lần (phát sóng trực tiếp) trong tháng này, doanh số mỗi lần là hàng chục triệu, nhưng thực tế phát hàng thì chỉ có vài triệu. Thương mại điện tử có chu kỳ thanh toán theo tuần. Tốc độ thanh toán và số tiền thực tế nhận được vào tài khoản không đủ để hỗ trợ xoay vòng vốn của cửa hàng. Nhiều người nổi tiếng có doanh thu lớn bán hàng lớn, nhưng tỷ lệ hoàn hàng lại cao khủng khiếp.”
Cô tổng kết một nguyên nhân thua lỗ khác đó là cô đã dồn toàn bộ sức lực vào livestream bán hàng và tự mình thực hiện tất cả các quy trình. Tuy nhiên, sức lực của con người có hạn, khối lượng tăng công việc tăng lên trong khi lại khiếm khuyết ở khâu quản lý, khiến nhiều vấn đề phát sinh, dẫn đến chi phí tăng lên đáng kể. Kết quả cuối cùng là dòng tiền bị cắt đứt, hàng chục ngàn hàng hóa đều nằm trong cửa hàng và tiền đều chuyển thành hàng hóa hết.
Cô bất lực nói: “Không có gì tệ nhất, chỉ tệ hơn thôi. Nhà dột lại gặp mưa suốt đêm, lại thêm một vấn đề sức khỏe nữa. Vốn dĩ tôi định phẫu thuật, nhưng bây giờ chỉ có thể hoãn lại… “
Cửa hàng ngọc thực thể đóng cửa vì thua lỗ là điều thường thấy
Người thẩm định ngọc nick “A Phúc” cho biết trong một chương trình tự truyền thông rằng trong ngành ngọc có câu nói “3 năm không mở cửa, mở cửa ăn 3 năm”. Nhưng sau dịch bệnh, tình trạng này cơ bản đã biến mất. Các cửa hàng ngọc thực thể không có hoạt động kinh doanh, các loại chi phí tương đối cao và việc thua lỗ đóng cửa là điều rất bình thường.
Anh kể rằng chủ một cửa hàng ngọc bích đã đóng cửa đưa cho anh một số hàng hóa và hy vọng có thể xử lý được chúng.
“A Phúc” cho biết giá mua một trong những món đồ trang trí bằng ngọc bích là hơn 200 nhân dân tệ mỗi món. “Nhưng dù cửa hàng của anh ấy mỗi năm chỉ đóng cửa vài lần, đồ trang sức cũng không bán được nên vẫn để trong cửa hàng. Tôi nhìn qua thì phát hiện toàn bộ ngọc bích đều đã biến đổi, hiện tại chúng tôi tính giá 10 tệ mỗi món. Về cơ bản, đó là một sự thua lỗ rất khó tin”.
Từ khóa kinh tế Trung quốc giá vàng Thị trường Trung Quốc Tiệm vàng