Vì sao những tinh hoa trong giới văn hóa, nghệ thuật, thể thao này chọn tu Pháp Luân Công?
- Thi Bình
- •
Ngày 13/5/2022 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, cũng là ngày kỷ niệm 30 năm Pháp Luân Đại Pháp phổ truyền. Một số học viên Pháp Luân Công, những người rất nổi tiếng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và thể thao, đã chia sẻ về cảm ngộ nhân sinh của mình, và làm thế nào họ tìm được ý nghĩa đích thực của sinh mệnh sau khi đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, có được vinh hoa phú quý mà mọi người hằng mơ ước.
Sinh ra mang thân người, sống vì điều gì? Có người lăn lộn cả cuộc đời, nhưng cuối cùng lại mang thương tích đầy mình, có người tìm kiếm Đạo khắp nơi cũng nhọc công vô ích.
Quan Quý Mẫn (Guan Guimin) – “Vua ca sĩ Trung Quốc“
“Quan Quý Mẫn” là một cái tên nổi tiếng ở Trung Quốc vào thế kỷ trước. Dẫu nhiều thập kỷ đã trôi qua, những người trẻ tuổi không biết ông cũng sẽ được nghe cha mẹ mình kể lại.
Ông là giọng nam cao hàng đầu cấp quốc gia, được mệnh danh là “Vua ca sĩ Trung Quốc”. Những bài ông đã hát, như “Thanh xuân hỡi thanh xuân”, “Ngày mai của chúng ta ngọt ngào hơn mật ong”, “Khúc hoan ca bay trong sóng nước”, “Chuông lạc đà”, “18 năm trại địch”, v.v., đều nổi tiếng ở Trung Quốc, được người người ngâm nga.
Nhiều người không biết là rằng giọng nam cao Quan Quý Mẫn nổi danh lẫy lừng này cũng là một học viên Pháp Luân Công. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996, đến nay đã được 26 năm. Điều gì đã khiến ông lựa chọn tu luyện khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp?
Quan Quý Mẫn nói rằng trước khi tập luyện, sức khỏe của ông rất tệ, và là bệnh nhân lâu năm có tiếng trong giới nghệ thuật. Năm 1983, khi đang ở thời kỳ nổi tiếng nhất, bác sĩ khuyên ông không nên đi hát vì ông bị viêm gan B, cần nghỉ ngơi. Ông nói rằng “những lúc tồi tệ nhất là mới đi bộ được 10 phút thì mồ hôi đã đổ ra như tắm.”
Với địa vị khi đó, ông đã gặp những bác sĩ nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, đến thăm các sư phụ đức hạnh nhất của Phật Gia và Đạo Gia tại nước này. Khi Trung y, Tây y, phương thuốc dân gian bí truyền và các môn khí công không thể chữa khỏi bệnh của mình, ông đã tìm đến Pháp Luân Công.
“Vừa đọc cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’, tôi đã tin rằng đây là một phương pháp tu luyện rất cao tầng”, ông Quan Quý Mẫn nói. Ngay sau đó ông cảm thấy một Pháp Luân đang quay ở bụng dưới của mình, “vì vậy tôi đã quyết tâm tu luyện.”
Bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không phải là sự lựa chọn khó khăn đối với ông. Quan Quý Mẫn nói, nhiều người chỉ nhìn thấy sự hào nhoáng của những người thành công trước mặt người khác, chứ không thấy được những phiền não ẩn phía sau họ. Kỳ thực, cuộc sống của họ cũng buồn vui lẫn lộn.
Vì muốn tranh đoạt danh lợi, giữ vững địa vị, đứng đầu bảng, giới diễn viên sẵn sàng động thủ … Quan Quý Mẫn nói: “Người nổi tiếng cũng có nỗi khổ của họ”, “kỳ thực họ sống rất mệt mỏi.”
Quan Quý Mẫn nói rằng sau khi tu luyện, ông đã hiểu ra rất nhiều đạo lý, và tin rằng “những gì sinh mệnh nên có cuối cùng sẽ đắc được, những gì sinh mệnh không có chớ cưỡng cầu.” Trong hơn 20 năm tu luyện, ông đã trải qua rất nhiều chuyện thần kỳ, “kể mãi cũng không hết.”
Ông nói: “Pháp Luân Đại Pháp càng học càng thâm sâu.” “‘Chuyển Pháp Luân’ là một cuốn Thiên thư, Sư phụ truyền Pháp là một sự kiện trọng đại của nhân loại.”
