Hãy nhận ra nhân tính trong vị tha, từ bi, bao dung, rộng lượng, khoan hồng để mở đường cho tha thứ, tha lỗi, tha tội, vì nhân phẩm không cần chất thánh, mà chỉ là chất nhân! Một chất nhân an nhiên trong tự tại, thong dong trong ung dung, và thư thái trong tuyệt đối bất bạo động! Chỉ có cách này, chúng ta mới đi trên lưng cái hèn, trên vai cái ác, trên đầu cái bạo! Tất cả từ niềm tin của chúng ta về nhân tính làm nên nhân phẩm.

Khi niềm tin vào hệ nhân làm ra chất nhân, có hùng lực vô song, chuyện lạ là nó không cần một tôn giáo cuồng đạo nào cổ vũ nó, nó chẳng cần một ý thức hệ cực đoan nào cổ súy nó, nó thảnh thơi bằng nội lực của nó, nó thong thả bằng sung lực của nó, vì sinh lực của nó là niềm tin vào nội dung đạo lý, vào giá trị của luân lý.

Khi niềm tin vào hệ nhân mang hệ lực (hùng lực, nội lực, sung lực, sinh lực) vô song vì nó vô hình trước mắt tà quyền nhưng hiện diện ở mọi nơi, nó có trong nội dung bầu ơi thương lấy bí cùng, nó có trong giá trị một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ, nó có trong nhân phẩm hạt muối cắn làm đôi trong đấu tranh cho một xã hội công bằng, cho một đất nước không bị Tàu tặc đô hộ, cho một đồng bào sống trong dân chủ để hưởng trọn vẹn dân quyền.

Câu chuyện nhân tính làm ra nhân phẩm cũng là câu chuyện lương tâm vận dụng lương thiện để trao cho nhân thế, lương tri, có rễ là mãnh lực của niềm tin, làm tâm điểm cho cuộc đối thoại giữa nhân tínhnhân phẩm tạo ra cái sáng của trí tuệ, cái trong của giáo lý, vì cả hai luôn biết dựa vào một liên minh của tri thức: sự thật – chân lý – lẽ phải, cả ba luôn song hành cùng nhau như một phương trình của nhân kiếp vị nhân bản, giúp nhân sinh tìm ra nhân đạo, nhân thế tìm ra nhân tri, nhân loại tìm ra nhân phẩm.

nhân phẩm, Bức "A Scene from the Great Flood" (Tạm dịch: Một cảnh trong Đại Hồng Thủy), 1826, họa sĩ Joseph-Désiré Court.

Tác phẩm "Enlèvement de Déjanire" (Bắt cóc Déjanire), mô tả cảnh vợ Heracles bị một con nhân mã bắt cóc, 1884-1887, nhà điều khắc Joseph Chinard.

nhân phẩm, Tác phẩm "Agar et Ismaël" (Tạm dịch: Agar và Ismaël), mô tả cảnh hai mẹ con Ismaël trong hoang mạc (Ismaël là người con đầu của Abraham, tổ phụ của người Do Thái), 1897, nhà điêu khắc François Sicard.

4

Bức "The Vow to the Madonna" (Tạm dịch: Lời thề trước Đức mẹ), 1835, họa sĩ Jean-Claude Bonnefond.

nhân phẩm

Lê Hữu Khóa
Tác giả gửi Trí Thức VN

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học * Giám đốc Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO-Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á * Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu Việt Nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa).

Xem thêm các loạt bài của tác giả Lê Hữu Khóa tại đây