Bầu cử tổng thống Mỹ 2020: Cuộc chiến bảo vệ luật pháp Hoa Kỳ
- Như Tùng
- •
Những gì xảy ra trên đất Mỹ ngày nay không thể không nhắc người ta nhớ đến cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Bài viết của Như Tùng, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.
Có lẽ một số người cho rằng Hoa Kỳ là một quốc gia, quan điểm này là sai lầm. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thực chất là một Hợp chủng quốc gồm 51 “quốc gia” (50 tiểu bang và 1 đặc khu). Mỗi tiểu bang đều có quyền lực độc lập rất cao. Danh hiệu “Hợp chủng quốc” có hơi giống với “Liên Hợp Quốc” không? Tương tự như vậy, mọi phản ứng đều hướng về quan niệm xây dựng quốc gia của người Mỹ. Do đó, cách đây 2 ngày, ông Mark Milly, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã nói rằng, quân đội Mỹ chỉ trung thành với Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ và sẽ không trung thành với bất kỳ cá nhân, giáo phái, bộ tộc, hay “quốc gia” nào. Sự hiểu biết của tôi về khái niệm “quốc gia” mà ông ấy đang nhắc đến ở đây là từng tiểu bang. Tôi hiểu rằng những gì ông ấy nói vào thời điểm đó có nghĩa là, Hoa Kỳ không được phép chia rẽ. Nếu bất kỳ tiểu bang nào dám chia cắt, quân đội Hoa Kỳ sẽ động thủ với tiểu bang đó. Vậy lời này rốt cục là nói cho ai nghe? Mỗi tiểu bang đều hiểu rõ điều này.
Một số người có thể nói rằng, nếu ông Mark Milly nói như vậy, liệu các sĩ quan và binh lính bên dưới có nghĩ như vậy không? Người Mỹ ngay từ ngày đầu tiên đi học đã được giáo dục phải trung thành với Hiến pháp Liên bang, người dân có thể tự do đi lại giữa các bang, nhưng không có vấn đề về lòng trung thành với nơi họ sinh ra (bang, quốc gia). Nói cách khác, trong lòng các sĩ quan và binh lính quân đội Mỹ chỉ có Liên bang, không có “Tổ quốc”. Chỉ cần mệnh lệnh của ông Mark Milly là vì mục tiêu bảo vệ Hiến pháp, các sĩ quan và binh lính sẽ tuân lệnh, các tiểu bang sẽ không dám làm loạn. Lý do tại sao ông Mark Milly lại nói điều này, có lẽ là vì quá trình tổng tuyển cử đã phản ánh những dấu hiệu của sự chia rẽ nghiêm trọng trong xã hội Mỹ, khiến các tiểu bang cũng thấy rút dây động rừng.
Hoa Kỳ từng bị chia rẽ trong lịch sử, vào thời Nội chiến
Nội chiến là một cuộc chiến giữa những người được giải phóng ở miền Bắc do TT. Lincoln lãnh đạo và những chủ nô (và những nô lệ mà họ bắt giữ) ở miền Nam. Hai bên giao chiến là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ở miền Bắc và Liên minh Hoa Kỳ ở miền Nam. Nghĩa của từ liên minh là liên minh giữa các quốc gia khác nhau, tương tự như ý nghĩa của Hợp chủng quốc và Liên hợp quốc. Sự khác biệt cốt lõi giữa miền Bắc và miền Nam là chế độ nô lệ có hợp pháp hay không, ở miền Bắc thì không, nhưng ở miền Nam lại là hợp pháp. Bởi miền Bắc đã giành được chiến thắng cuối cùng trong cuộc Nội chiến, nên Hoa Kỳ hiện nay được gọi là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Ngày nay, các bài đăng trên Twitter của TT. Trump thường bị đánh dấu hoặc thậm chí bị xóa. Đồng thời các tài khoản Twitter và nhóm người hâm mộ của một số người ủng hộ ông cũng bị chặn. Một số người cực tả trong Đảng Dân chủ đã đề xuất: Lập danh sách những người ủng hộ TT. Trump để ngăn không cho phép họ làm việc trong chính phủ Dân chủ trong tương lai, v.v. Điều này phải chăng là tước bỏ quyền lợi của những công dân tự do?
Trong văn hóa Anh-Mỹ có luật rằng, tài sản tư nhân là bất khả xâm phạm. Trong thời đại ngày nay, những người cánh tả sẽ không ngu ngốc đến mức trực tiếp tịch thu tài sản tư nhân (tới nay mà thôi), nhưng lại có thể biến tướng, tịch thu tài sản tư nhân một cách ngụy tạo và dần dần. Phương pháp làm chính là liên tục tăng thuế suất. Sau khi thuế suất tăng lên, người dân tự do có nhiều khả năng sẽ bị phá sản, và họ sẽ trở thành công nhân sau khi phá sản. Sau khi liên tục bị tước bỏ các quyền khác nhau và bị mất tài sản riêng, thì họ đã tiến rất gần với định nghĩa về “nô lệ”.
Bằng cách này, chúng ta có thể hiểu được sự khác biệt giữa chính sách của TT. Trump và ông Biden. Chính phủ trước đây là chính phủ nhỏ, thuế thấp, bảo vệ công dân tự do và bảo vệ các quyền khác nhau của người dân (chủ yếu là quyền tự do ngôn luận và quyền tự do sở hữu súng), còn ông Biden thì ngược lại. Thường có những người bạn nói với tôi rằng, các chương trình chính sách của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã không còn khác biệt. Ý kiến này rất phiến diện.
Do đó, xung đột trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay thực chất là phần tiếp theo của cuộc Nội chiến. Hay những gì đang diễn ra hiện nay là “Cuộc chiến bảo vệ luật pháp” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Trong những ngày đầu của cuộc Nội chiến, miền Nam đã chiếm thế thượng phong. Các tư lệnh quân miền Nam Robert Lee và Thomas Jackson nhiều lần đánh bại quân miền Bắc. Phải đến khi TT. Lincoln bổ nhiệm tướng Grant làm chỉ huy quân miền Bắc thì tình thế mới đảo ngược. Về việc tại sao miền Bắc sẽ giành chiến thắng cuối cùng, các nhà sử học có nhiều ý kiến, cả về quân sự và chính trị. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, sự kiện hàng triệu người tuần hành đổ về Washington D.C và các bang khác vào ngày 14 tháng này để ủng hộ TT. Trump, chính là nền tảng cho chiến thắng cuối cùng của miền Bắc.
Nhiều người đã tự phát phóng xe hàng ngàn cây số đến thủ đô để ủng hộ TT. Trump. Trong tương lai, khi cần họ sẽ ra chiến trường với khẩu súng dài và xe bán tải của mình mà không ngần ngại, dùng tính mạng để bảo vệ niềm tin và quyền lợi chính đáng của mình. Đây là lý do căn bản tại sao TT. Lincoln đã có thể giành chiến thắng trong cuộc Nội chiến ngay từ đầu, và tương lai miền Bắc cũng sẽ như vậy.
Có một “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” như ngày nay là bởi có những người ủng hộ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, người dân như thế nào, quốc gia sẽ như thế nấy.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là một trong những trận chiến chính của “Cuộc chiến bảo vệ luật pháp” Mỹ
Đủ thứ thông tin hỗn loạn, khó hiểu và cách tuyên truyền coi thường sự thật của các kênh truyền thông cánh tả khiến người dân nhìn cuộc bầu cử như nhìn ảo ảnh. Một điều quan trọng không kém là người ngoài khó có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng về các báo buộc của Hopkins, nhân viên Bưu điện Pennsylvania và nhân viên các công ty cung cấp dịch vụ phần mềm tham gia trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ ở thành phố Detroit, rốt cuộc sẽ ảnh hưởng đến phán quyết cuối cùng của hệ thống tư pháp liên bang về kết quả của cuộc bầu cử này như thế nào.
Những người bình thường càng khó nắm bắt được phán quyết nào sẽ được tòa án các cấp đưa ra trong hàng loạt vụ kiện do đội vận động tranh cử TT. Trump đưa ra và thời gian sẽ kéo dài bao lâu. Dựa trên hàng loạt những bất ổn này, người ta khó có thể phán đoán được tương lai của cuộc bầu cử sẽ ra sao.
Hai sự kiện quyết định quân át chủ bài của “trận chiến” tổng tuyển cử sẽ lần lượt lộ diện.
Đầu tiên là việc bang Georgia kiểm lại phiếu thủ công
Sau cuộc kiểm phiếu đầu tiên cho cuộc tổng tuyển cử, tại bang Georgia, nơi có hơn 5 triệu phiếu bầu, ông Biden đã dẫn đầu với khoảng 14.000 phiếu, với tỷ lệ dẫn đầu là 0,28%, một con số rất nhỏ.
Trong cuộc tổng tuyển cử này, hành vi gian lận phần mềm có khả năng là có thật. Nếu không, sẽ không thể giải thích tại sao số phiếu của TT. Trump đột ngột giảm vào một thời điểm nhất định. (Số phiếu chỉ có thể dừng lại hoặc tăng lên chứ không thể giảm xuống.) Cũng không thể giải thích về “Đường cong phiếu bầu Biden”. Các chuyên gia toán học đã chứng minh rằng, đường cong phiếu bầu của ông Biden không tuân theo định luật Benford.
Gần đây, ông Shiva, tiến sỹ kiêm nhà khoa học người Mỹ gốc Ấn tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đăng tải đoạn video cho biết, đội ngũ của ông đã tiến hành phân tích dữ liệu phiếu bầu ở 4 quận tại tiểu bang Michigan và phát hiện có ít nhất 69.000 phiếu bầu cho TT Trump bị phần mềm kiểm phiếu chuyển sang cho Biden. Dữ liệu phiếu bầu của tiểu bang Michigan bao gồm ba quận lớn là Auckland, Macomb và Kent, chỉ cần tỷ lệ ủng hộ Đảng Cộng hòa vượt trên 20% thì thuật toán của phần mềm sẽ tự động giảm bớt số phiếu bầu cho ông Trump, như vậy khu vực nào có tỷ lệ bầu cho Đảng Cộng hòa càng cao thì tỷ lệ số phiếu bị chỉnh sửa càng cao. Đội ngũ của ông Shiva đã công khai yêu cầu kiểm tra đối chứng số phiếu của TT Trump và Biden trên mạng.
Tiếp theo là công ty cung cấp dịch vụ kiểm phiếu điện tử cho cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ dính vào tin đồn gian lận bầu cử
Nếu có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ thông qua phần mềm, chắc chắn sẽ để lại dấu vết trên máy chủ Dominion, và dữ liệu bầu cử thực có thể được khôi phục. Với sức mạnh kỹ thuật của Mỹ, sẽ không mất quá nhiều thời gian để khôi phục dữ liệu trên máy chủ Dominion. Nếu gian lận phần mềm cuối cùng được xác nhận, ông Biden sẽ không thể không biết điều đó hoặc chỉ có thể tuyên bố thất bại.
Ông Louis Gohmert, dân biểu bang Texas, tiết lộ thông tin rằng, quân đội Hoa Kỳ đã đột kích Công ty Scytl ở thành phố Frankfurt của Đức và tịch thu máy chủ Dominion của công ty này. Mặc dù chưa có thông tin kiểm tra xác thực, nhưng có điều khó hiểu là nếu điều này không đúng, các quan chức Đức và Mỹ chắc chắn sẽ phủ nhận, vì rất dễ dẫn đến xung đột ngoại giao giữa hai nước. Tuy vậy đến nay chưa có bên nào lên tiếng về tin đồn này.
Các quân át chủ bài đang lần lượt được hé lộ. Biết đâu chúng ta thức dậy một ngày, và thấy một bên đã tuyên bố thất bại, cuộc bầu cử năm 2020 ở Hoa Kỳ kết thúc. Đương nhiên, còn có một khả năng thứ 3, là sẽ xảy ra chuyện ngoài dự liệu.
Hai việc trên có tác động quyết định đến ông Biden, nhưng với TT. Trump lại không như vậy.
Thứ nhất, có sự chậm trễ trong việc kiểm phiếu ở một số tiểu bang, bao gồm cả bang Pennsylvania. Bất kể quan chức hành chính tiểu bang hay tòa án tiểu bang đưa ra quyết định này, thì những hoạt động này đều là bất hợp pháp, nếu không thông qua luật lập pháp. Do đó, Phán quyết của Tòa án Tối cao Liên bang về việc trì hoãn kiểm phiếu sẽ có tác động quyết định đến kết quả bầu cử của các bang.
Thứ hai, trong quá trình kiểm phiếu ở một số bang như Pennsylvania, bị cáo buộc là không có sự giám sát hiệu quả và cần phải chờ phán quyết của Tòa án Tối cao Liên bang. Một khi quá trình kiểm phiếu bị tuyên bố là bất hợp pháp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử của các bang.
Thứ ba, những trường hợp như đổi ngày theo dấu bưu điện, phiếu bầu cho người chết, phiếu ma đều cần tòa án xét xử.
Dù kết quả của cuộc tổng tuyển cử như thế nào, thì đây cũng chỉ là một trận chiến quan trọng trong “Cuộc chiến bảo vệ luật pháp” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, vẫn cách thắng lợi cuối cùng còn rất xa.
Người Mỹ sẽ chiến đấu để “bảo vệ luật pháp” vì lịch sử không thể bị thụt lùi! Cũng không thể để nền văn minh nhân loại bị cát bụi vùi lấp.
Như Tùng
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân của tác giả.)
[Việt Sub] Chất vấn gay cấn của TNS Blackburn với CEO Facebook và Twitter
Xem thêm:
Từ khóa Bảo vệ hiến pháp Gian lận bầu cử Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Dòng sự kiện Bảo vệ luật pháp