Nhiều nơi ở Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, v.v, liên tục hứng chịu mưa lớn trong những ngày gần đây, các hồ chứa địa phương xả lũ vào ban đêm mà không báo trước, buộc hàng chục ngàn người phải sơ tán và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Hơn 180.000 người bị ảnh hưởng ở Quế Lâm, thậm chí cả nhà ga và bệnh viện cũng bị ảnh hưởng. Cựu nhân vật truyền thông Trung Quốc Triệu Lan Kiện (Zhao Lanjian) tố cáo chính quyền Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên xả lũ mà không báo trước, điều này tương đương với việc thảm sát người dân. 

Sự bùng phát lũ lụt lớn tại nhiều nơi ở Trung Quốc là hậu quả do thảm họa chính trị do con người gây ra dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Nó không chỉ phản ánh sự suy thoái môi trường sinh thái trong vài thập kỷ qua và sự biến đổi nhân tạo không thể tránh khỏi của các con sông trong các hệ thống nước để xây dựng các công trình thủy lợi quy mô lớn, mà còn là biểu hiện của sự hỗn loạn kéo theo sau sự phát triển quy mô các dự án cơ sở hạ tầng và bất động sản ở nhiều nơi.

Quế Lâm, Quảng Tây mưa liên tục từ tuần trước, thượng nguồn xả lũ khiến mực nước tại trạm thủy văn Quế Lâm có lúc dâng cao gần 149 mét, nước sông dâng cao và tràn vào khu vực thành phố. Vào đầu giờ sáng thứ Năm (ngày 20/6), nước bên trong ga xe lửa Quế Lâm sâu hàng chục cm khiến các đoàn tàu ngừng chạy trong một thời gian. Video cho thấy nhà ga bị lũ bao vây, các đường phố xung quanh ngập sâu đến đầu gối.

Theo báo cáo, khoa nội trú của Bệnh viện Nam Khê Sơn (Nanxishan) ở Quế Lâm bị ngập, nước sâu tới 2 mét, điện tạm thời bị cắt và hơn 1.000 người trong bệnh viện phải sơ tán. Hôm thứ Năm (ngày 20/5), thông tin liên lạc của bệnh viện bị gián đoạn và thiết bị bị ngập. Nhân viên ủy ban y tế địa phương xác nhận bệnh viện bị mất điện do lũ và đường dây điện thoại bị lỗi.

Giống như trận lũ lụt do xả lũ ở Trịnh Châu năm ngoái, chưa rõ con số thương vong chính xác trong trận lũ lụt ở Quế Lâm. Trên đường phố Quế Lâm, người dân một số khu vực phải đi thuyền hoặc dùng phao để ra đường, một số người đứng trên cầu vượt chờ lũ rút. Cô Hoàng, một người dân, nói với RFA rằng: “Một số danh lam thắng cảnh bị ngập. Ở đây trời mưa lâu và những ngôi nhà (không phải tòa nhà) trong khu phố cổ bị sập. Cụ thể bao nhiêu người chết, tình hình như thế nào tôi cũng không rõ lắm.” Cô đặt câu hỏi liệu số liệu được báo cáo chính thức có chính xác hay không. Cô nói: Cũng giống như rất nhiều người đã chết trong trận dịch, nhưng họ báo cáo rất ít trường hợp tử vong”.

Ông Chu Vận Quỳ (Zhou Yunkui), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Phòng chống lũ lụt và cứu trợ hạn hán của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình tin tức “Xinwen 1+1” của CCTV rằng lũ lụt nghiêm trọng đã xuất hiện ở Quế Lâm vào thời điểm này, có liên quan đến lượng mưa đặc biệt lớn trên 250 mm cũng xảy ra tại nhiều nơi ở thượng nguồn dẫn đến dòng chảy lớn, và cả 4 hồ chứa điều tiết lũ ở thượng nguồn đều đầy. Tuy nhiên, ông Chu Vận Quỳ không đề cập đến thương vong và tổn thất chung do lũ lụt gây ra.

Theo CCTV News, gần 100.000 người bị ảnh hưởng bởi mưa lớn ở huyện Tiêu Lĩnh và Mai Huyện của thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông trong những ngày gần đây, khiến ít nhất 9 người chết và 6 người mất tích. Thiệt hại kinh tế trực tiếp ước tính khoảng 4,7 tỷ nhân dân tệ.

CCTV đưa tin, tính đến 20h ngày 19/6, 702.000 người ở tỉnh Phúc Kiến bị ảnh hưởng, 503.600 ha hoa màu bị ảnh hưởng và thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 9,84 tỷ nhân dân tệ.

Triệu Lan Kiện: Lũ lụt là thảm họa do con người gây ra, xả lũ không báo trước vào ban đêm là thảm sát

Lũ lụt ở miền nam khiến ông Triệu Lan Kiện nhớ đến sự việc năm ngoái ở Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, nơi ĐCSTQ đã hy sinh mạng sống của người dân để bảo vệ Hùng An (Xiong’an). Ông mô tả vụ việc là một “cơn lũ chính trị”.

Ông nói với Vision Times rằng người Trung Quốc sống ở vùng xả lũ và tranh giành đất đai với vùng xả lũ, ĐCSTQ đã phát triển vùng xả lũ trên quy mô lớn và thậm chí còn phát triển cả vùng xả lũ Hùng An ở Đồng bằng Trung Quốc trở thành thành phố xã hội chủ nghĩa kiểu mẫu. Ông nói: “Rất nhiều nhân lực, vật chất và tài chính được dùng để xây dựng vinh quang cá nhân của các nhà lãnh đạo. Đây là nguyên nhân sâu xa của trận lũ lụt lớn ở Trác Châu, Hà Bắc, phía nam Bắc Kinh năm ngoái”.

