Bức “Landscape with the Fall of Icarus” (Tạm dịch: Phong cảnh khi Icarus rơi) là một tác phẩm dựa trên câu chuyện về cậu bé Icarus trong Thần thoại Hy Lạp, được mô tả trong sử thi Metamorphoses của nhà thơ La Mã nổi tiếng Ovid. Theo đó, sau khi mang đôi cánh gắn bằng sáp ong bay lên thoát khỏi mê cung Labyrinth, Icarus đã không nhớ lời cha, bất cẩn bay quá gần mặt trời, khiến sáp ong tan chảy, làm cho đôi cánh mất đi khả năng bay lượn. Hậu quả là Icarus đã rơi từ trên cao xuống biển mà chết.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus
Bức “Landscape with the Fall of Icarus” vẽ vào thế kỷ 16 lưu giữ tại bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Bỉ. (Public Domain)

Mặc dù dựa trên câu chuyện của Icarus, nhưng cậu bé lại không phải là điều mà bức tranh chú ý mô tả. Icarus chỉ xuất hiện mờ nhạt, với đôi chân đang vùng vẫy tuyệt vọng, bên dưới những cọng lông bay lả tả từ đôi cánh. Xung quanh Icarus, phần còn lại của thế giới vẫn bình thản, như không hề bị ảnh hưởng chút nào.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus

Bức tranh kết hợp các khung cảnh riêng biệt với sự hài hòa và tinh tế. Đường chéo trong tranh phân chia bố cục ra hai phần. Cận cảnh là sinh hoạt làng quê mộc mạc, còn phần nền lại có sự hùng tráng của riêng nó. Bằng cách sử dụng ba màu sắc nối tiếp nhau là nâu, xanh lá và xanh lam, người họa sĩ đã tạo ra chiều sâu cho bức họa.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus
Bên trái: Bố cục cận cảnh viễn cảnh. Bên phải: Phân chia màu sắc.

Ở phần cận cảnh, một người nông dân đang hướng dẫn con ngựa bị bịt mắt cày ruộng. Những luống cày vạch sâu xuống nền đất. Bên cạnh đó, khuất sau một cái cây nhỏ là túi hạt giống. Tuy nhiên, điều làm người ta suy nghĩ là: Tại sao người nông dân lại ăn mặc như một quý tộc?

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus
Phía trên: Người nông dân và con ngựa bịt mắt đi cày. Phía dưới bên trái: Túi hạt giống. Phía dưới bên phải: Thanh gươm và túi đựng tiền.

Phía bên trái người nông dân và con ngựa, chúng ta thấy có một thanh gươm và một chiếc túi đựng tiền. Điều này khiến người xem liên tưởng tới câu thành ngữ phương Tây: “Gươm và túi đựng tiền cần phải nằm trong tay người cẩn thận”; ý nói rằng quyền lực và tiền bạc nên được nắm giữ thận trọng. Tuy nhiên chúng lại bị đặt một cách bất cẩn ở bên đường. Chi tiết này cùng với việc người nông dân ăn mặc như một quý tộc, cho thấy tác giả bức tranh đang có ý ám chỉ những quý tộc không xứng đáng, thờ ơ trước người dân, lạm dụng tiền bạc và quyền lực của mình.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus
Đầu của một người đàn ông bị chết ló ra khỏi bụi rậm.

Phía trên ở đằng xa, bên trong bụi rậm, ló ra đầu của một người đàn ông, có thể là đã chết. Chi tiết này trùng khớp với một câu thành ngữ khác: “Chẳng có cái cày nào dừng lại vì một người đã qua đời”; hàm ý rằng sinh tử là quy luật ở đời, và dù thế nào cuộc sống vẫn phải tiếp tục.

Phía bên dưới nơi người nông dân đang cày ruộng, một người chăn cừu đang đứng giữa bầy cừu, không biết là đang mơ mộng hay trầm tư suy nghĩ. Liệu tác giả bức tranh có ẩn ý gì về hình ảnh người chăn cừu – một hình ảnh thường thấy trong tín ngưỡng phương Tây? Dù ngẩng lên nhìn trời, nhưng người chăn cừu cũng không hề phát hiện ra cú rơi của cậu bé Icarus.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus

Tại góc phải bên dưới tranh, một người đàn ông đang câu cá say sưa. Dù Icarus rơi ngay trước mặt ông, nhưng ông cũng không hề để ý. Nhìn tới đây, người xem hẳn sẽ cảm thấy rằng cả thế giới đều thơ ơ trước bi kịch của Icarus.

