Chút suy nghĩ về những lần đại dịch trong lịch sử Ấn Độ
- Tông Gia Tú
- •
Ấn Độ từng là một trong bốn nền văn minh cổ đại và là nơi Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh. Đây lẽ ra nên là vùng đất linh thiêng được Trời đất và Thần Phật ban phước, nhưng cũng ở đây đã từng xảy ra nhiều lần đại dịch nghiêm trọng. Trên bề mặt, mật độ dân số cao, nghèo đói, môi trường sinh thái không tốt và các yếu tố khác đã khiến dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Tuy nhiên cũng cần nhắc đến những nguyên nhân sâu xa hơn gây ra khổ nạn và tai ách ở Ấn Độ.
Trong 2 thế kỷ qua, Ấn Độ đã trải qua nhiều lần kiếp nạn ôn dịch. Dịch tả, dịch cúm, dịch hạch, đậu mùa và sốt rét luân phiên nhau, khiến từ 50 đến 60 triệu người chết. Đây quả thật là một điều đáng buồn.
Đại dịch tả năm 1817
Nhiều người không biết rằng nỗi sợ dịch tả trong ký ức chung của nhân loại chỉ đứng thứ 2 sau Cái chết đen (dịch hạch) ở châu Âu thời Trung Cổ. Năm 1817, dịch tả nổi lên ở đồng bằng sông Hằng. Mãi đến năm 1893, 76 năm sau, người ta mới phát hiện ra vắc-xin phòng dịch tả.
Sông Hằng và vịnh Bengal được gọi là “quê hương của dịch tả”. Vậy làm thế nào dịch tả năm 1817 lại phát triển thành một căn bệnh thế kỷ tàn phá thế giới suốt 100 năm?
Trong suy nghĩ của người Ấn Độ, sông Hằng là “dòng sông thiêng liêng”, là nơi khởi nguồn của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, có một địa vị cao cả trong trái tim người Ấn Độ. Những nghi thức bề mặt của tôn giáo Ấn Độ vì thế sẽ không tách khỏi dòng sông Hằng. Sông Hằng cũng là khu vực tập trung các lễ hội hành hương của người theo đạo Hindu. Ví dụ, ở Uttar Pradesh, có 400 địa điểm lễ hội và hơn 12 triệu người hành hương hàng năm. 116 chợ ở khu vực phía Đông có thể thu hút 287.000 người hành hương.
Các tôn giáo nguyên thủy đều dạy con người làm điều tốt ra sao, sinh sống chính thường như thế nào, từ đó mà đạt được thăng hoa nội tâm. Nhưng sau thời gian lâu dài, các tín đồ thường bỏ qua điều cốt lõi, mà bị vướng mắc vào hình thức tôn giáo. Sông Hằng cũng từ đó mà bị thần thánh hóa một cách lệch lạc đi. Điều này phát triển đến mức các tín đồ tin rằng sông Hằng được kết nối với dòng sông thánh trên bầu trời, vì vậy họ đẩy xác người đã khuất xuống nước sông Hằng, hy vọng rằng hành động này sẽ đưa người đã khuất lên thiên giới.
Hàng năm cứ đền mùa lễ hội, hàng trăm ngàn tín đồ đạo Hindu sẽ tắm gội trong dòng nước tại ngã ba sông Hằng và sông Yamuna. Người ta tin rằng điều này sẽ mang lại may mắn. Người hành hương còn coi việc uống nước sông Hằng là chuyện đặc biệt trong sinh mệnh của họ, tin rằng linh hồn nhờ đó có thể được thanh lọc và thăng hoa.
Hành vi mất kiểm soát và chạy theo hình thức của các tín đồ cuối cùng đã làm ô nhiễm nguồn nước sông Hằng nghiêm trọng, khiến dòng sông trở thành nơi sản sinh ra vi khuẩn dịch tả.
