Sự sụp đổ của bức tường Berlin nằm ngoài dự liệu của tất cả mọi người
- Thời Hân
- •
Trước ngày 9/11/1989, bức tường Berlin vẫn đứng sừng sững kiên cố, không ai nghĩ rằng nó sẽ sụp đổ chỉ trong ít ngày ngắn ngủi nữa.
Ngày 7/10/1989, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) đã tổ chức nghi thức duyệt binh trang trọng nhân kịp kỷ niệm 40 năm thành lập đất nước, mà trước đó trong Thế vận hội Olympic Seoul 1987, đội tuyển Đông Đức đã giành được vị trí thứ hai.
Nhà lãnh đạo GDR lúc bấy giờ là Erich Honecker vì buổi duyệt binh đã bắt giữ hơn 1.000 người biểu tình. Cựu Tổng bí thư của Liên bang Xô Viết Gorbachev cũng đến sớm tham dự buổi lễ. Hai ngày sau, Leipzig liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình. Sau chín ngày, ngày 18/10, lãnh đạo Honerker 77 tuổi bị buộc phải hạ đài, Egon Krenz lên thay thế.
Ngày 9/11/1989, phát ngôn viên đảng cầm quyền của Đông Đức thông báo về sự thay đổi trong chính sách du lịch. Người này nói rằng ngay từ đêm hôm đó, các công dân GDR được tự do vượt qua ranh giới. Người Đông Berlin và Tây Berlin đổ về phía bức tường, uống bia và sâm panh, hô to “Tor auf!” (Mở cửa đi!) Đến nửa đêm, họ tràn qua những trạm kiểm soát.
Hơn hai triệu người từ Đông Berlin thăm Tây Berlin vào cuối tuần đó để tham gia ăn mừng trong một sự kiện được mô tả là “lễ hội đường phố vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới”. Những người dùng búa, dùi để đục đẽo tường được gọi là “chim gõ kiến trên tường”, trong khi cần trục và xe ủi kéo sập từng phần của bức tường. Ngay sau đó, bức tường bị đánh sập và Berlin lần đầu tiên được thống nhất kể từ năm 1945.
Bức tường Berlin ngăn cách thế giới tự do cuối cùng cũng sụp đổ, bởi vì bản thân nó không thể chịu đựng được sức nặng nữa.
Nó đã từng rất kiên cố, khó mà có thể vượt qua được, nhiều người vì muốn vượt qua mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh. Năm 1961, Đông Đức bắt đầu khởi công xây dựng bức tường Berlin, với tổng chiều dài là 169,5 km, chiều cao trung bình 4,2 m, dày 50 cm, ngăn cách 192 tuyến đường, hàng rào thép gai bao quanh có chiều cao 3,5m. Giữa Bức tường Berlin và hàng rào còn có một khoảng trống rộng khoảng 50 – 100m. Bốn phía xung quanh bức tường đều có những lô cốt, đài quan sát; binh lính cầm súng canh gác suốt ngày đêm.
Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, không một ai biết điều này. Sau khi nó đổ, không một ai tin rằng nó có thể tồn tại lâu đến như vậy.
Điều này cũng giống như Liên bang Xô Viết, trước ngày giải thể, không ai ngờ rằng con quái vật lớn này có thể gục ngã. Sau khi giải thể, cũng khó có thể tin rằng chính quyền Stalin từng gây ra biết bao tai hoạ to lớn cho người dân Xô Viết lại có thể tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến như vậy. Con người bắt đầu suy xét lại, bắt đầu mở ra bức màn chân tướng lịch sử, bắt đầu nhận thức lại lịch sử, cho dù có rất nhiều cảnh tượng kinh hoàng khiến họ không muốn xem, bởi vì bản năng của con người vốn dĩ không muốn tin rằng mình bị lừa.
Tuy nhiên sự thật luôn chiến thắng những lời hùng biện, những lời phát ngôn tuy hoa mỹ cũng không cách nào che giấu được sự độc tài và khát máu. Điều này cũng xảy ra tương tự trong dịch bệnh lần này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho dù tuyên truyền tích cực như thế nào, cũng không thể che giấu nổi nguyên nhân thực sự khiến dịch bệnh lan rộng khắp nơi.
ĐCSTQ luôn cho rằng chính quyền của mình cũng vững chãi kiên cố bất biến như bức tường Berlin. Những người bị ĐCSTQ tẩy não vẫn đang thanh minh bảo vệ cho nó, có người nói rằng ở Ý đã có hơn trăm ca mắc bệnh, thậm chí còn mỉa mai: “Ở đó không có Hoả Thần Sơn, Lôi Thần Sơn, cũng không có Trung Nam Sơn, càng không có Đảng cộng sản làm chỗ dựa, nhiễm bệnh rồi chỉ có nước lên núi chữa trị mà thôi.”
Theo cái logic này, số ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc lên tới 80 nghìn người, thành phố và các hộ gia đình đều bị phong tỏa, kinh tế xã hội trì trệ, vẫn cần phải cảm ơn sự lãnh đạo của đảng. Trên thực tế, bệnh dịch lần này lây lan trên diện rộng đã bộc lộ vô số rạn nứt trong chính quyền: thể chế quan liêu của quan chức ĐCSTQ, trên dưới đều đùn đẩy trách nhiệm, hủ bại, kém hiệu quả…
Những người có học thức bình luận về ĐCSTQ đã phân tích, cho dù là “tập trung sức mạnh làm việc lớn”, nhưng cũng cần phải xem việc lớn đó là gì. ĐCSTQ chín ngày xây xong Hoả Thần Sơn, nhưng cũng có thể trong vài ngày khiến dịch bệnh lan rộng bệnh ra khắp thế giới.
Trên thực tế, bệnh viện Hoả Thần Sơn, Lôi Thần Sơn – niềm tự hào của ĐCSTQ, cũng giống như bức tường Berlin to lớn có thể bảo hộ người dân, nhưng đằng sau bức tường này, có hàng nghìn hàng vạn cái chết không được công khai, hàng ngày có hàng loạt Weibo và tài khoản công cộng bị xóa… Sự tàn bạo và tà ác của ‘bức tường Berlin vô hình’ của ĐCSTQ đã khiến bức tường Berlin thật sự trở nên mờ nhạt.
Cái gọi là “tập trung sức mạnh làm việc lớn”, chính là thể hiện sự tập trung quyền lực chính trị của ĐCSTQ, tất nhiên cũng sẽ xuất hiện tập trung lực lượng làm việc sai trái. Mao Trạch Đông có thể dùng một câu nói phát động Đại nhảy vọt, và Cách mạng Văn hóa. Đặng Tiểu Bình dùng một câu nói có thể biến “phong trào sinh viên Lục Tứ” trở thành bạo loạn phản cách mạng. Giang Trạch Dân dùng một câu nói có thể vu khống “Pháp Luân Công” thành tà giáo, trong những nhân hoạ này số người chết bất bình thường tại Trung Quốc lên tới con số hàng vạn, lực sát thương vượt qua Đại chiến Thế giới.
Trong dịch bệnh lần này, biết rõ rằng căn bệnh lây nhiễm giữa người với người, một tờ văn kiện vào ngày 3/1 của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia lại có thể chấm dứt xét nghiệm axit nucleic, không khác nào coi mạng người như cỏ rác.
Cái loại độc tài tập trung quyền lực này không phải là một biểu tượng cho sự lớn mạnh, mà ngược lại chính là căn nguyên của nguy hiểm. Giống như sau khi bức tường Berlin sụp đổ hơn một tuần, Huffman, người kế nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Đông Đức đã phát biểu: “Bức tường Berlin không phải là biểu tượng mạnh mẽ của Đông Đức mà là minh chứng cho sự nhỏ bé yếu nhược. Bức tường này đã đem đến đau khổ cho nhân dân.” Có lẽ chính bởi vì bản chất yếu đuối, mới cần phải dùng bạo lực mạnh mẽ và những lời nói dối trắng trợn để duy trì.
Sự sụp đổ của bức tường Berlin, sự giải thể của Liên bang Xô Viết, nhìn thì như sự ngẫu nhiên của lịch sử, nhưng lại có logic của nó, đây chính là những gì mọi người mong muốn. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, có vô số các cuộc biểu tình bị đàn áp, con người tuy nhỏ bé sợ hãi nhưng cũng không ngừng phá vỡ giới hạn thấp nhất của chính phủ. Trước khi Liên bang Xô Viết bị giải thể, nhà văn Solzhenitsyn đã sáng tác tác phẩm “Quần đảo Gulag” gây chấn động thế giới, vạch trần những tội ác trong thời đại Stalin.
Mặc dù Trung Quốc cấm tự do ngôn luận, mọi người có thể tự mình trải nghiệm, mắt thấy tai nghe hoặc vượt tường lửa đọc được, có thể hiểu được thế giới chân thực, nhìn rõ sự hủ bại, dối trá và tà ác của ĐCSTQ, cho đến nay đã có hơn 350 triệu người lựa chọn thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.
Một người có biệt danh “Noãn Phong” ngày 25/2 khi đăng ký thoái ĐCSTQ trên trang web EpochTimes viết: “Bức tường Berlin cuối cùng sẽ có ngày sụp đổ, chỉ cần chúng ta mỗi người góp một tiếng nói, góp chút công sức, sẽ có thể sớm đón ánh bình minh!”
Thời Hân (Theo Minghui)
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán Bức hại Pháp Luân Công Tự do ngôn luận Bức tường Berlin