Trung Quốc: Cha mẹ tuyệt vọng khi con bị liệt, điếc vì tiêm vắc-xin quá hạn
- Trí Đạt
- •
Sự kiện vắc-xin quá hạn tại huyện Kim Hồ, thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô gần đây cũng đã trở thành chủ đề khiến xã hội Trung Quốc chú ý. Có một bộ phận trẻ nhỏ bị ảnh hưởng do dùng vắc-xin quá hạn, ví dụ như xuất hiện các triệu chứng ban đỏ, không tự chủ được đại tiểu tiện, chức năng ngôn ngữ gặp trở ngại, v.v. Đa số phụ huynh đều phản ánh rằng sau khi con họ dùng vắc-xin quá hạn, sức đề kháng trở nên yếu hơn, dễ bị bệnh hơn. Sự kiện này đã khiến cho gần 100 phụ huynh nhiều địa phương cùng tập hợp lại lên án Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa dịch bệnh huyện Kim Hồ.
Một bà mẹ trẻ chia sẻ với Epoch Times về nỗi đau mà đứa con trai hơn 15 tháng của cô phải chịu do vắc-xin có vấn đề.
Trẻ 6 tháng tuổi phát bệnh sau khi tiêm vắc-xin
Đứa trẻ sinh ngày 26/9/2017, khi 6 tháng tuổi thì tiêm vắc-xin não mô cầu do tuýp A và vắc-xin viêm gan B quá hạn, ngày hôm sau thì đột nhiên nôn mửa, đến ngày thứ 3 thì sốt cao.
Qua kiểm tra cho thấy bé bị nhiễm loại Trực khuẩn mủ xanh rất mạnh, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc máu, đồng thời tai phải của bé còn nổi mụn mủ, làm tai chỉ còn một lỗ rất nhỏ, suýt chút nữa thì bị kín lại; vi khuẩn còn làm tổn thương thần kinh bên tai trái của bé và dây thanh trái bị tổn thương (nếu trị liệu kịp thời thì có thể phục hồi), khiến cho khuôn mặt bị liệt. Một chuyên gia về thần kinh mặt và tai nổi tiếng ở Bắc Kinh khi chuẩn đoán cho bé đã cho rằng nó có thể do vắc-xin não mô cầu tuýp A gây ra. Quá trình phục hồi diễn ra ngắn thì trong vài năm và dài thì mấy chục năm.
Một đứa trẻ hoạt bát đáng yêu biến thành như vậy chỉ trong vài ngày, người mẹ không chịu đựng nổi, khóc suốt ngày đêm và còn muốn tự sát, cô lo lắng khi lớn lên con mình sẽ bị người khác kỳ thị.
Hậu di chứng
Không chỉ bị liệt mặt, bé còn bị viêm tai trong, bình thường khả năng tiêu hóa rất kém, cần phải ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, nếu không sẽ bị chướng bụng, tiêu chảy. Do đến nay bé vẫn chưa thể gọi một cách rõ ràng thành tiếng mẹ và ba (mama, baba), nên mẹ bé lo lắng con mình bị tổn thương về chức năng ngôn ngữ; bên cạnh đó, khi bước đi bé thường hay bị ngã, nên người mẹ cũng lo rằng xương chân bị ảnh hưởng do tiêm thuốc.
Người mẹ này nói, cô đã hẹn chuyên gia ở Bắc Kinh, nhưng do thể chất của bé đặc biệt kém, nên không thể chịu được lắc lư khi đi xe đường dài, cho nên không đưa bé đến Bắc Kinh được; ngoài chi phí thuốc men và các chi phí khác toàn bộ đều do vợ chồng cô gánh vác. Đến hiện nay, hai vợ chồng cô đã tiêu tốn hết hơn 100 nghìn Nhân dân Tệ (khoảng 14,7 nghìn đô la Mỹ) để chữa trị cho con.
Người mẹ này nói với phóng viên, gần chỗ cô còn có 4 – 5 trẻ cũng bị tổn thương do dùng vắc-xin quá hạn, trong đó có một bé sau khi sinh ra đã tiêm vắc-xin, sau đó xuất hiện triệu chứng chuột rút, mỗi lần bị chuột rút như vậy là lại kèm theo tiếng gào thét của bé; ngoài ra còn có một trẻ 4 – 5 tuổi nhưng vẫn chưa biết gọi bố (baba) mẹ (mama), không tự chủ được đại tiểu tiện, chi dưới gần như bị liệt.
“Mới đầu tôi chỉ cho rằng chỉ có mỗi nhà tôi là bị, nhưng sau này mới phát hiện, có rất nhiều trường hợp có tình trạng giống như con tôi, có trường hợp đã phát hiện ra, có trường hợp vẫn đang ủ bệnh”, người mẹ trẻ nói.
Chính quyền đe dọa dụ dỗ phụ huynh ký kết không truy cứu trách nhiệm
Người mẹ trẻ này kể lại, thời gian đầu, khi con cô phát bệnh, chính quyền địa phương và Phòng Bảo vệ môi trường đẩy trách nhiệm cho nhau; do chính quyền chèn ép mạnh tay, không có bệnh viện nào dám làm giám định cho con cô, thậm chí còn có cảnh sát tìm đến nhà đe dọa các phóng viên đã giúp đỡ gia đình cô.
