Vì sao Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Đảng chỉ huy nòng súng”?
- Thôi Sĩ Phương
- •
Trong cuộc duyệt binh lớn cuối tháng 7 vừa qua tại khu Nội Mông Cổ, ông Tập Cận Bình có nhấn mạnh trong khi phát biểu rằng “Đảng chỉ huy nòng súng”. Trong đội ngũ đi đầu của đoàn duyệt binh xuất hiện 3 cây hồng kỳ một cách khác thường, theo thứ tự từ đầu đến cuối là cờ đỏ búa liềm, cờ 5 sao, cờ bát nhất. Đó là dấu hiệu nhấn mạnh hàm ý rằng “Đảng chỉ huy nòng súng”.
Rất nhiều người thắc mắc, chẳng phải xưa nay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn là “Đảng chỉ huy nòng súng” hay sao? Ông Tập nói như vậy, không lẽ là một động tác thừa? Thật ra không phải.
Mặc dù các lãnh đạo thuộc thế hệ gần đây của ĐCSTQ, như ông Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đều đã từng nhấn mạnh rõ ràng rằng “Đảng chỉ huy nòng súng”, nhưng cùng một lời nói đó trong các bối cảnh khác nhau, nói ra từ miệng của những người khác nhau, thì hàm ý thông thường cũng không giống nhau.
Đối với những “lời nói chính trị” của ĐCSTQ thì vẫn luôn phải lý giải ngược lại mới có thể thấy được tính chất chân thực. Đảng nhấn mạnh “ổn định” thì thực tế là rất không ổn, chính quyền đang có nguy cơ. Dùng lời của người phương nam Trung Quốc mà nói, thì đây gọi là “dùng hình bổ hình”, bởi vì hai chân vẫn không đủ, nên phải bổ sung thêm cả tay nữa.
Do vậy, hiện giờ ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “Đảng chỉ huy nòng súng”, thì ý là “súng” đã không nghe theo lời chỉ huy của Đảng một thời gian rất lâu rồi.
Vì sao lại nói thế?
“Quan hệ Đảng súng” đã trải qua ba trạng thái
Lịch sử của ĐCSTQ đại khái đã trải qua các giai đoạn “Đảng súng phân ly”, “Đảng chỉ huy súng” (Đảng súng hợp nhất), “Súng chỉ huy Đảng”.
Năm 1921 sau khi ĐCSTQ thành lập được 14 năm thì nói chung là thuộc về trạng thái “Đảng súng phân ly”, những người lãnh đạo cao nhất trong Đảng, như các ông Trần Độc Tú, Hướng Trung Phát, Bác Cổ đều xuất thân từ quân nhân, rất nhiều lúc còn ẩn nấp tại các “đô thị lớn” để làm việc, lực khống chế đối với “súng” ở căn cứ địa là có hạn.
Đến năm 1933, toàn bộ Trung ương của ĐCSTQ chuyển từ Thượng Hải đến Thụy Kim tỉnh Giang Tây, “Đảng” và “súng” phân ly đã lâu nay lại gặp nhau, hai hổ trong một núi bắt đầu tranh quyền. Trong hội nghị Tuân Nghĩa năm 1935, tình huống có thay đổi lớn, vì Trương Văn Thiên đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư ĐCSTQ, còn quân quyền rời vào tay của người nắm quyền Quân ủy trên thực tế là Mao Trạch Đông.
Sau đó, bởi vì ông Trương yếu đi còn ông Mao mạnh lên nên trong ĐCSTQ đã xuất hiện hiện tượng “Súng chỉ huy Đảng” một cách rõ rệt.
Cho đến năm 1943, ông Mao kiêm nhiệm vị trí số 1 trong Đảng, từ đó “Đảng súng hợp nhất”. Trong 33 năm đó mãi cho đến năm 1976 ông Mao bị bệnh qua đời, thì đều là “Đảng chỉ huy súng”.
Năm 1976, sau khi người được ông Mao chỉ định làm người kế nhiệm là ông Hoa Quốc Phong lên đài, thì đồng thời đảm nhiệm vị trí người lãnh đạo cao nhất của Đảng và quân đội trong hơn 4 năm. Nhưng bởi vì một người xuất thân là văn nhân như ông thì không có chỗ đứng vững chắc trong quân đội, nên trong thời gian này, nghiêm khắc mà nói, chỉ có thể coi là thời kỳ mà Đảng và súng “kết hợp yếu”, thuộc về một trạng thái quá độ đặc thù.
Tháng 6/1981, ông Đặng Tiểu Bình đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Nhân vật số một trong Đảng là ông Hồ Diệu Bang. Vì ông Đặng to còn ông Hồ thì nhỏ, cho nên vẫn xuất hiện hình thái “Súng chỉ huy Đảng”.
Trong 16 năm sau đó, ông Đặng Tiểu Bình không hề đảm nhận vị trí cao nhất trong Đảng, thậm chí sau năm 89 khi ông đã thôi giữ chức Chủ tịch Quân ủy trở thành một người dân thường nhưng trên thực tế ông vẫn nắm giữ quân đội. Đây chính là lý do trọng yếu khiến cho ông Đặng có thể hạ bệ hai ông Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang, thậm chí còn khiến cho ông Giang Trạch Dân dù thân làm Chủ tịch Quân ủy cũng phải nơm nớp lo sợ.
Năm 1997, ông Đặng bị bệnh rồi qua đời. Sau 7 năm làm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy, ông Giang Trạch Dân cuối cùng cũng được nếm mùi “Đảng súng hợp nhất”.
Tháng 11/2012, ông Hồ Cẩm Đào rút lui, ông Tập Cận Bình đồng thời tiếp nhận vị trí đứng đầu Đảng và quân đội. Tuy nhiên ông Giang Trạch Dân vốn quen việc “buông rèm chấp chính” vẫn nắm chết cứng quân quyền không nhả ra, do vậy mà trận ác chiến giữa ông Tập và ông Giang bắt đầu.
Về mặt ý nghĩa, việc ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “Đảng chỉ huy nòng súng” trong cuộc chiến chống tham nhũng, thì có thể nói, chính là đang kêu gọi ông Giang đầu hàng.
Thôi Sĩ Phương
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Đảng Cộng Sản Trung Quốc