LSQ Trung Quốc tại Manchester diễn màn đấm đá, muốn lập công với ông Tập
- Trần Duy Kiện
- •
Chủ nhật tuần trước, người Hồng Kông ở Anh đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong thời gian này, một số người đàn ông đi ra từ Lãnh sự quán của ĐCSTQ, phá hủy các biển hiệu và lấy đi một bức chân dung châm biếm ông Tập Cận Bình. Họ cố gắng kéo hai người biểu tình vào Lãnh sự quán. Một trong những người biểu tình tên là Bob, bị kéo vào bên trong khuôn viên Lãnh sự quán và bị đánh, đá, dẫn đến đa chấn thương.
Vụ việc đã gây ra một sự chấn động mạnh trong chính trường Anh. Quốc hội Anh đã tiến hành một cuộc điều tra khẩn cấp về vụ việc, một số thành viên của Quốc hội đã kêu gọi trục xuất Tổng lãnh sự Trung Quốc. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã đảo lộn trắng đen, nói rằng những kẻ quấy rối đã vào Lãnh sự quán một cách bất hợp pháp, không thể để an ninh, tôn nghiêm và danh dự của Lãnh sự quán Trung quốc ở nước ngoài bị xâm phạm.
Trong những năm qua, người Hoa ở nước ngoài đã tổ chức các cuộc biểu tình tại các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của ĐCSTQ. Những hoạt động này là những quyền cơ bản được pháp luật địa phương bảo vệ và chúng cũng là chuẩn mực trong đời sống chính trị ở các nền dân chủ phương Tây. Trong thời gian hoạt động của các nhóm biểu tình, Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc sẽ tăng cường an ninh, đồng thời yêu cầu cảnh sát địa phương có mặt để bảo vệ. Nhưng nhân viên Đại sứ quán và Lãnh sự quán không ra mặt, nhiều nhất cũng chỉ là cử các nhóm Hoa kiều thân cộng đến chống lại và phá rối. Tuy nhiên, hành động lần này của Tổng Lãnh sự quán Manchester trái với bình thường, không chỉ lộ diện mà còn dùng vũ lực để đánh người biểu tình, lôi người biểu tình vào bên trong khuôn viên của Lãnh sự quán để chuẩn bị “dạy cho một bài học”. May mắn là cảnh sát Anh đã giải cứu được nạn nhân ra. Nếu không có cảnh sát giải cứu, bị người của Lãnh sự quán kéo vào nhốt và đánh đập thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn.
Chính ông Trịnh Hy Nguyên (Zheng Xiyuan), Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Manchester, là người đã chỉ đạo và tham gia vào vụ đánh người biểu tình. Rõ ràng, ông không còn hài lòng với ngôn ngữ bùng nổ kiểu ‘sói chiến’ (chiến lang) của các cơ quan ĐCSTQ hải ngoại, mà muốn ‘tay đấm chân đá’. Bởi lần biểu tình này có bức chân dung xúc phạm ông Tập, bảo vệ tôn nghiêm của nhà lãnh đạo để có thể nhận được sự ưu ái tin tưởng của ông Tập, đã trở thành động cơ chính của ông. Mặt khác, ông Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming), Đại sứ cấp trên của ông Trịnh Hy Nguyên tại Vương quốc Anh, cách đây không lâu đã khuyến khích các nhà ngoại giao các cấp chủ động đấu tranh với các vấn đề đối ngoại. Và tuyên bố rằng sở dĩ có “sói chiến” là vì trên thế giới này có sói.
‘Ngoại giao sói chiến’ của ĐCSTQ bắt đầu từ thời Mao. Cách đây 55 năm, ông Diêu Đăng Sơn (Yao Danshan), Đại biện Lâm thời của Đại sứ quán ĐCSTQ tại Indonesia, đã kích động Hoa kiều bạo động chống lại Chính phủ nước này. Ông ta bị trục xuất về nước và được chào đón như anh hùng, được ông Chu Ân Lai đích thân đến sân bay đón, và còn được ĐCSTQ phong là “Chiến sĩ ngoại giao đỏ”. ‘Ngoại giao chiến lang’ bắt đầu từ thời điểm đó. Do công trạng ‘chiến lang’ nên ông ta đã được vợ chồng Mao Trạch Đông và Giang Thanh gặp mặt, nhất thời cũng được nở mày nở mặt.
Nghĩ đến Lãnh sự Trịnh Hy Nguyên với tư cách là quan chức ngoại giao, chắc hẳn sẽ không lạ gì với đoạn lịch sử nói trên. Liệu có phải ông ấy muốn làm Diêu Đăng Sơn thứ hai, để giành được sự sủng ái của ‘Tập hoàng đế’? Nhưng những vấn đề chính trị thì không phải là một nhân vật nhỏ có thể nắm bắt được, mò đoán ‘thánh ý’ (của lãnh đạo) đôi khi cũng bị sai lầm, và mang đến họa sát thân.
Khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu, ‘chiến lang’ Diêu Đăng Sơn trở thành Hồng vệ binh, cùng với phe tạo phản của Học viện Ngoại ngữ đã tấn công cơ quan đại diện của Anh, ném bom xăng vào bên trong sứ quán, đây chính là vụ lửa thiêu văn phòng đại diện Anh nổi tiếng (xảy ra vào tháng 8/1967).
Sau đó, các nhà ngoại giao của ĐCSTQ từ Văn phòng Đại diện Trung Quốc ở London đã đụng độ với những người dân Anh đang biểu tình và khua gậy động thủ với cảnh sát đến hiện trường, vụ việc này đã gây ra sự cố ngoại giao nghiêm trọng. Việc đốt cháy cơ quan đại diện của Anh đã khơi dậy sự tức giận của Chu Ân Lai, và Mao nói rõ rằng vụ đốt phá là một hành động phản cách mạng và phải bị trừng trị nghiêm khắc. ‘Chiến lang ngoại giao’ trong chốc lát biến thành một kẻ móc túi chính trị và trở thành phần tử phản cách mạng hiện hành.
Ngày nay, với tư cách là một anh hùng, Tổng lãnh sự Trịnh nôn nóng làm anh hùng nên đã vung nắm đấm ra để đánh người, không biết ông ấy có kịp nghĩ đến kết cục của tiền bối Diêu Đăng Sơn hay không. Có lẽ ông ấy chỉ nhìn thấy vinh quang Diêu được Mao sủng ái, mà không thấy được kết cục Diêu trở thành tù nhân. Cũng có thể ông ấy đã thấy được hết, nhưng vẫn muốn đánh một canh bạc. Nếu nói Mao chống phương Tây nhưng vẫn biết coi trọng vấn đề ngoại giao, thì ngoại giao với Indonesia với tư cách là một nước nhỏ không thành vấn đề, vì vậy Diêu đã trở thành một anh hùng. Nhưng với nước Anh thì khác, đó là Đế quốc Anh. Do đó, Diêu trở thành một kẻ phản cách mạng. Ông Tập Cận Bình ngày nay sánh vai với Mao, không biết sự nặng nhẹ của ngoại giao, chỉ biết xắn tay áo và liều lĩnh, có thể Trịnh sẽ trở thành một anh hùng kiểu Diêu Đăng Sơn. Tất nhiên, phản ứng mạnh mẽ của Anh đã khiến ông Tập Cận Bình gặp rắc rối, và Trịnh có thể có một cái kết khác. Nhưng có một điều chắc chắn rằng ngay cả khi hôm nay Tổng lãnh sự Trịnh được ông Tập sủng ái, thì cũng không thể đảm bảo rằng ông sẽ bị ruồng bỏ trong tương lai.
Từ khóa Người Hồng Kông Dòng sự kiện lãnh sự quán ĐCSTQ tại Anh Trịnh Hy Nguyên