Khi đó con tôi đang tiêu chảy, hai vợ chồng thế cô sức yếu, dưới sự đe dọa và lừa gạt của chính quyền, nên đã ký vào một bản cam kết, nội dung chủ yếu là sau này không tiếp tục truy cứu sự việc nữa.
Cô nói: “Loại vắc-xin viêm màng não tuýp A và viêm gan này, hiện nay mã số lô vắc xin này trên máy tính của Phòng Bảo vệ môi trường huyện Kim Hồ hoàn toàn không khớp với thời gian ghi trên sổ tiêm chủng của con tôi, sự việc được phát hiện vào tháng 9/2018. Sau khi sự kiện vắc-xin bị phanh phui, có thể thấy rõ, mã số lô vắc-xin trên sổ tiêm chủng khác hoàn toàn với mã số trên máy tính.”
Cô cho biết, tình hình rất nghiêm trọng, hiện tại người đứng đầu huyện đã biết tình hình của bé, chỉ là xem họ trả lời thế nào. Cô muốn yêu cầu sau này con mình có được sự điều trị tốt hơn.
Trẻ nhỏ cùng phát bệnh, phụ huynh không biết xử trí thế nào
Một phụ huynh khác ở huyện Kim Hồ cũng kể lại sự việc mà con mình gặp phải.
Con cô sinh tháng 7/2005, đã tiêm qua 7 – 8 loại vắc-xin, đều là loại quá hạn, có loại là ghi hạn là tháng 4/2013, nhưng sổ đăng ký tiêm chủng đều không ghi số hiệu, chỉ ghi ngày tiêm.
Với thể chất đặc biệt yếu, cháu thường xuyên cảm mạo, sốt kèm ho, khó chịu trong người, bác sỹ cũng không kiểm tra ra được nguyên nhân. Điều khiến phụ huynh khó hiểu hơn nữa là, bạn cùng lớp của cháu, mỗi ngày đều có khoảng 10 đứa bị cảm mạo, thay nhau phát bệnh, ngay cả giáo viên cũng nói với phụ huynh, nếu trẻ bị cảm mạo, thì không cần phải đến lớp.
Cô nói một cách tức giận: “Chúng tôi quá tin vào chính quyền, sao có thể nghĩ được chính quyền sẽ làm thành như thế này?”, “Tất cả mọi người dân đều không chịu được sự đối đãi không công bằng, cơ bản không phải đơn giản là chỉ có 145 người, mà chúng ta đều là những người bị hại.”
“Thông báo mà họ phát đi, chỉ thừa nhận có 145 trẻ nhỏ bị hại, vậy thì những trẻ dưới 14 tuổi bị chính quyền lừa tiêm vắc-xin giả thì làm thế nào?”, “Chính phủ mãi chỉ dừng lại ở mức giải quyết vấn đề, cơ bản không đưa ra được một bộ phương án giải quyết.”
Cô nói, nhiều phụ huynh hiện nay nóng lòng muốn biết: (1) những trẻ đã tiêm vắc-xin quá hạn bị tổn thương lớn thế nào; (2) trong tương lai, những trẻ này sẽ được bảo vệ như thế nào?
Phụ huynh nhiều nơi cùng nhau lên tiếng
Ngày 11/1, trong ngày xảy ra sự kiện kháng nghị tại huyện Kim Hồ, gần 100 phụ huynh của các trẻ bị hại bởi vắc-xin ở các nơi đã tập hợp lại cùng nhau ký tên, ủng hộ các bậc phụ huynh tại Kim Hồ.
Cư dân mạng tên “Thập tam muội” tại Hà Nam, cô tên Hà Phương Mỹ nói, người chịu tổn thương nhất trong sự kiện vắc-xin quá hạn tại Kim Hồ lần này chính là trẻ nhỏ, mặc dù chính quyền đã tuyên bố có quan chức bị miễn nhiệm, nhưng vấn đề của trẻ nhỏ chưa được giải quyết. Chính quyền bắt giữ người kháng nghị, là để dọa những người khác không tiếp tục kháng nghị.
Hà Phương Mỹ chỉ ra, đến nay, không thấy thông tin công khai của chính quyền, chính quyền nói có 145 trẻ bị hại, còn người dân lại nói có đến 20000 đến 30000 người. Nhiều năm qua, đã xảy ra quá nhiều sự việc, có quá nhiều trẻ bị bị đến nỗi tàn phế, nhưng lại không có được phương án giải quyết hợp lý từ chính quyền.
Cô cho rằng, Cục quản lý dược quốc gia, Trung tâm Kiểm soát Phòng chống dịch bệnh quốc gia, Ủy ban Y tế Sức khỏe đã không làm hết trách nhiệm quản lý giám sát, những phụ huynh bị hại sẽ kiện 3 cơ quan này.
Trí Đạt (theo Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa Tự do ngôn luận vắc xin giả vắc-xin quá hạn Trung Quốc