Sau 24 năm bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại (1999-2023), Pháp Luân Công đã được truyền đến hơn 110 quốc gia và khu vực trên thế giới. 5 lời dối trá mà ĐCSTQ thêu dệt về Pháp Luân Công cũng bị vạch trần.

id13995125 230506093556100083 600x400 1
Ngày 6/5, học viên Pháp Luân Công ở Đài Bắc đã tập trung tại Quảng trường Tự do, kỷ niệm 31 năm ngày Pháp Luân Công hồng truyền thế giới. (Ảnh: Lâm Sĩ Kiệt / Epoch Times)

Sau 24 năm học viên Pháp Luân Công liên tục lan truyền sự thật (giảng chân tướng) ra toàn thế giới, những lời dối trá về Pháp Luân Công do ĐCSTQ bịa đặt đã bị vạch trần. Tuy nhiên, do tuyên truyền tẩy não phổ biến và bức tường lửa phong tỏa Internet của ĐCSTQ ngăn chặn sự thật ở Trung Quốc Đại Lục, nhiều người Trung Quốc vẫn không biết sự thật.

Dưới đây là 5 điều dối trá ĐCSTQ đã bịa đặt về Pháp Luân Công:

1. Lời dối trá về sự kiện Trung Nam Hải ngày 25/4

p4711071a115525751
Những người tập Pháp Luân Công thỉnh nguyên bên ngoài Trung Nam Hải năm 1999.

Ngày 25/4/1999, hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện ôn hòa.

Đây là cách thể hiện dân ý lý trí và ôn hòa nhất kể từ 74 năm thành lập ĐCSTQ. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại tuyên bố rằng các học viên Pháp Luân Công đã “bao vây Trung Nam Hải”.

Sự thật khách quan là: Các học viên Pháp Luân Công không bao vây, cũng không tấn công Trung Nam Hải.

Vào ngày hôm đó, mặc dù có hơn 10.000 người thỉnh nguyện, nhưng dưới sự hướng dẫn của cảnh sát tại hiện trường, các học viên Pháp Luân Công lần lượt đứng ở hai bên đường bên ngoài cổng bắc và cổng tây của Trung Nam Hải, rất trật tự, không có biểu ngữ, khẩu hiệu, không diễn văn, không truyền đơn, không có bất kỳ lời nói hay hành động quá khích nào.

  • VIDEO: Bí mật phía sau cuộc Đại Thỉnh Nguyện của Pháp Luân Công

Nguyên do thực sự của sự kiện ngày 25/4

Là lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, chính phủ và quân đội vào thời điểm đó, ông Giang Trạch Dân có tất cả các cơ sở để hiểu và xử lý đúng đắn vấn đề Pháp Luân Công một cách kịp thời. Tuy nhiên, trước sự kiện thỉnh nguyện ngày 25/4, ông ta vẫn không tiến hành điều tra và nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và chi tiết về vấn đề Pháp Luân Công.

Giang cũng chưa bao giờ ra lệnh cho Ban Bí thư Trung ương, Bộ Chính trị ĐCSTQ hay Ban Thường vụ Bộ Chính trị tiến hành một cuộc điều tra và nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và chi tiết về Pháp Luân Công.

Từ năm 1996 -1999, các học viên Pháp Luân Công đã gửi thư cho Giang Trạch Dân để báo cáo các vấn đề về pháp môn này. Những vấn đề trên bao gồm:

Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản cấm xuất bản các sách của Pháp Luân Công;

Từ Bộ Công an, báo chí, giới tôn giáo và giới khí công, một số người với động cơ thầm kín đã tấn công, lạm dụng và vu khống Pháp Luân Công. Vì muốn thăng quan tiến chức, hoặc vì các mục đích khác, họ đã can thiệp vào các hoạt động bình thường của học viên Pháp Luân Công, như học Pháp và luyện công;

Thậm chí, Cục Công an thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh đã ban hành văn bản cấm Pháp Luân Công v.v.

Tất cả những bức thư mà học viên Pháp Luân Công gửi cho Giang Trạch Dân đều không có bất kỳ phản hồi nào.

Ngày 24/4/1999, hơn 40 học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát ở Thiên Tân đánh đập và bắt giữ phi pháp.

Một số học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã đến chính quyền thành phố để yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt. Người của chính quyền thành phố nói rằng Bộ Công an đã can thiệp và họ không thể quyết định, và rằng chỉ Bắc Kinh mới có thể giải quyết vấn đề này.

Để giải cứu những người bị bắt giữ phi pháp ở Thiên Tân, các học viên Pháp Luân Công đã gửi thư cho Giang Trạch Dân. Họ báo cáo các vấn đề về Pháp Luân Công và yêu cầu cho phép xuất bản sách của Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và yêu cầu một môi trường được tu luyện hợp pháp.

Ngày 25/4/1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải, Bắc Kinh thỉnh nguyện ôn hòa.

Một lý do khác để các học viên Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải là Văn phòng Thỉnh nguyện của Quốc vụ viện được đặt tại Trung Nam Hải.

Vào khoảng 9h tối hôm đó, sau khi biết được tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã được trả tự do, hàng chục ngàn người tham gia thỉnh nguyện đã sơ tán một cách có trật tự.

Khi nói đến trách nhiệm đối với sự kiện ngày 25/4, ĐCSTQ đã đổ mọi lỗi lầm cho Pháp Luân Công. Sự thật là sự thất trách nghiêm trọng của Giang Trạch Dân mới là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự kiện này.

2. Lời nói dối về 1.400 cái chết

Ngày 20/7/1999, sau khi ông Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, CCTV và các kênh truyền thông khác của ĐCSTQ đã cố tình lan truyền những lời dối trá do họ bịa đặt về “1.400 cái chết” vì tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện của Phật gia. Ngày 13/5/1992, Đại sư Lý Hồng Chí đã truyền bá pháp môn này từ thành phố Trường Xuân, Đông Bắc Trung Quốc.

Đến ngày 25/4/1999, Pháp Luân Công đã lan rộng ra 32 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc chính quyền trung ương ở Trung Quốc Đại Lục, vươn tới cả Đặc khu hành chính Hồng Kông, Đặc khu hành chính Ma Cao, Đài Loan, cùng nhiều quốc gia và khu vực ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Châu Á.

Từ trải nghiệm của bản thân mình, các học viên chân chính của Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã nhận ra rằng Pháp Luân Công có tác dụng kỳ diệu trong việc tiêu bệnh khỏe người và tịnh hóa thân tâm.

Tuy nhiên, đêm ngày 25/4, Giang Trạch Dân, người chưa bao giờ tiến hành một cuộc điều tra và nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và chi tiết về vấn đề Pháp Luân Công trước đó, dù không biết rõ Pháp Luân Công là gì, nhưng vẫn kết luận rằng họ phải “đánh bại Pháp Luân Công” trong bức thư gửi Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Kết luận này chắc chắn là một sai lầm lớn.

Ngày 7/6/1999, Giang Trạch Dân đã có bài phát biểu về cách “đánh bại Pháp Luân Công” tại cuộc họp Bộ Chính trị. Dựa vào trí tưởng tượng của mình, Giang đã định nghĩa Pháp Luân Công là một “thế lực thù địch trong và ngoài nước”.

Pháp Luân Công được công chúng hoan nghênh rộng rãi, và Giang tưởng tượng rằng Pháp Luân Công đang “tranh giành quần chúng” “tranh giành địa vị” với ĐCSTQ. Ông ta tin rằng cuộc đấu tranh giữa ĐCSTQ và Pháp Luân Công là một “cuộc đấu tranh chính trị”.

Nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã đề xuất thành lập một nhóm lãnh đạo trung ương chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công và yêu cầu thu thập những “trường hợp nổi bật” về những “cái chết” do “tu luyện” Pháp Luân Công.

Ngày 10/6/1999, Phòng 610 Trung ương, cơ quan hành chính của Nhóm Lãnh đạo Trung ương Giải quyết Vấn đề Pháp Luân Công, được thành lập.

Sau đó, Phòng 610 của Ủy ban Trung ương đã tìm kiếm trên toàn quốc các bằng chứng chứng minh cho kết luận “đánh bại Pháp Luân Công” của Giang Trạch Dân là đúng đắn.