Tính đến ngày 13/5 năm nay, Pháp Luân Công đã phổ truyền 30 năm. Quan Quý Mẫn muốn nói với những người hâm mộ của mình và con cháu họ, những người đã nghe đến tên ông, rằng hãy cởi mở và tìm hiểu về Pháp Luân Công.
“Đây là điều quan trọng nhất trên thế giới ngày nay. Trước đây, chẳng phải có câu ‘Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn’ (Thân người khó được, Trung Quốc khó sinh, Phật Pháp khó đắc) hay sao? Đây là điều mà các tôn giáo đều nói đến. Người Trung Quốc nên suy nghĩ cẩn trọng về điều đó,” ông nói.
“Đừng bám vào quan niệm của bản thân. Nếu không mang theo quan niệm và dụng tâm tìm hiểu Pháp Luân Công, tôi tin rằng bạn cũng sẽ có được những thu hoạch bất ngờ.”
Nhà vô địch bơi lội thế giới Hoàng Hiểu Mẫn (Huang Xiaomin)
Học viên Pháp Luân Công Hoàng Hiểu Mẫn hiện đang sống ở Hàn Quốc đã giành chức vô địch bơi ếch nữ tại Đại hội Thể thao Châu Á (Á vận hội) Seoul năm 1986. Năm 1988, cô cũng giành huy chương bạc bơi ếch 200m nữ tại Thế vận hội, đột phá việc không có huy chương của đội tuyển Trung Quốc trong lĩnh vực bơi lội Olympic.
Trong sự nghiệp thể thao của mình, cô từng 3 lần đoạt huy chương vàng Á vận hội và 11 huy chương vàng bơi lội World Cup, được mệnh danh là “chị đại” trong số “5 đóa hoa vàng” của làng bơi lội Trung Quốc.
Tuy là một nhà vô địch đẳng cấp thế giới vang danh một thời, nhưng cô đã phải nếm trải sự tuyệt vọng của cuộc sống ngay khi còn rất trẻ.
“Những năm còn là vận động viên và giành chức vô địch, tôi thực sự rất nổi tiếng, đi đến đâu cũng có tiền hô hậu ủng, nhưng danh vọng và tài sản không phải là tất cả trong cuộc sống.” Hoàng Hiểu Mẫn nói: “Khi chỉ có một mình, tôi luôn cảm thấy trống rỗng, mong muốn tìm kiếm một thứ gì đó để lấp đầy những suy nghĩ của bản thân.”
Cô ấy cảm thấy: “Khi dành nhiều tâm sức và nỗ lực để đạt được mục tiêu và đạt được những gì bạn muốn, bạn sẽ phát hiện ra rằng trong quá trình đó, bạn mất nhiều hơn được, và mọi người thường không hiểu điều đó.”
Hoàng Hiểu Mẫn thực sự ngộ ra đạo lý này khi mới 23 tuổi. Việc tập luyện dưới nước trường kỳ, với cường độ cao đã làm tổn thương tim, thắt lưng và cột sống của cô, buộc cô phải nghỉ hưu sớm và sau đó gần như nằm liệt giường.
“Sống không bằng chết là cảm giác gì? Tình cảnh này quá đúng với tôi, tôi đã trải nghiệm điều đó rất sâu sắc. Nằm trên giường 2 – 3 tuần mỗi tháng, nỗi đau này không thể diễn tả thành lời, ai chưa trải qua điều đó sẽ không thể hiểu được.”
Cô nói khi mẹ cô nhìn thấy mình còn trẻ như vậy đã sắp bị liệt, bà đã ôm lấy cô và khóc thảm thiết. Thậm chí, trong cơn tuyệt vọng Hoàng Hiểu Mẫn đã nghĩ đến cái chết.
Năm 1997, một dì hàng xóm đã giới thiệu Pháp Luân Công với cô ấy. Tập đến ngày thứ 7, khi đang tập bài công pháp thứ 2 Bão Luân trước bụng (Ôm bánh xe trước bụng), cô cảm thấy có khí lạnh từ tay mình thoát ra. Trong vòng nửa năm sau khi luyện công, mọi căn bệnh của cô đều biến mất.
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây. |
“Tôi thật may mắn khi đắc được Đại Pháp này. Tôi thật diễm phúc. Mỗi lần nghĩ đến điều đó, tôi lại rơi nước mắt cảm ơn Sư phụ …”, Hoàng Hiểu Mẫn nói.
