Trình Hiểu Nông: Sự lo lắng sinh tồn thường trực của chính quyền ĐCSTQ
- Trình Hiểu Nông
- •
Chính quyền đảng cộng sản trên toàn thế giới đều có rất nhiều lo lắng về sự sinh tồn của mình, cho nên họ đã tạo ra lịch sử tội tác tương tự nhau. Mấy thập kỷ trước cuộc đàn áp Lục Tứ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các chế độ cộng sản ở Đông Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan đều đã phạm những tội ác lịch sử tương tự. Sở dĩ đảng cộng sản ngăn chặn sự thật lịch sử tội ác của họ, cũng là vì họ có lo lắng về sinh tồn. Sự tự ti về chế độ chính quyền đảng cộng sản thông thường do yếu kém sinh đố kỵ, do đố kỵ sinh hận thù, càng yếu thì lại càng hận các nước dân chủ phát triển; đồng thời, cường quốc cộng sản do lo lắng sinh tồn nên còn sinh ra một dã tâm quốc tế vô cùng mạnh mẽ, hoang tưởng có thể xưng bá trong cộng đồng quốc tế bằng cách không từ thủ đoạn. Dù vậy, các đời tổng thống Mỹ trong 40 năm qua, ngoài ông Reagan và ông Trump ra, không có ai muốn hiểu thấu đáo những điều bí mật trong đó.
Bài viết của Trình Hiểu Nông, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.
Lo lắng sinh tồn của ĐCSTQ đã gây ra tội ác lịch sử
Đàn áp Lục Tứ là điều kỵ húy vĩnh viễn của ĐCSTQ, bởi vì đó là tội ác lịch sử chỉ có thể ngăn chặn chứ không thể đối mặt. Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, các tội ác lịch sử tương tự là không đếm xuể, từ “tập thể hóa nông nghiệp” đến “phản hữu” (chống hữu khuynh), từ “nạn đói 3 năm” đến “Cách mạng Văn hóa”, từ “Lục Tứ” đến “bị nghỉ việc”, mỗi lần gây ra tội ác đều là xuất phát từ lo lắng sinh tồn của chính quyền ĐCSTQ.
“Tập thể hóa nông nghiệp” đã tước đoạt đất đai mà ĐCSTQ cam kết trao cho người dân trong cải cách ruộng đất, mục đích là cướp đoạt sản xuất nông nghiệp với mức độ lớn nhất và tập trung tài nguyên cho cưỡng bức phát triển công nghiệp quân sự, không như vậy thì ĐCSTQ sẽ sợ “bị đánh”, tức sợ Mỹ đánh, cũng sợ sự đe dọa của Liên Xô.
“Phản hữu” bắt nguồn từ rất nhiều sự bất mãn của người dân đối với chính sách của ĐCSTQ, và những người có văn hóa dám đứng ra nói thẳng vì người dân đã trở thành đối tượng “giết gà dọa khỉ”.
“Ba năm nạn đói, mất mùa” là bắt nguồn từ lo lắng sinh tồn “tranh làm lão đại” của Mao Trạch Đông, từ “đại nhảy vọt” cho đến “nạn đói”, để ngăn chặn nông dân đói tràn vào thành phố gây tổn hại đến hình tượng của chính quyền, nên ĐCSTQ đã tổ chức dân quân ngăn chặn họ để họ chết đói ở trong thôn không có lương thực, không có đồ ăn. 30 triệu sinh mạng vì thế mà chết trong tay ĐCSTQ. Trong khi đó, Mao đồng thời lại tập trung tài lực để nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử.
Nguyên nhân của kiếp nạn “Cách mạng Văn hóa” cũng là từ sự lo lắng tồn vong cá nhân của Mao Trạch Đông, do chính sách kinh tế của Lưu Thiếu Kỳ hơi được lòng người, Mao không tiếc lật “bàn hội nghị” của Trung Nam Hải, vì để tái cơ cấu hệ thống quyền lực của cá nhân Mao, ông ta đã không tiếc đẩy cả Trung Quốc vào “10 năm loạn lạc”.
Cải cách kinh tế vốn đã có thành quả bước đầu, cùng với trào lưu tư tưởng dân chủ đi vào trường đại học, các sinh viên đã đưa ra ý kiến về dân chủ. Mặc dù họ chỉ là thỉnh nguyện hòa bình, nhưng lập tức khiến cho dây thần kinh của Đặng Tiểu Bình và những nhân vật kỳ cựu trong ĐCSTQ căng thẳng đến cực điểm, thế là mấy chục ngàn quân đội bí mật vào Bắc Kinh như lâm đại địch, cho đến cuối cùng là điều động xe tăng, nổ súng đàn áp. Sự kiện “Lục Tứ” đã giết hại rất nhiều thanh niên kêu gọi cải cách dân chủ, cũng chấm dứt bất cứ khả năng có thể nào đối với cải cách chính trị một cách hòa bình của Trung Quốc.
“Bị nghỉ việc” cũng là xuất phát từ lo lắng sinh tồn của chính quyền ĐCSTQ, giữa những năm 1990, chế độ công hữu toàn bộ của chủ nghĩa Mác cộng thêm kinh tế kế hoạch, đã đẩy phần lớn các doanh nghiệp trên toàn Trung Quốc đứng bên bờ vực phá sản, còn những ngân hàng quốc hữu cung cấp nguồn tiền sinh tồn cho họ cũng sắp sụp đổ. Vì để tiếp tục sự sinh tồn của chính quyền, Chu Dung Cơ đã thúc đẩy tư hữu hóa toàn diện các doanh nghiệp nhà nước, để giám đốc doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ tiếp quản doanh nghiệp tư nhân, đồng thời để cho mấy chục ngàn nhân viên doanh nghiệp nhà nước “bị nghỉ việc”, làm vật hy sinh.
Cải cách chứng minh “cách mạng” của ĐCSTQ chính là tội lỗi và sai lầm lịch sử
Gần như có thể nói, sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, họ vẫn luôn ở trong sự lo lắng về sinh tồn, quá khứ như thế, hiện tại cũng như thế, về sau cũng như thế. Dù khẩu hiệu tuyên truyền của họ có hùng hồn như thế nào, ví dụ như “đuổi Anh vượt Mỹ” của những năm 50 của thế kỷ trước, hiện nay là “trỗi dậy”, vẫn là yêu cầu với vẻ đau khổ, ví dụ như “đế quốc diệt vong nhưng tâm tiêu diệt chúng ta vẫn không mất”, và “kinh tế quốc dân đứng trước bờ sụp đổ” trước cải cách, chính là hy vọng cổ vũ lòng dân, để dân chúng “phấn đấu” giúp cho chính quyền thoát khỏi lo lắng sinh tồn.
Kỳ thực, căn nguyên về lo lắng sinh tồn của đảng cộng sản là nguy cơ nội tại của bản thân chế độ, trong các quốc gia cộng sản Đông Âu năm xưa, có người đã nhìn rất thấu triệt điều này. Năm 1988, một cuộc hội thảo về cải cách quốc gia xã hội chủ nghĩa được tổ chức tại Vienna (thủ đô của Áo), Hungary, lúc đó vẫn nằm dưới sự cai trị của đảng cộng sản, nhưng các học giả Hungary đã thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình. Tại cuộc họp đó, một nhà kinh tế Hungary đã nói với giọng mỉa mai rằng cái gọi là chủ nghĩa xã hội chẳng qua là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản. Ý của ông là, quốc gia đảng cộng sản sau khi tiêu diệt chủ nghĩa tư bản thì sớm muộn cũng buộc phải quay lại chủ nghĩa tư bản. Quan điểm này nhanh chóng được khẳng định bởi những thay đổi mạnh mẽ ở Liên Xô và Đông Âu, và những cải cách kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam và Cuba cũng chứng minh rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa truyền thống đã bị các chế độ cộng sản này lần lượt từ bỏ, thay vào đó lại chính là chế độ kinh tế tư bản đã bị loại bỏ trong quá khứ.
Vào năm 2009, tôi đã đưa ra thuật ngữ “hai giai đoạn 30 mươi năm”, tức là Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2009 có thể được chia thành hai giai đoạn 30 năm. Chủ đề của 30 năm đầu là “cách mạng” (“Cách mạng xã hội chủ nghĩa” từ những năm 50 đến “tiếp tục cách mạng dưới chế độ độc tài chuyên chính vô sản” trong những năm 1960); chủ đề của 30 năm tiếp theo là “phát triển” (điển hình nhất là “phát triển là đạo lý cứng rắn”). Nếu tách biệt 30 năm đầu và 30 năm tiếp theo, thì những “thành tựu” được tuyên truyền trên các kênh truyền thông chính thức của chính quyền có vẻ hợp lý; nếu kết hợp hai giai đoạn này cùng nhau, thì kết luận lại khác.
