Có câu: “Vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương, biết người biết mặt chẳng biết lòng”. Nhận định một người không dễ, biết được suy nghĩ của người khác lại càng khó hơn. Quan sát sâu sắc, xem xét cẩn thận và nhìn nhận bức tranh toàn cảnh từ những chi tiết nhỏ thông qua nhiều khía cạnh khác nhau mới có thể phán đoán được người đối diện.

3 diem nhin nguoi 01
(Ảnh minh họa: Ranta Images, Shutterstock)

Nhận biết người qua dáng vẻ, phong thái

Nhà văn người Mỹ, Elbert Hubbard, đã từng nói: “Dáng vẻ của một người, thường thường có sức thuyết phục hơn so với vẻ bề ngoài của họ.” Chúng ta có thể làm cho vẻ ngoài của mình trở nên tươi sáng và đẹp hơn thông qua cách ăn mặc. Nhưng phong thái của một người thì không thể thay đổi dễ dàng trong một khoảng thời gian ngắn.

Dáng vẻ, phong thái của một người sẽ hiển thị thế giới nội tâm của người đó. Ví như một người thích bước đi với những bước chân lớn và ngẩng cao đầu thì phải phóng khoáng và tự tin hơn một người bước đi với những bước chân nhỏ và rụt rè. Một người có đôi mắt sáng và kiên định, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt hơn so với một người có đôi mắt tránh né và lấm lét. Những chi tiết về cách cư xử này có thể trực tiếp giúp chúng ta cảm nhận được người khác ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.

“Phong thái là đồng phục của tâm hồn”, hiểu được phong thái của một người là bước khởi đầu để hiểu được tâm hồn của người đó.

Nhận biết người qua lời nói

Cổ nhân nói: “Tự vi tâm họa, ngôn vi tâm thanh”, chữ viết là hình vẽ của tâm, lời nói là thanh âm của tâm. Những gì mà một người nói ra có thể phản ánh một phần suy nghĩ bên trong của họ. Nếu một người luôn nói năng lễ phép, ngôn từ giản dị và tình cảm chân thành thì người này không chỉ có phẩm cách và mức độ tu dưỡng rất cao mà trong tâm của họ nhất định có sự tôn trọng đối với mọi người. Nếu một người thích ngắt lời, nói chen ngang vào và còn có mục đích rất mạnh ở trong lời nói của mình, thì có thể khẳng định người này đối nhân xử thế kém.

Lưu Vũ Tích, thi nhân thời nhà Đường từng nói: “Ngôn hữu tận nhi ý vô cùng”, nghĩa là lời nói thì có hạn nhưng ý tứ thì vô cùng. Một câu đơn giản nhưng thường thường lại bao hàm rất nhiều ý tứ khác nhau. Chúng ta cần thông qua cách nói chuyện của người khác mà quan sát suy nghĩ của họ, cảm nhận được tính cách và trí tuệ cảm xúc của người đó.

Nói chung, chúng ta không chỉ nên học cách nói chuyện mà còn phải học cách quan sát người khác nói chuyện, từ đó lựa chọn bạn đời, bạn đồng nghiệp, bạn tâm giao.

Nhận biết người qua thói quen

Người ta ví thói quen của một người giống như rễ cây, mặc dù không nhìn thấy nhưng lại quyết định hướng phát triển và lan rộng của cành cây. Tuân Tử nói: “Tập dữ tính thành, tính thành tắc tập quán hĩ”, thói quen dưỡng thành tính cách, tính cách hình thành thói quen. Thói quen của một người thường phản ánh tốt nhất tính cách thực sự của họ. Ví như một người có thói quen lôi thôi luộm thuộm thì nhà cửa của người này nhất định sẽ không gọn gàng và sạch sẽ.

Trong cuộc sống, khi tiếp xúc với một người, nếu có thể để ý thói quen của người này, thì có thể hiểu được nhiều phương diện về họ. Người có thói quen lắng nghe ý kiến ​​của người khác, tôn trọng lời nói của người khác chứng tỏ trong lòng họ ít tự phụ, thường khoan dung với người khác hơn. Ngược lại, một người có thói quen luôn cho mình là trung tâm thì sẽ khiến người khác rất khó chịu khi kết giao hay sống cùng.

Triết gia người La Mã, Seneca, đã từng nói: “Thói quen là bản chất thứ hai”. Từ những thói quen nhỏ của một người, chúng ta có thể hiểu được con người thực sự của người đó. Và bằng cách tương tác với những người có thói quen tốt, chúng ta có thể trở thành những người tốt hơn.

Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Tiểu Phương
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: