Trung Quốc đang “báo động” tâm lý trả thù xã hội?
- Mã Lai Khải
- •
Trung Quốc Đại Lục vài ngày qua tràn ngập tin về các vụ giết người và tự sát liên quan đủ thành phần: cán bộ đảng viên, sinh viên, thanh niên thất nghiệp, nông dân, công nhân viên chức… Lý do cũng có đủ loại: vì công việc, vì tình, vì tiền, vì kế sinh nhai… Phải chăng Trung Quốc đang “báo động” tâm lý trả thù xã hội?
Sau vụ ngày 7/4, ông Chủ nhiệm Khang của Văn phòng Đảng và Chính phủ – Bệnh viện Nhân dân số 2 thành phố Trường Thục tỉnh Giang Tô, lái xe ác ý tông vào ông phó giám đốc Tiết của bệnh viện này, tới ngày 8/4 lại xảy ra vụ một chiếc ô tô ở thành phố Bình Đỉnh Sơn (tỉnh Hà Nam) cũng điên cuồng tông vào người đi đường gây nhiều thương vong. Đặc biệt trong vụ án ông Khang, vị bác sĩ này còn lao tiếp tông chết 2 người, cộng thêm bản thân ông Khang là 3 người thiệt mạng. Tuy nhiên, cộng đồng mạng có chia sẻ thông tin về hiện trường cho thấy số người thiệt mạng không chỉ có vậy.
Tại Thiên Tân tuần trước, 6 học sinh tiểu học và trung học cơ sở đã tự tử (cũng có thông tin con số là 13 học sinh), thành phố đã tổ chức họp phụ huynh khẩn cấp để phân tích nguyên nhân, xoa dịu tâm lý các em và an ủi gia đình… Có cư dân mạng ở Cát Lâm cho biết, “Cát Lâm liên tục 4 ngày 4 người nhảy lầu”. Có cư dân mạng từ Chiết Giang cho biết: “Năm nào ở Gia Thiện tỉnh Chiết Giang chả có vài học sinh nhảy lầu”…
Tối 2/4, một người đàn ông ở thành phố Trùng Khánh dùng dao chém bị thương nhiều người đi đường. Chiều cùng ngày, một tài xế ô tô ở thành phố Cát Lâm (tỉnh Cát Lâm) đã lái xe đâm loạn xạ gây nhiều thương vong.
Nếu trường hợp bác sĩ Khang còn có thể xem là có lý do, ví dụ như trả thù vì mâu thuẫn công việc nội bộ, nhưng nhiều trường hợp phấn khích khi người khác tự tử hoặc vô cớ đâm vào người qua đường vô tội thì hoàn toàn mất lý trí hoặc tính người.
Trung Quốc trải qua thảm họa COVID-19 và cúm A, theo lý thường những người sống sót sau thảm họa sẽ rất trân trọng cuộc sống, gia đình và tình bạn, đặc biệt trong bối cảnh lại có thêm một đợt dịch bệnh mới đang bùng phát từ phía bắc Quảng Đông, làm một số lượng lớn người đã bị nhiễm và thậm chí mất mạng.
Trong lịch sử, trước những thảm họa thiên nhiên bất khả kháng, mọi người thường yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, nhưng ở một đất nước dưới chế độ toàn trị như Trung Quốc ngày nay, vì đâu mọi người lại thờ ơ với nhau trong vô vọng như vậy?
Có cư dân mạng than thở trong bài đăng trên Weibo: “Bây giờ cuộc sống không dễ dàng, nhiều người bế tắc về sinh kế, trò chuyện với nhiều người xung quanh có thể cảm nhận không ít người thường dễ ‘phát điên’ hoặc có xu hướng tự tử”, “Tôi đã nghĩ mọi chuyện sẽ bình thường sau khi bỏ ‘Zero COVID’, nhưng dòng vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, nhiều công ty phá sản làm nhiều người mất việc làm… khiến xu thế muốn trả thù xã hội gia tăng cao”.
Được biết, tình hình việc làm của sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học năm nay rất tệ, nhìn chung tình hình việc làm của toàn xã hội Trung Quốc rất ảm đạm; áp lực lớn của cuộc sống ngoài vấn đề khó khăn việc làm thì còn về nhà ở, giáo dục , điều trị y tế…
Tối 1/4 tại thành phố Hàm Đan (tỉnh Hà Bắc), một cảnh tượng thương tâm đã xảy ra khi một chiếc xe địa hình màu trắng lao vào đám đông và húc văng ít nhất 10 người. Các nhân chứng chia sẻ trên internet rằng đó là vụ “trả thù xã hội”, vì có tiếng súng và tiếng nổ lựu đạn tại hiện trường.
Trong hoàn cảnh sinh kế khốn khó, nhiều người không chỉ không trân trọng cuộc sống của người khác mà còn không trân trọng cuộc sống của chính mình. Vào ngày 4/4, có 4 thanh niên từ khu thắng cảnh núi Thiên Môn (Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam) đã cùng nhau nhảy xuống vực tự tử, họ đều là con nhà nghèo.
Không có lý tưởng, không có niềm tin thì không có động lực sống, nhiều người Trung Quốc ngày nay lấy việc chạy theo ham muốn vật chất, tôn sùng tiền bạc làm động lực, hệ quả lối sống buông thả bất chấp đạo lý lên ngôi; người ta lấp đầy thế giới tinh thần trống rỗng bằng: rượu, ma túy, cờ bạc, quan hệ tình dục bừa bãi, đam mê trò chơi trực tuyến và mạng xã hội, đọc tiểu thuyết giả tưởng, kinh dị.
Tâm lý sống chuẩn bị cho ngày tận thế hoặc trả thù xã hội đã diễn ra trong mọi thành phần xã hội Trung Quốc, từ dân chúng đến quan chức đều có. Xu thế lối sống bạt mạng đó ngày càng phổ biến qua những câu cửa miệng: “Sau ngày hôm nay sẽ không có ngày mai”, “Đời có bao nhiêu mà hững hờ”, “Hoặc hưởng thụ hết trước ngày tận thế, hoặc kết thúc đời người trong khốn khổ”…
Tương lai Trung Quốc đang về đâu?
Từ khóa Thanh niên Trung Quốc Giới trẻ Trung Quốc Trả thù xã hội Xã hội Trung Quốc Người Trung Quốc