07 image

Con gà gô đậu ngay bên cạnh người câu cá, chính là biểu hiện của lẽ nhân quả. Trong Metamorphoses, trước khi cha Icarus bị bắt xây dựng mê cung Labyrinth, ông ta đã từng quá ghen ghét trước tài năng phát minh vượt bậc của cháu trai, và quyết định đẩy đứa bé từ trên lầu cao xuống đất. Tuy nhiên, một vị Thần đã kịp biến đưa bé thành gà gô. Và việc Icarus bị chết có lẽ chính là một sự trừng phạt đối với cha cậu bé.

Xem tới phần nền của bức tranh, chúng ta có thể thấy hương vị của biển cả, mà rõ nhất là một chiếc thuyền rất chi tiết. Tầm mắt tới bến cảng bị chặn lại bởi một hòn đảo trông nửa giống nhà tù, nửa giống pháo đài. Nó gợi nhớ tới hòn đảo có mê cung Labyrinth, nơi Icarus và cha bị vua Minos giam giữ.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus

Bến cảng và vùng thành thị xung quanh cũng được tác giả miêu tả rất chi tiết. Và đằng sau đó, dù bị sương mù che phủ, người ta vẫn có thể nhận ra đường nét của những ngọn núi.

Screenshot 9

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus

Những ngôi nhà trên đảo, những kiến trúc trên băng, cũng làm tăng thêm sự tinh tế của bức tranh.

09 image 10 image

Và đặc biệt nhất, là cảnh mặt trời đang lặn. Trong khi Metamorphoses mô tả rằng đôi cánh của Icarus bị mặt trời làm hỏng, thì tại đây, mặt trời lặn dường như không phải là nguyên nhân làm nóng đôi cánh của cậu bé. Nhưng mặt khác, người ta lại thấy được rằng, bao trọn mặt trời là một quầng sáng lớn hơn rất nhiều. Có vẻ như chính nó mới là nguyên nhân tạo ra bi kịch của Icarus.

12 image

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Thế giới không ngừng quay vì bi kịch của Icarus
Quầng sáng lớn hơn bao trọn lấy mặt trời.

Trên tổng thể, bức tranh tạo ra ấn tượng về một sự thờ ơ trước bi kịch của cậu bé Icarus. Mặc dù trái đất không ngừng quay vì cái chết của Icarus, nhưng dường như sự thờ ơ của tất cả vẫn khiến người xem cảm thấy có chút bi thương. Hơn thế nữa, những chi tiết biểu tượng trong tranh mà người ta không lý giải được càng khiến bức tranh có một sức hút kỳ lạ.

Bức “Landscape with the Fall of Icarus” không được ký tên, cũng không đề ngày tháng. Nó xuất hiện trong giới nghệ thuật vào năm 1912 và đã trở thành một phần của bộ sưu tập tại Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Bỉ cùng năm đó. “Landscape with the Fall of Icarus” thực sự là một kiệt tác, tuy vậy những chi tiết của bức họa lại ẩn chứa vô số câu hỏi vẫn chưa có lời giải cho tới tận ngày hôm nay.

Những nghiên cứu về tấm vải của bức vẽ cũng không đưa ra được một ngày tháng chính xác nào (khoảng giữa năm 1555 và 1635). Do hao mòn và những vết rạn mà công việc giám định này đã phải làm đi làm làm lại nhiều lần.

Tình huống càng trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của phiên bản thứ hai vào năm 1935. Tác phẩm này là một bức tranh sơn dầu trên gỗ. Tại thời điểm đó, nó được cho là một tác phẩm của Bruegel (bố) và được mua bởi nhà sưu tập David Van Buuren vào năm 1951. Đây là một trong những bức tranh quý trong bộ sưu tập của Bảo tàng Van Buuren ở Uccle.

13
Bức tranh thứ hai.

Bức họa thứ nhất là của ai? Ngôn ngữ biểu tượng trong tranh có hàm ý gì? Những điều đó đến nay vẫn chưa có một lời giải trọn vẹn.

Dù sao, hai bức họa được lưu trữ ở Bảo tàng Van Buuren và Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Bỉ vẫn là các tác phẩm quan trọng, không chỉ xứng đáng được trưng bày ở hai viện bảo tàng này mà còn trong cả lịch sử của nền nghệ thuật nhân loại.

Thanh Hương

Xem thêm:

Mời xem video: