Truyền thông ĐCSTQ nhắc đến ông Giang, không nhắc đến ông Tập
- Thẩm Thanh Ngọc
- •
Truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố bài viết nhắc đến cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân mà không nhắc đến lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình. Điều này làm giới quan sát băn khoăn về khả năng “nguy cơ chính trị” của ông Tập.
Cuối tuần trước nhiều cơ quan truyền thông hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như Nhân dân Nhật báo và Cầu Thị (Qiu Shi)… đã công bố bài báo có tên “Cải cách và mở cửa là bước thức tỉnh vĩ đại của ĐCSTQ”. Bài viết “khác thường” này 9 lần đề cập đến cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, còn các cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào thì mỗi người nhắc đến 1 lần, trong khi không một chữ nào nhắc lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình.
Bài viết ca ngợi những đóng góp trong thời kỳ cải cách và mở cửa của các cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, nhìn lại thành tựu cải cách mở cửa tại các tỉnh trong các lĩnh vực qua tuyên bố của người dân địa phương, ví dụ người dân Thâm Quyến, Tứ Xuyên hay Quảng Tây đều ca ngợi cải cách và mở cửa. Nhưng bài viết dài đến gần 4000 chữ lại không nhắc đến tên lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm Tập Cận Bình, điều này rõ ràng đã tách ông Tập Cận Bình khỏi thành tựu cải cách và mở cửa.
Nhà bình luận Giang Phong (Jiang Feng) chỉ ra, bài viết đăng trên Nhân dân Nhật báo nhưng không đăng trên trang nhất mà trên “trang lý luận” nên tính ảnh hưởng cũng yếu hơn, dù vậy thì việc một bài viết như vậy được công bố đã phản ánh có vấn đề do dự trong “hàng ngũ” của Ban Tuyên giáo Trung ương, phải chăng họ không thể chắc chắn tương lai ai sẽ kế vị ĐCSTQ?
Tuy nhiên tờ Giải phóng quân không đăng bài báo này cho thấy phe quân đội không bày tỏ lập trường, cho thấy ông Tập Cận Bình vẫn có ảnh hưởng kiểm soát quân đội.
Nhà bình luận Giang Phong cho rằng nếu ông Tập dám đụng vào hệ thống Ngân hàng Quốc gia và các tổ chức tài chính, nghĩa là đụng vào gốc rễ của phe quyền lực đỏ của ĐCSTQ, như thế sẽ có người sẵn sàng “bán mạng” với ông Tập. Có chăng khả năng Tập Cận Bình sắp gặp hoặc đã gặp nguy cơ chính trị?
Nhà bình luận thời sự ở Hồng Kông, ông Lâm Hòa Lập (Lin Heli) cũng thấy bài báo này lạ và rất hiếm. Ông cho rằng “kinh tế, đối ngoại, chính sách và thực tiễn của thời kỳ này đã khiến nhiều người trong ĐCSTQ vốn ban đầu ủng hộ Tập Cận Bình nhưng giờ đây không thể chịu nổi”.
Một nhà bình luận gốc Hoa khác là ông Trần Phá Không (Chen Pokong) chỉ ra, bài báo này còn có một đặc điểm khác là không đề cập hoặc rất ít đề cập đến “nghị quyết lịch sử thứ 3” của Hội nghị toàn thể lần 6 Trung ương ĐCSTQ khóa 19 (khai mạc ngày 8/11). Bài báo này công bố trên Tân Hoa xã có một ý đề cập “nghị quyết lịch sử thứ 3” là bản tóm tắt những thành tựu chính hoặc kinh nghiệm lịch sử của ĐCSTQ trong 100 năm đấu tranh, nhưng bản công bố trên tờ Nhân dân Nhật báo lại không có ý này. Vấn đề gây cảm giác là dù Hội nghị lần 6 Trung ương khóa 19 đã kết thúc, nhưng khi quán triệt tinh thần của Hội nghị này thì nghị quyết lịch sử thứ 3 [về cải cách và mở cửa] đã bị gạt sang một bên, vì trong 10 kiến nghị hướng tới tương lai ở đây không đề cập đến cải cách và mở cửa.
Thẩm Thanh Ngọc, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân Hồ Cẩm Đào Đặng Tiểu Bình Dòng sự kiện Tập Cận Bình