Bài kiểm tra trắc nghiệm chỉ số EQ của tiến sĩ đại học Harvard
- Ngọc Trân
- •
Tiến sĩ Daniel Goleman thuộc khoa tâm lý học của trường đại học Harvard vừa đưa ra một bài kiểm tra trắc nghiệm chỉ số EQ. Bằng cách trả lời các các câu hỏi trong bài, bạn có thể hình dung sơ lược về chỉ số EQ của mình.
Bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi, điểm số cao nhất là 200 điểm, điểm số trung bình của người bình thường là 100 điểm. Nếu được dưới 25 điểm, tốt nhất bạn nên chọn một thời điểm khác để làm lại.
Bây giờ, bạn hãy bình tâm lại và trả lời các câu hỏi dưới đây. Hãy căn cứ theo năng lực thực tế của bạn để trả lời, không nên dùng những mẹo trong học tập để suy luận đúng sai. Bạn cũng nên dùng bút để ghi các lại các đáp án đã chọn, bây giờ chúng ta cùng bắt đầu trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Khi đang ngồi trên máy bay, đột nhiên bạn cảm thấy có sự rung động lớn và bạn bắt đầu bị lắc động theo máy bay. Khi đó, bạn sẽ làm gì?
A: Tiếp tục đọc sách, xem báo, xem phim và không chú ý đến tình huống đang diễn ra.
B: Chú ý đến từng tình tiết của sự việc, cẩn thận nghe thông báo của nhân viên hàng không và xem sách ‘kỹ thuật ứng phó trong tình trạng khẩn cấp và phòng bị’
C: Đều có một chút của A và B
D: Không thể xác định, cơ bản là không chú ý đến
Câu 2: Bạn dẫn theo một nhóm đứa trẻ 4 tuổi đến công viên chơi, trong đó có một trẻ do không được bạn chơi cùng mà khóc to. Khi đó bạn sẽ làm gì?
A: Đứng ngoài cuộc để trẻ tự xử lý với nhau
B: Nói chuyện cùng đứa trẻ đó và giúp trẻ nghĩ biện pháp giải quyết
C: Nhẹ nhàng dỗ trẻ đừng khóc nữa
D: Nghĩ cách chuyển hướng lực chú ý của trẻ, đưa cho trẻ đồ chơi mà chúng thích
Câu 3: Giả thiết bạn là một sinh viên đại học, muốn giành được thành tích xuất sắc ở một môn học nào đó, nhưng trong kỳ kiểm tra lại chỉ đạt đủ tiêu chuẩn. Khi đó, bạn sẽ làm gì?
A: Xây dựng một kế hoạch học tập chi tiết, và quyết tâm tiến hành theo dự định
B: Sau khi quyết tâm sẽ học hành chăm chỉ
C: Nói với bản thân lần thi này không tốt cũng không có vấn đề gì, hãy tập trung vào môn mà mình có thể làm được tốt hơn.
D: Đi gặp giáo viên phụ trách môn, để họ cho bạn điểm cao hơn một chút.
Câu 4: Giả thiết bạn là một người bán bảo hiểm, đi tư vấn cho một vài người mà bạn hy vọng có thể trở thành khách hàng của mình. Nhưng 15 người liên tiếp đều chỉ trả lời qua loa, mà không xác định câu trả lời rõ ràng, điều này khiến bạn cảm thấy rất thất vọng. Khi đó, bạn sẽ làm gì?
A: Cho rằng đây chỉ là việc gặp phải một hôm mà thôi, hy vọng ngày mai sẽ may mắn hơn
B: Nghĩ một chút không biết bản thân mình có phù hợp với nghề này không
C: Sẽ cố gắng hơn ở lần sau, duy trì thái độ làm việc chăm chỉ
D: Nghĩ cách đi tranh khách hàng của người khác
Câu 5: Bạn là một giám đốc và đưa ra đề xuất tại công ty là không nên phân biệt chủng tộc. Một hôm bạn nghe được ai đó đang lấy vấn đề này làm trò cười. Bạn sẽ làm gì?
A: Không quan tâm, vì đây chỉ là trò cười mà thôi
B: Gọi người kia vào phòng và trách mắng họ một trận thậm tệ
C: Nói lớn tiếng với anh ấy tại chỗ rằng những trò đùa như vậy là không phù hợp và bạn không thể chịu đựng được.
D: Yêu cầu người làm trò cười đi tham gia lớp học bồi dưỡng liên quan đến việc phản đối phân biệt chủng tộc.
Câu 6: Bạn cùng người quen đang lái xe thì bị một ô tô khác đâm vào. Người quen của bạn rất tức giận. Để anh ta bình tĩnh lại, bạn sẽ làm thế nào?
A: Nói anh ấy hãy quên chuyện này đi, hiện tại không sao rồi, đây không phải chuyện gì quá lớn.