Ông chỉ ra rằng phía tây Hùng An là Thái Hằng Sơn với độ cao 2.000 mét. Đây không phải là một ngọn núi mà là một dãy núi. Điểm cao nhất là Ngũ Đài Sơn, và Bạch Dương Điện là vùng xả lũ của Thái Hằng Sơn, Hùng An chính là được xây dựng trong vùng xả lũ tự nhiên.

“Các nhà thiết kế và quy hoạch Trung Quốc đã xây dựng Thành phố mới Hùng An để làm hài lòng Tập Cận Bình. Để ngăn Hùng An ở khu vực xả lũ bị dòng chảy siết từ dãy núi Thái Hằng Sơn cuốn trôi, một con đê kiểm soát lũ đã được xây dựng ở phía tây Hùng An, khiến một lượng lớn nước lũ tràn vào vùng ngoại vi của vùng xả lũ, gây lũ lớn ở những vùng hàng trăm năm chưa từng bị lũ lụt.”

Ông Triệu Lan Kiện cho rằng sau trận lũ lụt Trác Châu năm 2023, nhiều nơi ở Trung Quốc lại một lần nữa xảy ra lũ lớn vào năm 2024. Những trận lũ lụt này là sức tàn phá do sự cai trị bừa bãi của ĐCSTQ gây ra, đồng thời đều là hậu quả xấu do sự thất thường về chính sách gây ra. Những trận lũ lụt lớn này khác xa với những thảm họa thiên nhiên đơn giản.

“Tôi đã dành mười năm để khảo sát các lưu vực sông khác nhau ở Trung Quốc và đã đến thăm Tam Giang Nguyên (nơi hình thành của ba hệ thống sông chính là sông Trường Giang, Hoàng Hà và Mê Kông) nhiều lần. Ở Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Thanh Hải và Tây Tạng, tôi đã chứng kiến ​​sự điều tiết dòng chảy và cải tạo dòng chảy, Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc đang cướp đoạt tài nguyên tự nhiên ở phía Tây, tiếp máu cho Hùng An, thành phố được phát triển một cách điên cuồng. Mô hình phát triển xã hội sử dụng nhiều năng lượng đã khiến người Trung Quốc tiêu hao và phá hoại một lượng lớn tài nguyên.”

Ông Triệu Lan Kiện cũng chỉ trích quyết định xả lũ không báo trước của chính quyền vào lúc nửa đêm khi người dân đang ngủ là một vụ thảm sát cực kỳ tàn ác, trong khi truyền thông Trung Quốc hoàn toàn phớt lờ sự vùng vẫy của người dân trong lũ lụt triền miên.

“Hiện trạng xã hội Trung Quốc là một bi kịch đối với mô hình phát triển của xã hội loài người. Dù là xả lũ ở Hà Nam hay xả lũ ở Hà Bắc, những thiệt hại về người và tài sản do nó gây ra đều là những thảm họa do con người gây ra.”

“Sự tà ác của ĐCSTQ còn thể hiện ở việc nó chuyên xả lũ vào lúc nửa đêm. Ở Mai Châu, tỉnh Quảng Đông và Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, họ mở cửa xả lũ vào lúc nửa đêm, khiến nước lũ nhấn chìm nhà dân. Ban ngày, xả nước thì sẽ bị phát hiện rằng lũ lớn xuất phát từ việc mở cửa hồ chứa. Các cơ quan Chính phủ Trung Quốc đặc biệt xả nước vào ban đêm, điều này hành vi tà ác phản nhân loại,”  ông nói.

Lũ lụt ở miền Nam Trung Quốc khiến ông nhớ lại những trải nghiệm bi thảm thời thơ ấu. Ông than thở rằng ĐCSTQ đã không thay đổi trong nhiều thập kỷ qua, nhưng người dân không có cách nào biết được sự thật vì bị phong tỏa tin tức.

“Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống gần sông Liêu. Đây là con sông lớn thứ bảy ở Trung Quốc, nó thường xuyên lũ lụt vào mùa hè. Phần lớn lũ lụt là do hồ chứa nước mở cửa không báo trước, hơn nữa lại là mở cửa xả nước vào lúc nửa đêm. Bởi nếu mở ban này thì sẽ bị người dân nhìn thấy. Trước đây ở vùng Đông Bắc có rất nhiều nhà dân là được xây bằng gạch mộc không nung, chỉ cần có nước lũ ập đến thì chắc chắn sẽ bị sụp đổ. Khi còn nhỏ, tôi đã thấy quá nhiều người tị nạn chạy trốn khỏi lũ lụt lớn trên xe tải và xe lửa xa về phía đông bắc. Chính quyền địa phương gần như không có sự giúp đỡ nào, mặc cho họ tự sinh tự diệt. Những cảnh khốn khổ này đã khắc sâu vào ký ức tuổi thơ của tôi, điều đáng tiếc là trong mấy thập kỷ qua, chính phủ không hề thay đổi.”

“Những khổ nạn của Trung Quốc tiếp tục tái diễn vì toàn dân tê liệt và không nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ. Mở cửa xả lũ và xả nước vào lúc nửa đêm mà không báo trước là hành vi giết người hàng loạt. Hành động mất nhân tính liên tục này đã diễn ra trở thành thói quen dưới sự cai trị của ĐCSTQ,” ông nói thêm.

Tiêu Nhiên, Vision Times