Trung Quốc bị liệt vào danh sách quốc gia “đáng hổ thẹn”
- Huệ Anh
- •
Mới đây, Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản báo cáo thường niên, theo đó liệt 38 quốc gia trong đó có Trung Quốc và Nga là những nước “đáng hổ thẹn”, bởi vì họ dùng các phương thức như sát hại, tùy tiện bắt bớ và thủ đoạn nhục hình để trả thù hoặc đe dọa những người hợp tác với Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền.
Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, ngày 12/9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đưa ra báo cáo thường niên, nội dung cáo buộc một số quốc gia ngăn chặn người bị hại và nhân sĩ hoạt động nhân quyền, đồng thời đối đãi vô nhân đạo, kỳ thị, thêu dệt tội danh đối với họ cũng như công khai bôi nhọ tên tuổi họ.
Bản tin chỉ ra, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ, nhà hoạt động nhân quyền, chuyên gia bị nước sở tại coi là “phần tử khủng bố”, hợp tác với thực thể nước ngoài, bị chỉ trích họ phá hoại danh tiếng quốc gia và an ninh quốc gia. Thậm chí mấy năm nay, còn xuất hiện khuynh hướng khiến người khác thấy bất an, tức là có một số quốc gia thường lấy danh nghĩa “an ninh quốc gia” và “chống khủng bố” để ngăn chặn một số nhóm người và tổ chức xã hội trong nước tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc.
Ví dụ như một số phụ nữ hợp tác với Liên Hiệp Quốc, họ từng thông báo phải đối mặt với đe dọa về xâm phạm tình dục, hoặc vì thế mà thành đối tượng bị tấn công trên mạng internet. Ngoài ra, nhân viên của Liên Hiệp Quốc cũng từng gặp phải tình huống người dân quá sợ hãi, đến nỗi không dám tiếp nhận thăm hỏi, ngay cả khi ở New York hoặc tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở Geneva cũng vậy.
38 nước bị liệt vào danh sách quốc gia “đáng hổ thẹn”
Trong báo cáo của ông Antonio Guterres có thuật lại, trừng phạt người hợp tác với Liên Hiệp Quốc có thể nói là một hành động “đáng hổ thẹn”. Do đó, tất cả mọi người cần phải có nhiều hành động để loại bỏ hành vi này. Thực ra, người dân thế giới đều nên cảm ơn những người dũng cảm này, họ dám đứng ra vì nhân quyền, họ đưa ra thông tin đáp ứng yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, và tham dự vào hành động của Liên Hiệp Quốc. Người trên toàn thế giới nên đảm bảo quyền tham dự vào hoạt động nhân quyền của họ được tôn trọng.
Trong 38 nước được nhắc đến trong báo cáo, có một số nước hiện nay vẫn là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC). Có 29 nước xuất hiện các trường hợp mới liên quan đến bức hại nhân quyền, có 19 nước liên tục có các vụ bức hại nhân quyền.
Những nước xuất hiện vụ bức hại mới: Liên Bang Nga, Trung Quốc, Cuba, Myanmar, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Ai Cập, Nam Sudan, Bahrain, Cameroon, Colombia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Djibouti, Guatemala, Guyana, Honduras, Hungary, Ấn Độ, Israel, Kyrgyz, Maldives, Mali, Morocco, Rwanda, Ả Rập Xê Út, Thái Lan, Trinidad và Tobago và Turkmenistan.
Tuần tới, Phó Tổng Thư ký về Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là ông Andrew Gilmore, sẽ đệ trình bản báo cáo thường niên này lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ông cho biết trong một bản tuyên bố rằng, những trường hợp nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền trả thù được nhắc đến trong báo cáo chỉ là một số ít trường hợp bị phơi bày. Hiện tại Liên Hiệp Quốc chú ý đến việc có một số nước ngày càng dùng nhiều thủ đoạn luật pháp, chính trị để dọa nạt công dân khiến họ phải im lặng.
Năm ngoái, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết, nhắc lại dù là đơn độc hay phối hợp với người khác hành động, bất cứ ai cũng có quyền liên lạc với Liên Hiệp Quốc mà không bị ngăn cản.
Nhiều tổ chức cáo buộc Chính quyền Bắc Kinh bức hại nhân quyền
Brynne Lawrence – một nhà báo thuộc Tổ chức nhân quyền “Hiệp hội Quyên trợ Trung Quốc” (China Aid) tại Bang Texas Mỹ chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng, trong bản báo cáo thường niên của Liên Hiệp Quốc đã liệt kê các kiểu trả thù của chính quyền Bắc Kinh đối với các nhà hoạt động nhân quyền, và khớp với những trường hợp mà họ điều tra thu thập được.
Brynne Lawrence tiết lộ, những trường hợp chính quyền Bắc Kinh trả thù, chèn ép, và bức hại đến chết những nhà hoạt động nhân quyền mà ông Antonio Guterres liệt kê trong báo cáo hoàn toàn nhất trí với những thông tin mà tổ chức China Aid có được. Về phía Trung Quốc, có nhiều nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền giam lỏng hoặc bị đánh chết. Ví dụ hồi tháng Hai năm nay, China Aid đã từng công bố bằng chứng liên quan đến luật sư nhân quyền Lý Bách Quang qua đời một cách bí ẩn.
Lưu Thanh – nhà hoạt động nhân quyền sống lưu vong tại Mỹ trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do cho biết, ông biểu thị sự tán đồng đối với việc Liên Hiệp Quốc chú ý đến chính quyền Bắc Kinh chèn ép, trả thù những nhà hoạt động nhân quyền, trong đó có không ít nhà hoạt động nhân quyền hoặc là bị bức hại đến chết hoặc là bị giam cầm trong thời gian dài, điển hình là vụ việc nhà hoạt động nhân quyền Tào Thuận Lời (Cao Shunli) bị bức hại đến chết năm 2014.
Nhóm người tập Pháp Luân Công chiếm 2/3 số người Trung Quốc bị dùng nhục hình
Theo “Báo cáo tình hình nhân quyền các nước năm 2017” của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố trong năm nay có chỉ ra, những nhân sĩ bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo, họ bị chính quyền giam giữ và bị đánh, bị sốc điện, cưỡng gian, bị cưỡng ép dùng thuốc, trong có rất nhiều trường hợp người tập Pháp Luân Công bị dùng nhục hình.
Báo cáo nói, hiện tại nhóm người tập Pháp Luân Công là nhóm người bị bức hại trên diện rộng nhất tại Trung Quốc. Theo báo cáo về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, nhóm người tập Pháp Luân Công bị tra tấn chiếm 2/3 số người bị dùng nhục hình tại Trung Quốc.
Ngày 10/9, Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng công bố một bản báo cáo mới nhất liên quan đến việc chính quyền Bắc Kinh chà đạp nhân quyền trên diện rộng và có hệ thống, đồng thời công bố những chứng cứ mới nhất về việc đàn áp nhóm người Hồi giáo ở phía Bắc Trung Quốc.
Bản báo cáo có tên “Xóa bỏ tận gốc mầm độc ý thức hình thái: Hành động trấn áp Hồi giáo ở Tân Cương của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc” dài 117 trang đã đưa ra chứng cứ cho thấy chính quyền Bắc Kinh bắt giữ tùy tiện, tra tấn, ngược đãi và kiểm soát cuộc sống hàng ngày của những tín đồ Hồi giáo trên quy mô lớn.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa Nhân quyền Bức hại Pháp Luân Công bức hại nhân quyền quốc gia đáng hổ thẹn