Dĩ nhiên con số 1.400 cái chết này cũng được ngụy tạo để tìm cớ cho cuộc đàn áp sau này.

Ví dụ, Vương An Thu, một công nhân tại Nhà máy Cơ khí Thái Sơn ở thành phố Tân Thái, tỉnh Sơn Đông, đã đánh cha mình đến chết do lên cơn tâm thần.

Sự thật này được nêu rõ trong Bản án dân sự số 245 (1999) của Tòa án thành phố Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông: “Tòa án cho rằng bị cáo (Vương An Thu) mắc bệnh tâm thần trước khi kết hôn và đã che giấu điều này. Sau khi kết hôn, bệnh tâm thần nhiều lần tái phái, chữa trị trường kỳ không khỏi. Anh ta từng giết cha mình vì lên cơn tâm thần. Nguyên đơn (Doãn Ngạn Cúc) khăng khăng đòi ly hôn. Mối quan hệ giữa vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, yêu cầu ly hôn của nguyên đơn được chấp nhận.”

Trên thực tế, Pháp Luân Công cấm người bệnh tâm thần tập luyện.

ĐCSTQ cáo buộc Vương An Thu giết cha mình “do mắc bệnh tâm thần”, nhưng lại đổ lỗi cho Pháp Luân Công, đồng thời đưa trường hợp này vào danh sách 1.400 cái chết.

3. Lời dối trá về vụ tự thiêu Thiên An Môn

Chiều ngày 23/1/2001, nhiều “vụ tự thiêu” đã xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. ĐCSTQ tuyên bố rằng 5 “học viên Pháp Luân Công” đã tự thiêu.

Về vấn đề sát sinh, Đại sư Lý Hồng Chí đã nói trong bài giảng thứ 7 của cuốn Chuyển Pháp Luânrằng: Vấn đề sát sinh rất mẫn cảm; đối với người luyện công mà nói, yêu cầu của chúng tôi rất nghiêm khắc: người luyện công không được sát sinh. Bất kể là Phật gia, Đạo gia, Kỳ Môn công pháp, cũng bất kể là môn nào phái nào, chỉ cần là tu luyện chính Pháp, thì đều coi [vấn đề] này rất tuyệt đối; đều không được sát sinh; điểm này là khẳng định.”

Đại sư Lý cũng tuyên bố rõ ràng trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996] rằng “Tự sát là có tội”.

Theo các nguyên tắc của Pháp Luân Công, một học viên Pháp Luân Công chân chính tự sát hoặc giết người là chuyện hoàn toàn không thể xảy ra.

Sau khi CCTV đưa tin về “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”, các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã phân tích đoạn phim này, và kết luận rằng đây là một vụ tự thiêu giả do ĐCSTQ cố tình bịa đặt để vu khống Pháp Luân Công.

Ví dụ, Vương Tiến Đông bị thiêu cháy đen, nhưng chai Sprite chứa đầy xăng đặt giữa hai chân anh ta vẫn còn nguyên vẹn.

2013 6 5 zifen 2
Vương Tiến Đông bị thiêu cháy đen, nhưng chai Sprite chứa đầy xăng đặt giữa hai chân anh ta vẫn còn nguyên vẹn.
zifen en
Pháp Luân Công yêu cầu người tập ngồi kiết già (như hình bên trái), còn Vương Tiến Đông chỉ ngồi dạng khoanh chân (phải).

Một ví dụ khác là cô bé Lưu Tư Ảnh 12 tuổi vẫn có thể hát sau khi bị cắt khí quản, điều này không phù hợp với kiến ​​thức y học thông thường.

Sự thật về vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn là: Giang Trạch Dân nghĩ rằng Pháp Luân Công có thể bị tiêu diệt trong thời gian rất ngắn. Sau 1,5 năm bức hại, mọi thủ đoạn đều được sử dụng, nhưng Pháp Luân Công vẫn không bị đánh bại.

Ngược lại, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên trì đấu tranh chống lại cuộc bức hại, không có dấu hiệu dừng lại. Nên Giang Trạch Dân và thuộc hạ đã dàn dựng vụ tự thiêu này, nhằm tạo cớ hợp pháp để đàn áp và kích động thù hận giữa người dân và các học viên Pháp Luân Công.