Cổ họng cô nghẹn lại: “Từng có phóng viên hỏi tôi, nhiều năm như vậy không thể trở về Trung Quốc vì cuộc bức hại của ĐCSTQ, liệu tôi có hối hận không. Tôi nói: “Cho tôi làm chủ tịch nước, tôi cũng không cần. Tôi không cần gì cả, chỉ muốn tu luyện Đại Pháp. Đối với tôi, Pháp Luân Đại Pháp quá trân quý.”
Hoàng Hiểu Mẫn của hiện tại nhìn lại những ngày tháng huy hoàng trong quá khứ tựa như “mây khói”. “Tôi thường nghĩ về những gì Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân: ‘Người ta nói: Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình.’”
Hoàng Hiểu Mẫn hiện đang giảng dạy tại Hàn Quốc. Trong suốt quá trình làm việc của mình, cô luôn áp dụng nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, không chỉ dạy bơi cho trẻ em, mà còn dạy chúng đạo lý làm người. Học sinh của cô rất có triển vọng, nhiều em đã đạt huy chương trong cuộc thi các cấp. Khi rảnh rỗi, Hoàng Hiểu Mẫn sẽ xuống đường phát tờ rơi và nói sự thật (giảng chân tướng) về Pháp Luân Công giống như những học viên tu luyện bình thường khác.
Ngày 13/5 năm nay lại đến, Hoàng Hiểu Mẫn muốn nói với các đồng nghiệp và người hâm mộ của mình, và tất cả những người Trung Quốc không biết sự thật rằng: “30 năm nay, Đại Pháp đã phổ truyền khắp thế giới. Cuộc bức hại của ĐCSTQ vẫn tiếp diễn hơn 20 năm, vì sao chúng tôi không từ bỏ việc tu luyện? Vì sao chúng tôi lại đứng trên đường để giảng chân tướng? Mong các bạn tĩnh tâm lại suy nghĩ về điều đó.”
Ca sĩ top 10 của Malaysia Quách Thục Phương (Guo Shufang)
Khi còn trẻ, học viên Pháp Luân Công người Malaysia, cô Quách Thục Phương, cũng nổi tiếng một thời. Năm 1976, trong cuộc thi ca sĩ do Nhật báo Kwong Wah Yit Poh tổ chức, cô được khán giả bình chọn là một trong “Top 10 ca sĩ của Singapore và Malaysia”, và trở thành ca sĩ nổi tiếng ở 2 nước này.
Cô xinh đẹp, có giọng hát truyền cảm, và được biết đến với biệt danh “Chim oanh của bang Sabah” và “Jenny của Malaysia”, tiền đồ vô cùng sáng lạn. Nhưng vào năm nổi tiếng thứ 5, vì một tình yêu thuần khiết, cô đã từ bỏ sự nghiệp huy hoàng của mình, trở về quê nhà ở thành phố Sandakan, bang Sabah, Malaysia kết hôn, sinh con và dạy dỗ con cái.
“Nền giáo dục của gia đình tôi rất truyền thống. Tôi phải có trách nhiệm với gia đình nên không thể tiếp tục lộ diện.” Sau khi về nước, cô đã cắt đứt liên lạc với tất cả đồng nghiệp, và cũng không muốn tái xuất.
Nhưng cảnh êm đẹp chẳng kéo dài được bao lâu, sau khi sinh được 2 cô con gái, cô phát hiện chồng mình không những ngoại tình, mà còn có con riêng. Cô đau đớn muốn tự tử, không thể vực lại tinh thần. Với cú sốc tinh thần đó, sức khỏe của cô ngày sa sút, cô bị cơn đau do sỏi mật hành hạ đến chết đi sống lại. Cô cảm thấy cuộc đời mình giống như một con thuyền lẻ loi lênh đênh giữa biển khơi, nhìn không thấy bờ bên kia.
“Con người sống vì điều gì? Sẽ đi đâu về đâu? Liệu có phải tôi đã mắc bệnh nan y không? Sau khi chết tôi sẽ xuống địa ngục sao?” Những câu hỏi này thường xuyên xuất hiện trong đầu cô.
Đúng lúc này, cô nhìn thấy một mẩu tin về Trung Quốc trên báo. Vào một ngày cuối tháng 7/1999, cô tình cờ biết được Chính phủ Trung Quốc đã cấm một môn tu luyện tên là “Pháp Luân Công”. Cô không đọc kỹ nội dung, nhưng lại nhớ tên.