Trong 30 năm tiếp theo, chủ đề chính thức được chính quyền thích sử dụng nhất là “cải cách và mở cửa”. Trung Quốc xác thực là đã thị trường hóa, và cũng đã hội nhập vào toàn cầu hóa kinh tế. ĐCSTQ dường như “tự cho mình có công lao to lớn“; nhưng nhìn vào 30 năm đầu thì không phải vậy. Trước năm 1949, Trung Quốc vốn là một nền kinh tế thị trường và mở cửa với thế giới bên ngoài, sau những thăng trầm của ĐCSTQ, 60 năm sau, thể chế kinh tế của Trung Quốc quay trở lại điểm xuất phát. Đối tượng của “cải cách” không phải là thể chế trước “cách mạng“, mà là “thành quả” được thiết lập bởi “cách mạng.” Vì vậy, thành công của “cải cách” chính là phủ định “cách mạng”, “cải cách” chỉ là một hành động bù đắp sai lầm, giống như quản gia phá bỏ dinh thự của chủ nhân rồi xây lại thì có công trạng gì?
Hai nghịch lý về thành tựu chính trị trong 2 giai đoạn 30 năm có thể thấy: Nếu “cải cách” là huy hoàng thì “cách mạng” có công lao gì? Nếu “cách mạng” không được phép đánh giá thấp thì “cải cách” làm sao có được tính chính đáng? Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh “không tranh luận” vì ông ta không thể tự bào chữa, và ông ta không biết làm thế nào để thoát khỏi nghịch lý như vậy. Nói về kiến thiết hệ thống kinh tế, tổng hợp thành tích chính trị của những người chấp chính trong 60 năm đó, nhiều nhất cũng là công lao đủ bù đắp tội trạng. Nhìn xa hơn, “cách mạng” đã thiết lập một hệ thống chuyên quyền kiểu mới, trong khi các cuộc cải cách sử dụng phương thức chuyển đổi hệ thống kinh tế để củng cố chế độ này. Những người hưởng lợi chính sẽ luôn là tập đoàn thống trị ẩn mình sau lưng “nhân dân”.
Đài phát thanh Quốc tế Pháp khi đó đã có một cuộc phỏng vấn với tôi, bài phỏng vấn này hiện giờ vẫn được lan truyền trong nước Trung Quốc, tuy nhiên người được phỏng vấn đã bị đổi thành tên khác. Về sau khi ông Tập Cận Bình phát biểu tại trường đảng trung ương đã nói, “hai giai đoạn 30 năm không được phép phủ định nhau”, từ đạo lý thì không thể bác bỏ được, do đó chỉ đành ra lệnh ngăn chặn, đây cũng là thể hiện của lo lắng sinh tồn.
Lo lắng sinh tồn cuối cùng của Đông Đức
Các chính quyền cộng sản trên toàn thế giới đều có rất nhiều sự lo lắng sinh tồn, do đó cũng đã tạo ra những tội ác lịch sử tương tự nhau. Tôi đã từng nghe tổ chức tư vấn kinh tế của các chính quyền Đông Đức nói về nỗi lo sống còn của Đảng Cộng sản Đông Đức.
Năm 1989, tôi là một học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức ở Tây Berlin, tôi thường đến Đông Berlin để xem các sinh viên Trung Quốc ở đó, họ không có visa Tây Đức nên không thể đến Tây Berlin. Có lần một du học sinh ở Đông Đức nói với tôi rằng một giáo sư Đông Đức muốn gặp tôi. Để tránh tai mắt của mật vụ Đông Đức, vị giáo sư kinh tế đó đã đồng ý đợi tôi ở ven đường bên ngoài một ga tàu ở phía bắc Đông Berlin và cho tôi biết biển số xe của ông. Đến đúng giờ, tôi lên xe của ông ấy và ông ấy không dám nói chuyện thoải mái cho đến khi ông ấy ở trong biệt thự nhỏ của mình ở ngoại ô.
Ông giới thiệu với tôi về địa vị xã hội của ông ấy ở Đông Đức rằng ông là “giáo sư về chủ nghĩa tư bản.” Mặc dù cư dân Đông Đức có thể đến Liên Xô và các nước Đông Âu, và có thỏa thuận miễn thị thực với Trung Quốc, nhưng chỉ một số người được chính quyền Đông Đức tin cậy mới có thể đến Trung Quốc hoặc Việt Nam bằng hộ chiếu đặc biệt, những người như vậy được gọi là “giáo sư chủ nghĩa tư bản”, loại hộ chiếu có thể đến Trung Quốc được gọi là “hộ chiếu chủ nghĩa tư bản”. Chính quyền Đông Đức coi Trung Quốc là một dị loại trong số các nước cộng sản khác, và coi công cuộc cải cách của Trung Quốc là sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản, đây là nguồn gốc của danh xưng “giáo sư chủ nghĩa tư bản“. Vị giáo sư này làm việc tại Trường Kinh tế cao cấp Đông Đức, ông hẹn gặp tôi là để tìm hiểu tình hình Trung Quốc.
Ông tiết lộ cho tôi một bí mật mà các nhà kinh tế học Tây Đức không biết. Ông tham gia nhóm nghiên cứu kinh tế do lãnh đạo ở cao tầng của Đông Đức tổ chức, nhiệm vụ là hoàn thành dự án nghiên cứu do Tổng bí thư Đông Đức Erich Honecker giao với chủ đề “Khi nào kinh tế Đông Đức vượt qua Tây Đức”. Nhiệm vụ này xuất phát từ sự tự ti của chính quyền Đông Đức, mặc dù Đông Đức là nước phát triển kinh tế nhất trong khối Xô Viết nhưng lại thua xa Tây Đức, trường kỳ dựa vào thu lộ phí giao thông đường bộ từ Tây Đức sang Tây Berlin bị Đông Đức bao vây để cân bằng nền kinh tế.
Vị giáo sư Đông Đức nói với tôi rằng sau khi nghiên cứu nửa năm, họ đã bí mật gửi báo cáo cho Erich Honecker, kết luận là nếu xét về bình quân đầu người thì kinh tế Đông Đức không bao giờ có thể vượt Tây Đức, và GDP bình quân đầu người có thể đạt được một vài phần của Tây Đức là điều rất không dễ dàng. Kết luận này đương nhiên khiến người luôn lo lắng cho sự sinh tồn của chế độ như ông Honecker thất vọng, vì vậy ông đã ra lệnh niêm phong vĩnh viễn bản báo cáo nội bộ này, và coi nó là bí mật cao nhất của quốc gia. Honecker và các lãnh đạo đảng của chính quyền đỏ khác đều có tư duy tương đồng, đó là lo sợ rằng chính quyền đỏ sẽ không tồn tại tiếp được.
Dã tâm quốc tế và lo lắng của chính quyền cộng sản
Sự tự ti về chế độ của chính quyền đảng cộng sản thông thường là do yếu kém sinh đố kỵ, do đố kỵ sinh hận thù, càng yếu thì lại càng hận các nước dân chủ phát triển; đồng thời, cường quốc cộng sản do lo lắng sinh tồn nên còn sinh ra một dã tâm quốc tế vô cùng mạnh mẽ, hoang tưởng thoát khỏi trạng thái lạc hậu bằng cách không từ thủ đoạn, một khi tăng trưởng được một chút thực lực, bèn suy nghĩ về việc xưng bá trong cộng đồng quốc tế, ít nhất là tự tung tự tác trong khu vực mà họ có thể thi triển thực lực đó, mục tiêu cao nhất của họ là áp đảo Mỹ.
Tuyệt đại đa số quốc gia bị dã tâm quốc tế của mình thúc đẩy, từ lâu đã có một mộng tưởng về sự trỗi dậy. Nền giáo dục và tuyên truyền của họ cũng luôn luôn có 2 đặc điểm, một là nước Mỹ đang suy tàn, hai là cường quốc đỏ đang trỗi dậy. Thế hệ thanh niên lớn lên ở quốc gia này bị tẩy não trong thời gian dài, rất nhiều người với đầu não đơn giản đều cả một đời hết lòng tin theo tuyên truyền của chính quyền. Theo đó, lãnh đạo đảng thỉnh thoảng lại đưa ra những ngôn từ hùng hồn đầy đe dọa.
Ngày 18/11/1956, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô là Nikita Sergeyevich Khrushchyov tại Đại sứ quán Ba Lan ở Moscow đã tiếp đón Tổng bí thư Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan Władysław Gomułka. Trước mặt các quan chức ngoại giao các nước phương Tây, ông tuyên bố “Chúng tôi muốn mai táng các bạn” (Мы вас похороним!). Khi đó, Liên Xô đã đoạt lấy công nghệ tên lửa và chuyên gia từ nước Đức – nước bị thua trong Thế chiến thứ hai, và đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển tên lửa, lần đầu tiên phóng phi thuyền vũ trụ, tự cho rằng đã có thể vượt qua Mỹ.
Không chỉ duy nhất Liên Xô, vào tháng 11/1968, khi Mao Trạch Đông tiếp kiến Ted Hill – lãnh tụ Đảng Cộng sản của những người theo chủ nghĩa Mao ở Úc, cũng bày tỏ mong muốn thống trị thế giới: “Theo tôi, thế giới cần thống nhất. Trong lịch sử, rất nhiều người trong đó có người Mông Cổ, người La Mã, Alexandros Đại đế, Napoléon và Đế quốc Anh đều muốn thống nhất thế giới. Ngày nay Mỹ và Liên Xô muốn thống nhất thế giới. Hitler cũng muốn thống nhất thế giới. Nhưng họ đều thất bại. Theo tôi thấy thì khả năng thống nhất thế giới vẫn còn. Tôi cho rằng thế giới có thể thống nhất được… Hai quốc gia này (ám chỉ Mỹ và Liên Xô) có dân số quá ít, khi phân tán ra thì không đủ nhân lực; và họ sợ chiến tranh hạt nhân, họ không sợ việc tiêu diệt người dân nước khác, mà sợ dân tộc của chính mình bị tiêu diệt. Thêm 5 năm nữa tình hình nước ta (Trung Quốc) sẽ trở lên tốt hơn … tiếp tục 5 năm nữa .. “ Ý của Mao là đến lúc đó, ông có thể bắt đầu triển khai giấc mơ về một thế giới thống nhất. Mao cho rằng nhiệm vụ thống nhất thế giới chính là thuộc về ông ta, người Trung Quốc đông, chết vài trăm triệu người thì vẫn còn người để đánh trận tiếp.
Dã tâm quốc tế và sự lo lắng sinh tồn của chính quyền đỏ là tương phụ tương thành (bổ trợ cho nhau), lo lắng sinh tồn thai nghén ra dã tâm quốc tế, và dã tâm quốc tế lại tạo ra sự lo lắng mới về sinh tồn. Chiến tranh lạnh Mỹ – Liên Xô và chiến tranh lạnh Mỹ – Trung Quốc chính là được châm ngòi như thế. Xét từ góc độ này, sự đối kháng trên bề mặt giữa cường quốc đỏ và Mỹ là do giá trị quan tạo ra; kỳ thực, căn nguyên của sự đối lập thực sự giữa hai bên là chính là sự lo lắng sinh tồn của cường quốc đỏ từ khi nó sinh ra và dã tâm quốc tế của nó. Tuy nhiên, từ thời ông George H. W. Bush đến thời ông Clinton, rồi từ ông Obama đến ông Biden, không có ai dám hiểu thấu đáo bí ẩn của nó; còn về việc ảo tưởng dùng chính sách “tạo thuận lợi” của Clinton để xói mòn lo lắng sinh tồn và dã tâm quốc tế của ĐCSTQ, hoặc dùng chính sách “tiếp xúc” (engagement) của ông Obama để cảm hóa ĐCSTQ, chỉ là phản ánh ra sự ngốc nghếch của người cầm quyền Mỹ và sự ấu trĩ vô trí đối với chính quyền ĐCSTQ.
Trình Hiểu Nông, Epoch Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Xem thêm:
Từ khóa Cách mạng Văn hóa Đại nhảy vọt Sự kiện Lục Tứ Dòng sự kiện Trình Hiểu Nông Sự sinh tồn