Họ đã chọn một thời điểm đặc biệt – đêm giao thừa ngày 23/1/2001 và một địa điểm đặc biệt – Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, cùng đạo diễn và đội ngũ quay phim đặc biệt – nhà sản xuất phim nổi tiếng của CCTV Trần Manh, để tạo ra một sự kiện đặc biệt chấn động – 5 người châm lửa “tự thiêu”.

Sau đó, video đã được CCTV biên tập và xử lý cẩn thận, kèm theo một bài bình luận đầy sự kích động, đổ lỗi cho Pháp Luân Công, được phát đi phát lại nhiều lần trên CCTV, trên các đài truyền hình trên toàn quốc, trong tất cả các trại giam, trại lao động, trung tâm tẩy não, và các nhà tù trên khắp Trung Quốc, nhằm kích động lòng căm thù Pháp Luân Công, để Pháp Luân Công sớm bị tiêu diệt.

4. Lời dối trá về việc Pháp Luân Công là “bất hợp pháp”

Kể từ khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, công an, viện kiểm sát, tòa án và các ban ngành của ĐCSTQ đã bức hại các học viên Pháp Luân Công với lý do “vi phạm pháp luật”.

Nếu không có quy định rõ ràng trong luật thì đó không phải là tội; nếu luật không có quy định rõ ràng thì không thể trừng phạt. Đây là nguyên tắc về sự trừng phạt của pháp luật đối với tội phạm phổ biến trong luật hình sự của tất cả các nước trên thế giới.

Điều 3 “Luật Hình sự” của ĐCSTQ cũng quy định: “Nếu luật không quy định rõ ràng rằng đó là hành vi phạm tội thì hành vi đó sẽ không bị kết án và trừng phạt”.

Tuy nhiên, trong tất cả các bộ luật của ĐCSTQ ban hành, không có một luật nào quy định rằng “Pháp Luân Công là tà giáo”.

ĐCSTQ thường bắt giữ, giam giữ, truy tố và xét xử các học viên Pháp Luân Công theo Điều 300 của Luật Hình sự, với tội danh “lợi dụng tổ chức tà giáo cản trở việc thực thi pháp luật”.

Thứ nhất, Pháp Luân Công không phải là một tà giáo.

Thứ hai, trong phòng xử án, nhiều luật sư thường đặt câu hỏi: Các học viên Pháp Luân Công đã vi phạm luật nào? Cả công tố viên và thẩm phán đều không thể trả lời.

Thứ ba, những học viên tu luyện chân chính của Pháp Luân Công đã nhận ra rằng Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện Phật gia ích nước lợi dân. Mọi người cũng công nhận điều này khi chứng kiến sự những thay đổi kỳ diệu về thể chất và tinh thần của các học viên Pháp Luân Công.

5. Lời dối trá về việc Pháp Luân Công “trục lợi”

Muốn học Pháp Luân Công, mọi người cần hiểu rõ nguyên lý và 5 bài công pháp của Pháp Luân Công.

Các nguyên lý của Pháp Luân Công được thể hiện trong cuốn sách Chuyển Pháp Luâncủa Đại sư Lý. Các bài công pháp của Pháp Luân Công cũng được thể hiện trong các video dạy các bài công pháp của Ngài.

Để giúp các học viên hiểu rõ hơn về cuốn Chuyển Pháp Luânvà luyện 5 bài công pháp tốt hơn, Đại sư Lý còn có nhiều bài giảng khác, như “Tinh tấn yếu chỉ”, “Giảng Pháp ở các nơi” “Đại viên mãn pháp”. (Sách “Chuyển Pháp Luân” của Sư phụ Lý và các sách giảng dạy khác có thể được đọc và tải xuống MIỄN PHÍ tại trang web này.)

Nói cách khác, Đại sư Lý đã cống hiến đầy vị tha tất cả những gì Ngài dạy cho các học viên Pháp Luân Công và cho mọi người trên thế giới.

Ban đầu, cuốn “Chuyển Pháp Luân” được xuất bản bởi Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, với giá chỉ 12 nhân dân tệ (gần 40.000 VNĐ).

ĐCSTQ từng chỉ trích Pháp Luân Công lợi dụng cuốn “Chuyển Pháp Luân” với mệnh giá 12 nhân dân tệ để “trục lợi”.

Năm 2001, tôi đến làm việc tại Nhà xuất bản Viện Phát thanh Truyền hình Bắc Kinh. Giám đốc Thái Tường đã sắp xếp cho tôi làm biên tập viên chịu trách nhiệm của giáo trình “Mỹ học truyền thông thực tế”.

Giáo trình này được mua bản quyền từ Thomson Learning tại Hoa Kỳ. Giá của phiên bản Trung Quốc được quy định trong hợp đồng bản quyền là 30 nhân dân tệ. Để kiếm tiền từ cuốn sách giáo khoa này, ông Thái Tường đã tự ý tăng giá lên 128 nhân dân tệ (khoảng 421.000 VNĐ).

Với tư cách là người phụ trách biên soạn bộ giáo trình này, tôi cho rằng mức giá này vi phạm các quy định trong hợp đồng bản quyền và đưa ra giá quá cao. Nếu cấp trên truy cứu và cho rằng nhà xuất bản này kiếm tiền lậu thì không phải là vấn đề nhỏ. Tôi đã viết một yêu cầu cho ông Thái Tường, đề nghị giảm giá cuốn sách giáo khoa này.

Cuối cùng nó vẫn được xuất bản với giá 128 nhân dân tệ (khoảng 421.000 VNĐ), và ấn bản đầu tiên được in thành 5.000 bản. Nếu theo mức giá là 30 nhân dân tệ (khoảng 99.000 VNĐ) trong hợp đồng, việc mua những cuốn sách giáo khoa này sẽ chỉ tốn 150.000 nhân dân tệ (khoảng 494 triệu VNĐ). Nếu giá là 128 nhân dân tệ, muốn mua những cuốn sách giáo khoa này sẽ phải trả 640.000 nhân dân tệ (2,1 tỷ VNĐ), cao hơn 490.000 nhân dân tệ (hơn 1,6 tỷ VNĐ) so với giá mua sách được định giá theo hợp đồng bản quyền.

Nhưng vì không đồng ý với giá quá cao của cuốn sách giáo khoa này, tôi đã bị ông Thái Tường sa thải. Về việc ông Thái Tường tước quyền làm việc của tôi một cách phi pháp, tôi đã gửi thư cho Giang Trạch Dân suốt một thời gian dài để báo cáo, yêu cầu ông ta truy cứu trách nhiệm của ông Thái Tường về việc “trục lợi trái phép” bằng cách sử dụng sách giáo khoa giá 128 nhân dân tệ. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân đã phớt lờ chuyện này.

Trải nghiệm cá nhân này của tôi cho thấy, việc ĐCSTQ chỉ trích Pháp Luân Công “trục lợi” bằng cách sử dụng một cuốn sách có giá 12 nhân dân tệ (gần 40.000 VNĐ) hoàn toàn là việc cố tình thêu dệt tội danh.

Vì sao Giang Trạch Dân lại thề sẽ “đánh bại Pháp Luân Công” vào đêm ngày 25/4?

Bởi vì Giang là một kẻ ham quyền lực và vô cùng đố kỵ. Ông ta cho rằng mình là lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, của chính phủ và quân đội, là quan chức có quyền lực nhất trong ĐCSTQ, nên mọi người đều phải tin theo, phục tùng ông ta. Đột nhiên có rất nhiều người tin tưởng Đại sư Lý Hồng Chí, điều này khiến Giang vô cùng đố kỵ.

Cách ông ta muốn tiêu diệt Pháp Luân Công vẫn là những chiêu cũ của ĐCSTQ: Gây áp lực và lừa dối.

Muốn lừa gạt thì phải tạo ra những chuyện dối trá, sự dối trá càng lớn, càng đáng báo động và đẫm máu, lại càng có thể khiến mọi người sợ hãi.

Nhưng suy cho cùng, cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, một khi bị sự thật được phơi bày, thì lời nói dối đó sẽ sụp đổ.

Vương Hữu Quần
(Bài viết thể hiện cho quan điểm của tác giả, được đăng trên Epoch Times.) 

  • Mời quý vị xem video: Pháp Luân Công đã xuất hiện như thế nào? Giải thích trong 9 phút