Ngày 31/10, một chủ thầu ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam đang thu hoạch dược liệu thì bị hàng trăm dân làng xông vào cướp bóc. Mặc dù chủ thầu đã thuê hơn 20 người canh gác nhưng vẫn không ngăn cản được.

cuop duoc lieu
Ngày 31/10, một chủ thầu ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam đang thu hoạch dược liệu thì bị hàng trăm dân làng xông vào ruộng cướp. (Ảnh cắt từ video)

Vào ngày 2/11, tài khoản “Truth Media” trên mạng xã hội X đăng đoạn video nói rằng một người phụ nữ ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam thầu ruộng trồng dược liệu bạch truật, đang vào mùa thu hoạch thì vào ngày 31/10 bị hàng trăm người dân đến cướp. Người nhà của bà nói rằng, “Trồng mấy năm qua đều lỗ, năm nay vừa mới khởi sắc, con nhỏ còn không có cơm ăn, tiền trong nhà đều là vay mượn. Họ cướp nguyên liệu làm thuốc là để đem bán kiếm tiền. Chúng tôi bán giá 9 hoặc 10 nhân dân tệ một cân (0,5kg), nhưng họ bán với giá 6 tệ một cân.” 

Đoạn video cho thấy nhiều người dân trong làng cầm các loại thùng, giỏ, túi xách khác nhau tràn vào ruộng trồng thuốc, dùng dụng cụ để đào bới, nhặt dược liệu trên ruộng. Tiếng la hét giận dữ của một người đàn ông cố gắng ngăn cản nhưng đều vô ích. Sau đó một người phụ nữ trung niên ngồi trên cánh đồng và kêu lên tuyệt vọng: “Của nhà tôi!”. Sau đó cảnh sát đã đến hiện trường.

Đáp lại, một số cư dân mạng bình luận:

“Ai đã biến những người dân tầng lớp thấp chất phác thiện lương thành những kẻ ngỗ ngược?” 

“Tàn tích của Cách mạng Văn hóa!”

“Việc xuất hiện thường xuyên những video như vậy chắc chắn là một điềm báo xấu. Tôi sẽ không trách họ, vì họ không biết mình đang làm gì.”

“Những người ích kỷ ở Trung Quốc còn tệ hơn cả động vật. Xung quanh tôi có rất nhiều người khốn nạn đến cùng cực và không phân người nghèo và người giàu.”

Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ):

“Đây chính tầng lớp thấp đấu tranh với tầng lớp thấp, chính là điều mà ĐCSTQ thích nhìn thấy.”

“ĐCSTQ chính là thổ phỉ, bên dưới đương nhiên cũng là kẻ cướp, nhà nước nào thì có người dân như thế. Có gì đáng ngạc nhiên không? Không có gì đáng ngạc nhiên cả.” 

“Người dân cướp bóc đã đến mức không biết xấu hổ nữa, con cháu của ma đỏ!”

Hàng trăm dân làng ở Hà Nam cướp dược liệu, nhưng thông báo của chính quyền đã phủ nhận việc cướp bóc.

Theo trang tin Jiemian News tại Trung Quốc Đại Lục đưa tin, ngày 1/11, Cục Nông nghiệp và Nông thôn huyện Hoài Dương đã ban hành thông cáo báo cáo về “vụ việc dân làng cướp dược liệu đông y” được lan truyền trên mạng. Thông cáo nói, chiều 31/10, một người trồng dược liệu họ Khâu (Qiu) ở thị trấn Phùng Đường (Fengtang), quận Hoài Dương, thành phố Chu Khẩu, trong quá trình đang thu hoạch cây thuốc bạch truật lần thứ hai và được 2/3 thì máy hỏng. Dân làng gần đó lầm tưởng người trồng đã thu hoạch xong lần thứ hai nên ra đồng nhặt dược liệu (người trồng dược liệu cho phép dân làng đến nhặt dược liệu sau khi thu hoạch xong lần thứ hai; việc nhặt dược liệu còn sót trên đồng đã thành thói quen từ nhiều năm nay) sau khi người nông dân cố gắng can ngăn nhưng không có kết quả, họ gọi điện thoại cho cảnh sát, cảnh sát đã đến thuyết phục người dân rời đi.

Theo lời kể của người nắm được tình hình, sau khi kiểm kê, khoảng 10 tấn dược liệu đã bị cướp, thiệt hại gần 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng).

Đáp lại nội dung thông báo chính thức, có cư dân mạng Hắc Long Giang cho biết: “Lý do thật là tuyệt! Đây có phải là nỗ lực về ngôn ngữ không? Cái gì gọi là “cho rằng [đã thu hoạch xong]? Chúng tôi cũng là nông dân, người ta thu hoạch hoạch xong hay chưa thì không thể nào không biết! Nếu cứ luôn dung túng cho [hành động cướp bóc] thế này thì, e rằng sẽ hành động này thành chuyện bình thường!”

Trước đó, ngày 14/10, cũng có ít nhất 500 – 600 người dân đã xông vào một cánh đồng ngô rộng gần 500 mẫu ở huyện Đan Thành, thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam để cướp bóc. Cánh đồng này cũng đang được một công ty nông nghiệp bao thầu.

Đoạn video được chia sẻ trên mạng cho thấy hầu hết những người cướp ngô là người trung niên và người già, con đường bên cạnh cánh đồng ngô chật kín xe ba bánh. Trong video, xe cảnh sát đến hiện trường nhưng cũng không ngăn được người dân.

Được biết, ban đầu những người này tới để “mót ngô”, đi nhặt số ngô bị máy thu hoạch bỏ sót nhưng sau đó người ta bắt đầu cướp bóc. Cuối cùng, sau khi được thuyết phục, mọi người mới bắt đầu giải tán.