Lúc đó Quách Thục Phương đang tìm cách điều trị y tế, cô cũng thử một số loại khí công, nhưng không hiệu quả. Đến một ngày năm 2002, cô nhìn thấy một vài dòng chữ màu đỏ trên tủ kính trong một cửa hàng chìa khóa, với nội dung “Thế giới cần Chân – Thiện – Nhẫn.”
Sau đó, một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cô. Trước sự nhiệt tình khó khước từ, một người tuyệt vọng với khí công như cô đành phải cho đĩa VCD vào đầu máy. Dòng chữ “Pháp Luân Công” và “Chân-Thiện-Nhẫn” lại xuất hiện trên màn hình. Đột nhiên cô nhớ lại thông điệp trong cửa hàng chìa khóa và tin tức trên báo nhiều năm trước, và đã xem hết toàn bộ đĩa VCD.
“Thật không thể tin được,” cô thốt lên sau khi xem xong, “Sư phụ Lý Hồng Chí đang nói về vũ trụ, đó là điều tôi muốn biết.”
Vì vậy, Quách Thục Phương đã học các bài công pháp theo hướng dẫn của Sư phụ Lý Hồng Chí trong video. Đến ngày tự học thứ 4, điều kỳ diệu đã xảy ra. Ngày hôm đó, một người thậm chí không thể đứng vững dù chỉ 10 phút như cô lại có thể học theo hướng dẫn của video cả tiếng đồng hồ. Đây là điều mà nằm mơ cô cũng không dám nghĩ tới.
Kể từ đó, mọi bệnh tật của Quách Thục Phương đều biến mất, cô trải nghiệm được sự mỹ diệu của trạng thái thoải mái vô bệnh. Điều tuyệt vời hơn nữa là vết thương lòng khó quên mà cô gánh chịu từ chồng cũ cũng biến mất, cô không còn oán hận anh nữa.
“Tôi nghĩ có thể là kiếp trước tôi nợ anh ấy nên giờ tôi sẽ trả lại anh ấy,” Quách Thục Phương nói. Sau khi tu luyện, cô ấy nhìn lại quá khứ, như thể mọi chuyện đã xảy ra từ kiếp trước.
Cô nói rằng hóa ra kết hôn với ai, sinh được bao nhiêu con đều là an bài của số phận. “Tôi nhận ra rằng có điều gì đó không ổn trong cuộc hôn nhân của mình. Tôi phớt lờ chồng vì quá quan tâm đến con cái và không dành thời gian cho anh ấy.”
Giờ đây, thi thoảng gặp lại người chồng cũ của mình trên phố, cô vẫn điềm tĩnh chào hỏi anh.
“Cuộc sống của tôi tràn ngập hạnh phúc và niềm vui, tất cả những điều tốt đẹp đều bắt đầu từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.” Quách Thục Phương nói, không chỉ là “tốt đẹp”, tu luyện Đại Pháp còn chứa đầy “những điều kỳ diệu”. Cô đã chứng kiến rất nhiều hiện tượng được mô tả trong cuốn “Chuyển Pháp Luân“…
Đến nay, Quách Thục Phương đã tu luyện được 18 năm. Cô ca sĩ nổi tiếng năm xưa đã bắt đầu ca hát trở lại. Hiện giờ cô ấy hát những bài của Pháp Luân Đại Pháp, để nói lên sự thật với mọi người theo cách của riêng mình.
“Giống như dòng chữ tôi đã thấy lúc đó: ‘Thế giới cần Chân – Thiện – Nhẫn’, sự thật mà các học viên Pháp Luân Công truyền bá, một tờ rơi, hay một dòng chữ được dán trên kính như thế này, có lẽ sẽ giống như phích cắm điện, (chỉ được tiếp xúc với nguồn điện), nó có thể đánh thức điều ước ấp ủ từ lâu trong sâu thẳm tâm hồn của mọi người, nhắc họ về ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình.”
Vào trước Ngày Pháp Luân Đại Pháp (13/5) năm nay, Quách Thục Phương muốn gửi tặng mọi người một bài hát do cô sáng tác:
“Trong thế giới hỗn loạn này, vì sao bạn và tôi lại gặp nhau? Chỉ vì chúng ta có duyên phận. Tôi cũng nói với bạn rằng Đại Pháp là tốt, cuộc sống cần có Chân, Thiện, Nhẫn. Đừng bỏ lỡ cơ duyên vĩnh hằng này!”
Nhà vô địch võ thuật quốc gia Lý Hữu Phủ (Li Youfu)
Học viên Pháp Luân Công người Mỹ, ông Lý Hữu Phủ, đã tập luyện võ thuật từ khi còn là một đứa trẻ từ 2 người thầy nổi tiếng. Ông tinh thông Roi Sơn Tây, Trường Quyền, Để Công Quyền, Bát quái, Thái Cực Quyền và nhiều môn kung fu khác. Sau này, ông vào một trường đại học chuyên nghiên cứu về võ thuật, lấy bằng sau đại học về võ thuật, và làm giáo sư tại Đại học Sơn Tây sau khi tốt nghiệp.
Trong khi luyện tập võ thuật, Lý Hữu Phủ cũng học thiền và khí công từ người thầy theo Khổng giáo của mình. Khi còn trẻ, ông đã nghiên cứu lịch sử, văn học cổ đại Trung Quốc, triết học, binh pháp, Trung y, và thuộc một lượng lớn kinh Phật như Kinh Kim Cương. Lý Hữu Phủ đã biến mình thành một bậc kỳ tài văn võ song toàn.
Sau đó, ông kết hợp những công phu của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và phát triển một công năng “chẩn đoán từ xa” rất độc đáo, chẩn đoán bệnh từ xa hoặc chẩn đoán cho những người không quen biết. Ông từng chẩn đoán từ xa cho 4.000 người ở bệnh viện Tích Thủy Đàm, Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, với tỷ lệ chính xác lên tới gần 100%.
Cuối cùng, ông được nhận vào làm cộng tác viên nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Nhân thể Trung Quốc. Lý Hữu Phủ trở thành khách quý của các quan chức cấp cao, và được gọi là “Bậc thầy khí công”.
“Dù là bộ trưởng, tướng lĩnh hay lãnh đạo quốc gia, tôi cũng không coi trọng điều đó. Tôi cảm thấy mọi người đều rất khổ.” Lý Hữu Phủ nói: “Tôi muốn dùng danh tiếng của mình để chứng minh rằng con người có thể tu luyện, và tu luyện có thể đề cao tầng thứ. Tôi muốn những điều này được giới chức công nhận, kết quả là quả thực đã được xã hội công nhận. Tôi càng cảm thấy khá vinh dự vì điều này.”
Tuy nhiên, ông vẫn chưa tìm được Đại Pháp có thể tu luyện thành Phật, Đạo, Thần. Sau khi đến Hoa Kỳ, ông vẫn tìm kiếm khắp nơi trong các tôn giáo, với quyết tâm tìm Đạo “Triêu văn đạo, tịch khả tử” (Sớm được nghe Đạo, chiều chết cũng cam lòng.) Cuối cùng, tháng 5/1996, ông được biết đến Pháp Luân Đại Pháp.
“Lần đầu tiên đọc Chuyển Pháp Luân, tôi đã không thể ngừng khóc. Nội dung của cuốn sách khiến tâm tôi xúc động, từng chữ đều tiết lộ thiên cơ.” Ông Lý Hữu Phủ nói: “Sư phụ đã giảng về các pháp lý tại cao tầng, nói cho bạn biết làm thế nào để tu luyện từng bước một, và làm thế nào để thực hành theo tiêu chuẩn ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ khi gặp vấn đề, giảng rất rõ ràng và minh bạch. Sư phụ dùng thứ ngôn ngữ nông cạn nhất để nói về những đạo lý cao thâm nhất.”
Lý Hữu Phủ đã nhận bằng tiến sĩ về y học Trung Quốc tại Hoa Kỳ và tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, ông cũng không quên giới thiệu Đại Pháp với những người quen biết, gồm cả học trò của mình. Suốt 10 năm, ông đã dạy Pháp Luân Công cho các sinh viên trong lớp “khí công” tại trường đại học của ông.
Đến ngày 13/5 năm nay, khi Đại Pháp phổ truyền được 30 năm, ông Lý Hữu Phủ cũng đã tu luyện Đại Pháp được 26 năm. Những thập kỷ này thấm thoắt thoi đưa, ông vui mừng vì mình đã không hoài phí thời gian quý báu trong cuộc đời.
Lúc này, ông muốn nói với người Trung Quốc rằng: “Từ lâu, trong kinh Phật đã nói rằng hiện giờ là thời kỳ mạt pháp, và Phật pháp trước đây không thể tiếp tục độ nhân, phải đợi Chuyển Luân Thánh Vương truyền Pháp mới được cứu độ. Hy vọng mọi người sẽ tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công, đừng bỏ lỡ cơ duyên.”
Từ khóa Pháp Luân Đại Pháp Pháp Luân Công