Tản mạn chuyện khoa bảng tại Trung Hoa thời xưa
- An Hòa
- •
Vào thời xưa khi không có chiến loạn, để có được tiền đồ, tìm cho mình một con đường đi tốt, thay đổi hoàn cảnh của bản thân và gia đình, người phương Đông phần lớn trông chờ vào việc khoa bảng, thi cử. Việc khoa bảng xuất hiện ở khắp các quốc gia tôn sùng Nho giáo. Vậy thì chuyện khoa bảng tại Trung Hoa thời xưa có gì đặc biệt?
Khoa bảng thời xưa cũng rất tốn tiền
Trong một số bộ phim điện ảnh về thời cổ có một mô-típ như vậy, các sĩ tử nghèo gặp được quý nhân xem trọng họ, hỗ trợ vật chất, tiền bạc cho họ, sau khi thi đỗ xong quay về báo ân. Có thể thấy rằng chi phí thi cử ở Trung Hoa thời xưa cũng rất nặng nề đối với một gia đình bình thường.
Đầu tiên là lệ phí thi. Vào năm 850, thí sinh Lưu Thuế đã viết một bài văn về nỗi khổ của việc đi thi: “Nhà ở phương Nam Cửu Khúc, đến Trường An gần bốn nghìn dặm. Dưới gối không được nâng đỡ, tứ phía không có người thân. Một ngày đi sáu mươi dặm, đường đi và về dài như đường đi cả nửa đời, mất ba tháng mới đến nơi, còn lại thức ăn, quần áo cho hai tháng. Nhỡ mà bị bệnh còn phải chịu mưa gió, chẳng phải là quá hỗn tạp hay sao! Là mưa gió khiến tóc bạc trắng, ruộng vườn trở nên hoang tàn”.
“Đường đi và về mất đến cả nửa đời” mà Lưu Thuế viết tuy nói đến sự cay đắng của quá trình đến nơi thi cử, nhưng cũng phản ánh áp lực kinh tế nặng nề. Suốt nửa năm chẳng những không có thu nhập mà tiền xe ngựa, nơi ở, ăn uống cũng là một khoản rất lớn.
Ngày xưa đi thi còn một số khoản tiền phải chi nữa, mỗi cuộn giấy mà thí sinh dùng đều phải tự trả, lại thêm một vài dụng cụ thi khác nữa như dầu, nến, nước, than, thức ăn, quần áo, v.v. cộng tất cả vào là một khoản không hề nhỏ.
Tắm trước khi thi phòng gian lận
Để đề phòng gian lận trong thi cử, ngày xưa cũng có những biện pháp nghiêm ngặt… Tắm từng là cách quan trọng để đề phòng gian lận khi thi cử. “Kim Sử” có ghi chép, ngày xưa trước kì thi, các sĩ tử đều phải bị binh lính không biết chữ lục soát người. Sau đó có người chỉ ra rằng: “Tuy việc kiểm tra phải rất nghiêm ngặt, nhưng đến mức kéo áo, xem tai xem mũi, vậy thì hơi quá đáng, rõ ràng thiếu tôn trọng các sĩ tử!”. Dần dần, họ kiến nghị lên nhà vua “sử dụng cách bảo các sĩ tử đi tắm, các quan có thể soát quần áo kĩ hơn, vừa có thể phòng gian lận, lại vừa không thất lễ” và điều này đã được chấp nhận. Thông qua việc tắm và nộp quần áo theo quy định trước khi thi, vừa có thể phòng gian lận, vừa không “thất lễ”, cách này rất hợp lý.
Các triều đại Trung Hoa luôn nghiêm khắc cấm hiện tượng gian lận trong thi cử. Đặc biệt là đến thời nhà Thanh, việc gian lận ngày càng nhiều, để phòng tránh việc này, hoàng đế nhà Thanh chẳng những quy định rất kỹ càng về trang phục và những vật dụng cần dùng mà thí sinh mang theo, mà còn ban lệnh kiểm tra, khám xét nghiêm ngặt. Tất cả các sĩ tử đều phải bị khám người, ngay cả búi tóc trên đầu thí sinh cũng phải tháo ra để kiểm tra, thậm chí còn phải kiểm tra cả mông. Thế nhưng dù có nghiêm ngặt đến mấy thì việc gian lận đôi khi vẫn xảy ra.
Rất phổ biến việc thí sinh học lại sau khi thi rớt
Có rất nhiều thí sinh Trung Hoa cổ đại ở lại trong chùa yên tĩnh sau khi thi xong ở kinh thành và “đóng cửa khổ luyện”, ôn tập cho kì thi sau, đặc biệt là ở các thí sinh thi rớt.
Vào thời nhà Đường, thí sinh không về nhà sau khi thi xong được gọi là “nghỉ hè”, bởi vì phải trải qua mùa hè ở kinh thành để ôn tập. Thời này rất thịnh hành việc ôn thi lớp hè. Lớp hè chủ yếu tập trung vào “viết văn”, sáng tác thơ. Việc các thí sinh không về nhà sau khi thi xong cũng có nguyên nhân khách quan, thời xưa phương tiện đi lại bất tiện, những ai không có tiền thì phải đi bộ để đến điểm thi, trên đường đi thiếu thốn nhiều thứ, rất nhiều người đi mất nửa năm trời. Vì thế có rất nhiều sĩ tử không về nhà mà ở lại kinh thành, như vậy sẽ đỡ phải mất tiền đi lại và đỡ mệt mỏi hơn, lại vừa có thời gian ôn bài.
Thí sinh thi rớt có thể xem bài thi
Ngày xưa việc chấm thi ở Trung Hoa mang tính chủ quan, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi của các thí sinh, có rất nhiều người không đậu là do bị những người chấm thi không có trách nhiệm đánh rớt. Vì thế có những giám khảo có trách nhiệm sẽ xem lại những bài thi bị rớt, giám khảo cũng có quyền đề nghị xem lại những bài thi không được giám khảo khác chọn.
Ngoài ra còn có một quy định rất hay đó là cho phép sĩ tử thi rớt được xem lại bài thi, đây cũng là một cách hay để giám sát người chấm bài. Nếu chấm rớt cho một bài thi xuất sắc, hễ thí sinh phát hiện ra thì sẽ xảy ra rắc rối lớn, người chịu trách nhiệm sẽ bị định tội.
Thông thường 10 ngày sau khi công bố kết quả thi, các sĩ tử không đậu đều có thể được xem lại bài thi của mình. Trên bài thi sẽ có lời phê của người chấm, xem là sẽ hiểu được vì sao mình bị đánh rớt.
Chuyện khoa bảng xem trọng “ấn tượng đầu tiên”
Trong khoa cử Trung Hoa thời xưa, “ấn tượng đầu tiên” quyết định vận may. Để nhanh chóng chấm bài xong, hoàn thành công việc trong thời gian quy định, người chấm thi cũng phải nghĩ ra biện pháp, trong đó cách chủ yếu nhất là xem mở đầu bài thi, người xưa gọi việc này là “dừng đọc từ đầu bài nghĩa là dừng đọc cả bài”.
Thông thường thì nếu thí sinh làm tốt phần mở đầu thì sẽ được điểm cao khi chấm, trên cơ bản là có hy vọng có tên trên bảng vàng.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Từ khóa khoa bảng gian lận thi cử khoa cử sĩ tử Trung Hoa người xưa