Blog: Tập Cận Bình và niềm tin mù quáng vào ‘Đông lên Tây xuống’
- Hoàng Thế Trạch
- •
Thời điểm trước thềm Giáng sinh năm nay, tờ Wall Street Journal (WSJ) có nhận định rằng lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vẫn rất tin vào chuyện “Đông lên Tây xuống”, không thay đổi thái độ về phương Tây. Khác với quan điểm thường thấy, WSJ chỉ ra “Đông lên Tây xuống” thực tế đề cập đến sự trỗi dậy của Đài Loan và Nhật Bản ở phía đông Trung Quốc, còn chính Trung Quốc ở phía tây Đài Loan và Nhật Bản bị suy thoái.
Nhưng việc Tập Cận Bình vẫn tin tưởng mù quáng vào “Đông lên Tây xuống” phản ánh vấn đề của người Hoa, trong đó có cựu thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết (Ke Wenzhe), người vừa bị Chính phủ Đài Loan kiện vì tội tham nhũng, đó là u mê cho rằng có thể dùng quyền lực [chính trị] là được tất cả, không hiểu và không có tâm và tầm để biết vấn đề hệ trọng là có căn cơ nền tảng vững chắc [làm chủ tri thức khoa học], cái gọi là phép màu kinh tế Trung Quốc là lãng mạn hóa kiểu tư duy gọi là “đi tắt đón đầu”.
Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc hoàn toàn khác Trung Quốc
Trước đây, người lớn tuổi thường khuyên người trẻ phải có căn cơ nền tảng vững chắc, nhưng họ lại thường là người không có điều đó, chẳng qua chỉ là lớn tuổi và nắm quyền. Làm kinh doanh chân chính nên từng bước làm tốt sản phẩm và dịch vụ, có dịch vụ và sản phẩm thực sự và từ đó có được thương hiệu và tín nhiệm của khách hàng. Nhưng nhiều bậc trưởng bối người Trung Quốc hay dựa vào kỹ xảo để kinh doanh, nói nặng là làm giàu bằng cách đầu cơ đánh bạc.
Nếu ĐCSTQ muốn củng cố những thành tựu đạt được trong phép màu kinh tế thì nên học Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đầu tư mạnh vào giáo dục, đầu tư nghiêm túc vào nghiên cứu công nghệ. Giống như thành tựu của hãng bán dẫn TSMC, một trong những chìa khóa chính là “Kế hoạch Nighthawk (Diều hâu đêm)” của ông Morris Chang (Trương Chung Mưu), nhân viên nghiên cứu và phát triển thay nhau làm theo ca 24/24 khổ tâm nghiên cứu. Bất kể là Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan, đều có nắm giữ không ít công nghệ then chốt, họ có được bằng chính tinh thần của họ chứ không phải là đi ăn cắp hay bắt chước.
Chẳng qua người Trung Quốc nghiện thủ đoạn xảo quyệt để đánh cắp công nghệ hoặc đánh bại đối thủ cạnh tranh. Nào là “kế hoạch ngàn người tài”, thực tế là đánh cắp công nghệ Mỹ, cử một số lượng lớn sinh viên ra nước ngoài làm gián điệp.
Để quét sạch các đối thủ cạnh tranh khác, họ làm vật rẻ cho người nghèo, cung cấp một lượng lớn trợ cấp để loại trừ đối thủ, thậm chí làm theo cách của Đức Quốc xã như buộc người Duy Ngô Nhĩ cung cấp lao động giá rẻ để đạt được mục tiêu loại trừ các đối thủ phương Tây.
Từ Web 2.0 đến công nghệ bán dẫn, câu hỏi lớn là Trung Quốc có thể tạo ra những đóng góp công nghệ đáng kể nào. Nếu Trung Quốc có khai phá đổi mới riêng trong công nghệ bán dẫn, và bản thân họ cũng là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng bán dẫn, tin rằng các nước phương Tây muốn cấm xuất khẩu máy in thạch bản sang Trung Quốc là có những lo lắng chính đáng. Nhưng thực tế là để sản xuất chip công nghệ cao, không có phần quan trọng nào trong toàn bộ chuỗi cung ứng mà Trung Quốc có thể kiểm soát được.
Vấn đề phân bổ nguồn lực của ĐCSTQ
Khi Trung Quốc đạt được thành quả trong cải cách mở cửa kinh tế, họ đã không thực sự chú trọng đầu tư nguồn lực vào giáo dục và nghiên cứu phát triển khoa học, cũng như thực hiện cải cách giáo dục cần thiết để nâng cao trình độ học vấn và thực sự giải phóng tư tưởng, chỉ dùng tiền để mua chuộc các nước châu Phi, thậm chí dùng để mua tàu sân bay lỗi thời, trong khi các quan chức tham nhũng thì vơ vét bất chấp, về vấn đề Tập Cận Bình đắc tội với người dân và bị các nước phương Tây tẩy chay thì ngay cả Đức Quốc xã cũng không sánh bằng. Mặc dù Đức Quốc xã trước Thế chiến II cũng đã bị các nước phong tỏa, nhưng khi đó Đức Quốc xã vẫn nắm vững rất nhiều công nghệ tiên tiến, khả năng kỹ thuật và khoa học của người Đức đã có tầm cỡ trên thế giới, còn ngày nay thì vị thế của Trung Quốc [trên thế giới] về kỹ thuật và khoa học đương nhiên không thể so sánh với Đức Quốc xã ngày trước.
Vì vậy, kết quả của việc dựa vào cái gọi là ‘đi tắt đón đầu’ là không có chỗ đứng vững chắc để nâng cấp được nền tảng công nghệ, như vậy không chỉ không xuất hiện cái gọi là “Đông lên Tây xuống” mà còn ngược lại, trong hoàn cảnh các nước phương Tây không còn mua sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc và cũng không bán công nghệ mới nhất cho Trung Quốc, thì Trung Quốc dựa vào đâu để vươn lên?
Do đó cái gọi là “Đông lên Tây xuống” không có căn cứ, thậm chí còn hoang đường hơn tư tưởng “Trung học vi thể, Tây học vi dụng” (học vấn của Trung Quốc là cái gốc/căn bản, học vấn của phương Tây thì thực dụng) của thời mạt kỳ nhà Thanh.
Bản thân chuyện ông Tập Cận Bình cho rằng giảm phát là tốt cũng quá hoang đường, không biết gì về những thành tựu mà Trung Quốc đạt được từ năm 1978 là như thế nào và đó chính là lý do giải thích việc ông ta sở hữu thế cờ tốt nhưng làm hỏng, cứ tưởng thế cờ tốt đó sẽ mãi duy trì được.
Phá vỡ định mệnh nằm ở sự thức tỉnh của người dân
Nhiều thời thịnh vượng trong lịch sử Trung Quốc thường chỉ tồn tại trong giai đoạn ngắn, không thể duy trì lâu dài, không thể thoát khỏi lời nguyền của hệ thống độc tài, vinh quang của Trung Quốc sẽ chỉ giống như thị trấn nhỏ hư cấu Macondo trong tác phẩm nổi tiếng “Trăm năm cô đơn” (Cien años de soledad) của văn hào Gabriel Márquez. Từ lâu trước khi Hồng Kông nhượng lại cho Anh, các nước Nam Mỹ đã tách khỏi Tây Ban Nha rồi độc lập, việc các nước Nam Mỹ đổ lỗi cho chủ nghĩa thực dân rất rõ ràng là không phù hợp, nhưng tại sao lại xuất hiện tình huống như “Trăm năm cô đơn”, vấn đề thực sự nằm ở khả năng thức tỉnh của người dân đối với hệ thống cai trị. Chuyện mơ mộng giữa ban ngày “Đông lên Tây xuống” thì không chỉ có Tập Cận Bình, và Tập Cận Bình cũng không phải người cuối cùng có kiểu mơ mộng đó!
Từ khóa Tập Cận Bình Đông lên Tây xuống