Vào thời điểm 1817, sông Hằng là khu vực thường xuyên có mưa lớn. Các mầm bệnh dễ dàng truyền qua dòng nước. Ngoài ra, sự tập trung quá mức của dòng người hành hương thường xuyên khiến đại dịch tả lan ra khắp Ấn Độ rồi nhanh chóng lan rộng toàn cầu. Trận dịch tả lần này đã gây ra 6 trận đại dịch tả trên thế giới trong vòng 100 năm. Do thiếu các khái niệm thống kê vào thời điểm đó, rất khó để thống kê được có bao nhiêu người đã chết vì dịch tả ở Ấn Độ. Các học giả ước tính rằng khoảng 15 đến 38 triệu người Ấn Độ đã chết vì dịch tả.
Từ năm 1820 đến năm 1824, dịch tả lan sang phía đông đến Bangkok, Manila, đảo Java, các thành phố ven biển phía Đông Nam Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, những nơi như bờ biển Địa Trung Hải và Mauritius ở miền đông châu Phi cũng không thoát nạn. Năm 1826, dịch tả bùng phát trở lại ở Bangladesh. Lần này, nó vào Petersburg, Nga, lan rộng khắp phía Tây, tới Anh vào năm 1831, công phá châu Âu, và sau đó xâm nhập đến châu Bắc Mỹ và châu Nam Mỹ. Dịch tả cũng xuất hiện ở nhiều nơi của Châu Phi. Dịch tả biến mất vào năm 1837. Các trận dịch tả sau đó là những năm 1846 – 1853, năm 1865 – 1875, năm 1883 – 1896 và năm 1899 – 1920.
Ở Ấn Độ, các địa điểm lễ hội đông dân cư và các tuyến đường đi bộ của khách hành hương cung cấp cơ hội cho dịch tả. Bốn thành phố Allahabad, Haridwar, Nashik và Ujjain ở Ấn Độ thay phiên nhau tổ chức lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới ba năm một lần, lễ hội Kumbh Mela, mỗi lần kéo dài trong 4 tháng. Vào tháng 4/1867, lễ hội Kumbh Mela của Haridwar, có số lượng lên tới 3 triệu người. Trong thời gian diễn ra lễ hội, dịch tả lan sang miền bắc Ấn Độ dọc theo tuyến đường hành hương. Năm 1867, khoảng 250.000 người bị nhiễm dịch tả ở Ấn Độ, với tỷ lệ tử vong là 50%. Năm 1891, trong lễ hội Haridwar, số người chết vì dịch tả ở Ấn Độ lên tới 169.000 người. Năm 1894, trong lễ hội Kumbh Mela ở Allahabad, số người chết vì dịch tả ở Ấn Độ lên tới 178.000 người.
Trong đợt dịch tả năm 1921 và năm 1924, Ấn Độ có tới 800.000 người đã chết.
Dịch hạch toàn cầu lần thứ 3 quét ngang qua Ấn Độ
Năm 1855, một trận dịch hạch nghiêm trọng đã bùng phát ở Vân Nam. Sau đó dịch bệnh nhanh chóng lan đến Quý Châu, Quảng Châu, Hồng Kông, Phúc Châu, Hạ Môn và những nơi khác, hơn 100.000 người đã chết ở đó. Nó lan sang San Francisco ở Hoa Kỳ vào năm 1900. Trong 10 năm, 77 cảng tại hơn 60 quốc gia đã bị nhiễm bệnh. Sau đó, dịch hạch lan sang Châu Âu và Châu Phi và kết thúc vào năm 1959.
Năm 1898, một công nhân tại vựa lúa ở Mumbai, Ấn Độ, đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh dịch hạch, gây ra một trận dịch hạch lớn. Trong năm đó, 500.000 người tử vong. Hàng chục triệu người đã chết vì bệnh dịch hạch ở Ấn Độ trong 10 năm. Dịch hạch Ấn Độ do người Hoa ở Quảng Đông và Hồng Kông truyền tới, dọc theo tuyến thương mại Đông Nam Á do người Anh mở. Dịch hạch hoành hành, và chuột ở Mumbai là một trong những căn nguyên của thảm họa. Chuột ở Mumbai nhiều đến nỗi bạn ngẫu nhiên tìm một cái lỗ và đào lên là có thể túm được vài con.
Theo thống kê, 12,5 triệu người Ấn Độ đã chết vì dịch hạch trong 30 năm sau đại dịch lần đó.
Ấn Độ trong dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918
Cúm Tây Ban Nha năm 1918 là đại dịch toàn cầu vẫn còn đậm nét trong ký ức của nhân loại. Vào thời điểm đó, khoảng một nửa dân số trên thế giới bị cúm và 50 triệu người chết.
Vào ngày 29/5/1918, một tàu vận tải đã đến Mumbai, Ấn Độ. Chẳng mấy chốc, những ca bệnh sớm nhất ở Mumbai đã xuất hiện trên con tàu, cuối cùng gây ra 7 triệu cái chết ở Mumbai. Nó đã được truyền đến Kolkata vào tháng 7, sau đó đến Punjab vào tháng 8 và cuối cùng lan rộng khắp đất nước.
Kể từ khi dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918, tức cuối Thế chiến thứ nhất, mọi người đã suy đoán về nguồn gốc của bệnh cúm tại các doanh trại quân đội Hoa Kỳ, Pháp và Tây Ban Nha. Hầu hết các nghiên cứu ở Châu Âu và Hoa Kỳ đều lấy các nước Châu Âu và Châu Mỹ làm mẫu và đối tượng nghiên cứu, vì vậy các khu vực Châu Âu và Châu Mỹ đã tập trung được sự chú ý của mọi người. Nhưng trên thực tế, số ca lây nhiễm và tử vong do cúm Tây Ban Nha ở châu Á cao hơn nhiều so với châu Âu và châu Mỹ. Chưa đến 4 triệu người chết ở Châu Mỹ và Châu Âu, trong khi 26 triệu đến 36 triệu người chết ở Châu Á, trong đó khoảng 18 triệu người chết vì cúm Tây Ban Nha ở Ấn Độ.
Một người Ấn Độ nhớ lại Ấn Độ trong trận cúm Tây Ban Nha thời đó: “Sông Hằng đầy xác chết. Vợ tôi cũng ở trong đó. Không có đủ gỗ để hỏa táng. Đây là khoảnh khắc khó quên nhất trong cuộc đời tôi. Người thân của tôi đã biến mất chỉ trong chớp mắt.”
Nhà nhân khẩu học người Mỹ Kingsley Davis ước tính số người thiệt mạng ở Ấn Độ trong đại dịch là khoảng 20 triệu người, chiếm 5% tổng dân số tại thời điểm đó. Tỷ lệ tử vong ở Ấn Độ trong dịch cúm Tây Ban Nha cao hơn 10%, chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong trong của Châu Phi là 18%.
Dịch hạch tại Ấn Độ năm 1994
Dịch hạch bùng phát ở Ấn Độ năm 1994 thực sự không khiến quá nhiều người chết, nhưng nó đã gây ra nỗi khủng hoảng tột cùng đối với người Ấn Độ.
Vào cuối tháng 9/1994, dịch hạch thể phổi đã bùng phát ở Surat, một thành phố cảng trên bờ biển ở Gujarat, Ấn Độ. Thành phố tầm trung với dân số 2 triệu người này ngay lập tức rơi vào tình trạng hoảng loạn. Vào ngày 24/9, tiêu đề trang nhất của trang India Express đưa tin: “Surat có 1 người chết mỗi giờ!”
Có một thời gian, các nhà ga và trạm xe buýt đông đúc, chật cứng với hàng ngàn người đang chạy trốn khỏi đại dịch. 300.000 đến 500.000 công dân Surat chạy trốn theo mọi hướng, khiến dịch hạch và nỗi hoảng loạn nhanh chóng lan rộng khắp Ấn Độ. Trong vòng chưa đầy 2 tuần, dịch bệnh khủng khiếp này đã lan sang 7 bang của Ấn Độ và khu vực hành chính New Delhi. Bệnh nhân dịch hạch thể phổi cũng xuất hiện ở thủ đô New Delhi và thành phố cảng phía đông của Kolkata, các trường học, cửa hàng, tổ chức và nhà máy ở một số thành phố đã buộc phải đóng cửa.
