Trong lúc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang tiếp tục leo thang, tranh chấp thương mại giữa Mỹ và một số nước cũng dần dần được giải quyết. Tối ngày 10/8, Tổng thống Mỹ Trump đăng tweet ám thị, Mỹ và Mexico có lẽ sẽ nhanh chóng đạt được hiệp định thương mại mới.

thuong-mai-My-Trung
Minh họa về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung (Ảnh qua Asia Times)

Ông Trump nói: “Hiệp định với Mexico hiện nay đang tiến triển tốt. Cần chiếu cố tới những công nhân ngành ô tô và nông dân, nếu không sẽ không có hiệp định. Canada cần phải đợi (cuộc đàm phán giữa hai nước Mỹ và Mexico), hàng rào thuế quan và thương mại của Canada hiện quá cao. Nếu không đạt được hiệp định, thì sẽ tiến hành thu thuế quan đối với ô tô.”

Sau thành công với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ lại có thể có được một bước tiến triển quan trọng trong đàm phán thương mại.

Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Mỹ từng phát biểu bình luận với báo giới hồi tuần trước, ông có cảnh báo “Trung Quốc tốt nhất là không nên đánh giá thấp Tổng thống Trump”, ông còn cho biết Mỹ cũng sẽ rất nhanh xây dựng một liên minh nhằm đối phó với “hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc”. Liên minh này bao gồm cả EU, Mexico, Nhật Bản và Australia mà trước đó Trung Quốc từng muốn họ đứng về phía mình; nếu đàm phán về hiệp định tự do Bắc Mỹ mới có bước tiến triển thuận lợi, thì dự tính Canada cũng sẽ tham gia vào liên minh này.

Trong cuộc tranh cử ngày 1/7 tại Mexico, đứng đầu đảng cánh tả và là người sáng lập Phong trào Phục hưng quốc gia Lopez Obrador đã được bầu làm tổng thống. Mặc dù trong thời gian tranh cử ông đã từng có nhiều phát biểu cứng rắn nhắm vào Mỹ, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng Lopez Obrador sẽ có các chính sách thực tế đối với Mỹ, và không có nhiều khả năng sẽ chọn các chính sách đối kháng lại Mỹ.

Đến hiện nay, EU vốn không ủng hộ thuế quan bằng 0 đã bắt đầu có những thỏa hiệp và nhượng bộ, dự đoán Nhật Bản cũng sẽ đi theo bước chân của EU, nếu có thêm Mexico và Canada, thì liên minh mới được hình thành sau đàm phán sẽ chiếm 70% thị trường toàn cầu. Địa vị của Trung Quốc mà nhiều năm qua đã thu được nhiều lợi ích trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng sẽ bị lung lay. Trung Quốc sẽ cảm thấy bị cô lập hơn trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, và sẽ phải đối mặt với thách thức mới.

Vòng đàm phán thương mại cấp bộ trưởng giữa Mỹ và Nhật Bản đã kết thúc hôm thứ Sáu (10/8), mặc dù hai bên đã không đạt được thỏa thuận về lĩnh vực ô tô và nông nghiệp, nhưng trong vấn đề Trung Quốc, chính phủ hai nước xác nhận sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quan trọng trong vấn đề kinh tế toàn cầu như thương mại không công bằng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời biểu thị cùng với EU củng cố tư thế mà truyền thông Nhật Bản gọi là “mạng lưới bao vây Trung Quốc”.

Mặt khác, lập trường của Trung Quốc cũng vô cùng cứng rắn. Nhân dân Nhật Báo hôm 10/8 đã đăng một bài bình luận ít nhiều cũng đã phản ánh ra sự uể oải của Trung Quốc, nói Mỹ đi đâu cũng “rút khỏi tổ chức”, “giẫm chân lên hệ thống kinh tế và thương mại quốc tế mà chính Mỹ là chủ đạo”, “coi quy tắc quốc tế thành công cụ của nhà mình, muốn dùng thì dùng, muốn đổi thì đổi”.

Huệ Anh (theo VOA)

Xem thêm: