600 năm qua, vì sao trên mái Tử Cấm Thành không có phân chim?
- Minh Ngọc
- •
Trí tuệ của người xưa luôn khiến chúng ta phải kinh ngạc. Vào thời cổ đại khi mà kỹ thuật còn thô sơ chưa phát triển, nhưng người xưa luôn làm được những việc khiến con người hiện đại ngày nay không thể nghĩ ra.
Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) ở Bắc Kinh được xây dựng vào thời nhà Minh đến nay đã trải qua 600 năm, đây là một trong trong những kiến trúc cổ được xây dựng bằng gỗ có quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay.
Việc gìn giữ các kiến trúc lịch sử thật ra không hề dễ dàng, trên thực tế có rất nhiều kiến trúc quý giá ngoài việc bị mưa gió bào mòn thì còn bị hủy hoại bởi phân chim.
Tuy nhiên, Tử Cấm Thành lại không hề gặp phải nạn phân chim, rốt cuộc là vì sao?
Sau khi xây dựng Tử Cấm Thành, các kiến trúc sư ngày xưa đã nghĩ đến vấn đề này rồi. Dù sao thì nơi mà hoàng thất sống đương nhiên cần phải được sạch sẽ. Sao có thể để cho các loài chim làm ô uế?
Vì thế họ đã dành rất nhiều thời gian trong việc thiết kế kiến trúc Tử Cấm Thành. Ngày nay có rất nhiều chuyên gia tổ chức các cuộc điều tra đặc biệt phát hiện được rằng:
– Thứ nhất, người xưa đã sử dụng một loại sơn có mùi đặc biệt, gián tiếp khiến các loài chim không muốn đến gần.
– Thứ hai, trên mái Cố Cung có lợp ngói lưu ly cao cấp vô cùng trơn khiến chim không thể đậu trên mái lâu được.
– Thứ ba, họ sử dụng ngói lưu ly màu vàng và sơn tường màu đỏ, đây chính là hai màu sắc mà các loài chim khá sợ.
– Thứ tư, bắt đầu từ thời Minh Thanh đã có người chịu trách nhiệm dọn dẹp Cố Cung và đuổi các loài chim.
Bốn điều này kết hợp lại đã tạo nên một Cố Cung hoàn toàn không bị ô uế bởi phân chim. Điều này cũng chứng minh được trí tuệ của người xưa.
Theo Wikipedia, Tử Cấm Thành (Cố Cung) là cung điện của 24 vị hoàng đế thuộc hai triều đại Minh-Thanh. Tử Cấm Thành bắt đầu được xây dựng vào năm thứ 4 thời Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc (năm 1406) và hoàn thành vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (năm 1420). Tử Cấm Thành tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh, có diện tích 720.000 m2, diện tích kiến trúc chiếm 150.000 m2, là kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất còn sót lại trên thế giới.
Cố Cung hiện là Bảo tàng Cố Cung chủ yếu trưng bày các hiện vật thuộc hai triều đại Minh và Thanh; Cố Cung cùng với Bảo tàng Ermitazh ở Nga, Bảo tàng Louvre của Pháp, Bảo tàng Metropolitan của Mỹ và Bảo tàng The British của Anh được xem là 5 bảo tàng lớn trên thế giới.
Cung diện và tường của Cố Cung được xây mới toàn bộ bởi các kiến trúc sư là các nghệ nhân bậc thầy.
Cố Cung chính thức hoàn thành vào năm 1420. Trong suốt hơn 500 năm từ năm 1420 cho đến khi Hoàng đế nhà Thanh từ ngôi vào năm 1911 và rời khỏi Cố Cung vào năm 1924, tổng cộng có 24 vị hoàng đế thuộc hai triều đại Minh-Thanh từng sống ở đây.
Cố Cung có chiều dài 961 mét từ từ bắc xuống nam, rộng 753 mét từ đông sang tây, bốn mặt được bao quanh bởi tường thành, bên ngoài được bảo vệ bởi thành hào. Cố Cung có 4 cửa: Ngọ Môn ở hướng Chính Nam, Đông Hoa Môn ở phía Đông, Tây Hoa Môn ở phía Tây, Huyền Vũ Môn (hay còn gọi là Thần Vũ Môn) ở phía Bắc. Hiện nay Thần Vũ Môn là cửa chính của Bảo tàng Cố Cung.
Vào đầu thời nhà Minh, Cố Cung có khoảng 1630 điện, đến thời Càn Long nhà Thanh thì có 1800 điện, hiện nay có 2631 điện. Bản đồ các cung điện bên trong Tử Cấm Thành được vẽ chi tiết đến từng “tấc”, kể từ thời Khang Hy, gia tộc Lôi thị đã luôn đo lường và vẽ lại các điện cho đến đầu những năm dân quốc.
Tương truyền Cố Cung có 9999 gian phòng, còn thực tế theo số liệu đo lường của các chuyên gia vào năm 1973 thì Cố Cung có khoảng hơn 90 sân lớn nhỏ, phòng ốc 980 tòa với tổng cộng khoảng 8707 gian. “Gian” ở đây không có nghĩa gian phòng trong khái niệm ngày nay, “gian” ở đây là chỉ không gian hình thành bởi bốn cột trụ nhà.
Trước Cách mạng Tân Hợi, Cố Cung được gọi là “Tử Cấm Thành”, đặt theo nghĩa “Tử Vi Tinh Viên”, các chuyên gia tinh tượng cổ đại Trung Hoa chia các vì tinh tú làm Tam Viên, Tứ Tượng, Nhị Thập Bát Tú v.v… Trong đó Tam Hằng ý chỉ Tử Vi Tinh Viên, Thái Vi Tinh Viên và Thiên Thị Tinh Viên. Tử Vi Tinh Viên nằm ở chính giữa, tương truyền vị trí của Hoàng Thiên Thượng Đế nằm ở Tử Vi Tinh Viên, hoàng đế tự xưng là “Thiên tử”, vì vậy sẽ lấy chữ “Tử” để đặt là Tử Cấm Thành. Cố Cung là một quần thể kiến trúc được kết hợp từ ngói vàng, tường đỏ, đồ trang trí vàng kim và đá trắng. Trong đó ngói lưu ly vàng là tượng trưng cho Thiên tử.
Tử Cấm Thành được xây dựng bởi khoảng 230.000 nghệ nhân thủ công và hàng triệu dân công binh sĩ liên tục trong vòng 15 năm.
Theo SecretChina
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa trí tuệ Cổ nhân Tử Cấm Thành Cố Cung di sản kiến trúc