Chính phủ Ấn Độ báo cáo tình trạng khẩn cấp với thế giới. Các nước đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Ý, Nga, v.v. đều đã áp dụng các cuộc kiểm tra cách ly nghiêm ngặt đối với hành khách trên các chuyến bay với Ấn Độ; Bangladesh, Pakistan, Nepal, Thái Lan và Hàn Quốc đã liên tục dừng tất cả các chuyến bay du lịch từ các quốc gia đến Ấn Độ. Các đối tác thương mại lớn của Ấn Độ như Ả Rập Xê-út, Kuwait, Qatar, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman đều đình chỉ toàn bộ các chuyến bay. Các nước lần lượt rút các nhà ngoại giao, kỹ thuật viên và công dân khỏi Ấn Độ.
Dịch hạch tại Ấn Độ năm 1994 cuối cùng không gây ra đại dịch trên toàn thế giới và số người chết ở Ấn Độ cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, trận ôn dịch này đã gây tác động rất lớn đến nền kinh tế Ấn Độ, ngành du lịch, ngành hàng không và xuất khẩu ngoại thương của Ấn Độ đều chịu tổn thất nặng nề.
Vài điều về tín ngưỡng ở Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đây từng là nơi khởi nguồn của Phật giáo. Nhưng trong thời cận đại, rất ít người tin vào Phật giáo ở Ấn Độ. Hiện nay, tín ngưỡng của người Ấn Độ rất đa dạng. 80% người Ấn tin vào Hindu giáo, 9,8% người tin vào Hồi giáo, 2,3% người tin vào Kitô giáo và chỉ có 0,74% tin vào Phật giáo, ngoài ra còn có nhiều loại đạo khác nữa.
Rất nhiều loại tôn giáo nguyên thủy đều là đức tin chính thống của loài người. Mục đích chính là dạy con người trở nên tốt hơn, hiểu thiện ác hữu báo và đạo lý sinh sống, dạy con người hành thiện, lắng nghe lời chỉ dẫn của Thần, đạt được thăng hoa nội tâm, tương lai sẽ được về với thế giới thiên quốc. Nội tâm của các tín đồ càng kiên định, càng có ích cho việc nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của các tín đồ và cũng tác động tích cực đến xã hội.
Tuy nhiên, qua thời gian, rất nhiều loại tín ngưỡng bị tha hóa, các tín đồ bắt đầu bỏ qua điều cốt lõi, mà bị vướng mắc vào hình thức tôn giáo. Điều này có thể nhìn thấy ngay tại Phật giáo ngày nay, khi người ta đến chùa chiền để tranh đoạt chỗ đứng tốt, sát sinh cúng tế, dúi tiền vào tay tượng Phật, v.v..
Tại Ấn Độ, trong khi bỏ qua tính chất Thần Thánh chân chính của tôn giáo, các tín đồ dần dần lạc lối. Tranh chấp giữa các tôn giáo diễn ra liên tiếp không dừng. Người Ấn Độ bắt đầu dám tin vào mọi thứ. Ví dụ, một số người Ấn Độ tôn sùng chuột như những vị thần. Trong một thành phố ở phía bắc Ấn Độ, có một ngôi đền thờ chuột, được gọi là Đền Karni Mata. Trong 600 năm, hàng trăm tín đồ đã đến bái lạy trong đền thờ này mỗi ngày. Có hàng ngàn con chuột trong Đền Chuột và mọi người chuẩn bị sữa tươi cho chuột uống mỗi ngày. Nơi đây đã trở thành một thiên đường cho chuột. Còn có rất nhiều chuyện tương tự về tín ngưỡng được lưu truyền ở Ấn Độ, chẳng hạn như sự “thần kỳ” của nước tiểu bò…
Tín ngưỡng chân chính của con người không phải là thần thánh hóa một cách giả tạo bất kỳ sự vật thế tục nào, hay thực hiện sự thờ phượng mang tính hình thức. Đức tin là những suy ngẫm sâu sắc và thực hành một cách thành kính của con người về ý nghĩa tối thượng của sinh mệnh. Sinh mệnh của con người bắt nguồn từ thần linh và mục tiêu của con người là quay trở về với phần bản nguyên này. Do đó nói một cách nghiêm khắc, hầu hết tín ngưỡng ngày nay không phải là đức tin vào Thần.
Hiện tại, Ấn Độ là khu vực phổ biến thứ ba về AIDS trên thế giới, với khoảng 2 triệu người mắc bệnh. Theo báo cáo khảo sát năm 2016, 36% cư dân thành thị tham gia cuộc khảo sát, không quan tâm xem liệu nửa kia của họ có quan hệ tình dục trước khi kết hôn hay không. Trên thực tế, cuộc khảo sát cũng cho thấy 28,3% phụ nữ thành thị chưa lập gia đình được khảo sát ở Ấn Độ không phải là một trinh nữ. Môi trường vệ sinh của Ấn Độ và nội tâm đạo đức của người Ấn Độ đang trên con đường đáng lo ngại. Khoảng 1 đến 2 triệu người chết vì sốt rét hàng năm ở Ấn Độ. Đồng thời, sốt xuất huyết, bệnh xoắn khuẩn vàng da, thương hàn, viêm não và các bệnh khác cũng thường xuyên bùng phát ở Ấn Độ.
Ấn Độ từng là một trong bốn nền văn minh cổ đại và là nơi Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh. Đây lẽ ra nên là vùng đất linh thiêng được Trời đất và Thần Phật ban phước. Nhưng chính tại miền đất này đã xảy ra nhiều lần “diệt Phật”, Phật giáo bị đàn áp bởi vương quyền và giáo phái ngoại đạo khác cho đến lúc cuối cùng bị diệt vong.
Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn sống, ông không biến Phật giáo thành một nghi lễ tôn giáo. Ông đối xử từ bi với tất cả chúng sinh và giữ giới luật nghiêm ngặt. Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn, cùng với thời gian trôi đi, sự can thiệp của các thế lực thế tục và sự trỗi dậy của các giáo phái khác đã khiến tín đồ Phật giáo dần dần coi nhẹ ý nghĩa giáo lý của Đức Phật và tự thành lập nhiều giáo phái khác. Một số thậm chí còn hòa nhập với giáo lý của các giáo phái khác, khiến Phật giáo suy yếu. Cuối cùng Bà La Môn giáo kết hợp các giáo lý của Phật giáo cùng các tôn giáo khác mà hình thành Hindu giáo ngày nay.
Kỳ thực đức tin chân chính là khác với hình thức tôn giáo, khác với phong trào, khác với cái con người thế tục theo đuổi, khác với sự truy cầu điều may mắn, truy cầu lợi ích nơi thế gian… Do đó những kiểu thờ cúng tâm linh muôn màu muôn vẻ không phải là đức tin chân chính, chỉ có thể là “lừa mình lừa người” mà thôi.
Dựa theo bài viết trên Epoch Times
Tác giả: Tông Gia Tú
Quang Minh biên tập
Tài liệu tham khảo:
- Jeffery K. Taubenberger và David M. Morens: “1918 Influenza: the Mother of All Pandemics”
- William Ian Beardmore Beveridge: “Influenza: The Last Great Plague”
- William H. McNeill: “Plagues and Peoples”
Xem thêm:
- Dịch hạch tại Thebes: “Người không hiểu biết thì có tội chăng?”
- Niềm tin về nguyên nhân của đại dịch qua bức “Đại dịch ở Rome”
Mời xem video:
Từ khóa nguyên nhân đại dịch Phật giáo Dịch bệnh toàn cầu