B: Mở một đoạn nhạc mà anh ấy thích, chuyển lực chú ý của họ
C: Cùng nhau mắng người lái xe kia, biểu thị bạn đứng về một bên với anh ấy
D: Nói với anh ấy rằng bạn cũng đã có những trải nghiệm tương tự, khi đó bạn cũng tức phát điên, nhưng sau đó bạn nhìn thấy người lái xe kia bị tai nạn và bị đưa đi cấp cứu.
Câu 7: Bạn cùng đồng nghiệp xảy ra tranh luận, cuộc tranh luận diễn ra rất mãnh liệt. Dưới sự phẫn nộ, hai người bắt đầu đả kích lẫn nhau, mặc dù hai người thực sự không muốn như vậy. Khi đó, biện pháp gì là tốt nhất?
A: Dừng lại 20 phút, sau đó tiếp tục tranh luận
B: Ngừng cãi vã, giữ im lặng, mặc kệ đối phương nói gì
C: Nói xin lỗi đối phương và yêu cầu họ cũng xin lỗi bạn
D: Trước tiên ngừng cãi vã một chút, chỉnh sửa lại suy nghĩ của bạn, sau đó có gắng trình bày rõ lập trường của bạn
Câu 8: Bạn được phân làm quản lý ở một đơn vị, muốn đưa ra một số biện pháp tốt để giải quyết một vài vấn đề khó trong công việc. Khi đó, việc đầu tiên bạn cần làm gì?
A: Mở một cuộc họp, rồi tận dụng tối đa thời gian cùng thảo luận với mọi người
B: Cho mọi người thời gian nhất định cùng nhau thảo luận
C: Để mỗi người nói ra bất kỳ cách giải quyết vấn đề nào
D: Lựa chọn một hình thức sáng tạo để biểu đạt ý kiến, khuyến khích mỗi người nói ra cách nghĩ bất kỳ nào của bản thân, cho dù cách đó ‘điên cuồng’ thế nào.
Câu 9: Đứa con 3 tuổi của bạn rất hay lo lắng. Từ khi sinh ra nó đã rất sợ gặp những người lạ và đến những nơi lạ. Bạn nên làm gì?
A: Chấp nhận sự thật hiện tại, nghĩ cách khiến trẻ tránh cảm thấy hoàn cảnh bất an
B: Dẫn trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý trẻ nhỏ và nhờ giúp đỡ.
C: Cố ý để trẻ tiếp xúc với nhiều người một lúc, dẫn trẻ đến các nơi lạ, khắc phục tâm lý sợ hãi của trẻ
D: Thiết kế dần dần các kế hoạch mang tính khiêu chiến, mỗi tình huống đều đối phó tương đối dễ, từ đó khiến trẻ dần hiểu được mình có thể ứng phó với những người lạ và những nơi lạ
Câu 10: Nhiều năm nay, bạn luôn muốn học lại một loại nhạc cụ đã từng học trước đây, hiện tại bạn muốn học lại chỉ vì muốn vui vẻ. Để tận dụng thời gian hiệu quả nhất, bạn cần làm gì?
A: Mỗi ngày duy trì học tập nghiêm túc
B: Chọn những sách có tính nhắm thẳng vào việc phát triển năng lực của bạn để luyện tập
C: Chỉ khi có cảm xúc mới đi luyện tập
D: Lựa chọn những thứ vượt khả năng của bạn, nhưng thông qua nỗ lực bạn sẽ nắm trọn được niềm vui để đi luyện tập
Tính điểm trắc nghiệm và giải thích
1、A=20,B=20,C=20,D=0
Đáp án D phản ánh khi đối diện với áp lực thường thiếu mất tính cảnh giác
2、A=0,B=20,C=0,D=0
B là lựa chọn tốt nhất, những bố mẹ có EQ cao thường tận dụng lúc trạng thái cảm xúc của trẻ không được tốt và bắt đầu tiến hành giáo dục cảm xúc, giúp trẻ hiểu ra điều gì khiến chúng cảm thấy bất an, cảm nhận được trạng thái cảm xúc của chúng đang diễn ra thế nào và chúng có thể lựa chọn.
3、A=20,B=0,C=20,D=0
Đáp án đúng nhất là A, dấu hiệu động lực của bản thân là khả năng xây dựng kế hoạch vượt qua những khó khăn và nghiêm túc chấp hành nó.
4、A=0,B=0,C=20,D=0
C là đáp án đúng nhất. Một người có ý chí là khi đối diện với thất bại có thể từ đó mà học được thử thách, kiên trì tiếp tục, không ngừng từ bỏ nỗ lực
5、A=0,B=0,C=20,D=0
Đáp án đúng nhất là C. Khi có người vi phạm quy định của công ty, cần nói rõ với anh ta tình huống này là không thể xảy ra. Thay vì cố gắng thay đổi định kiến (đây là một nhiệm vụ khó khăn hơn), nó chỉ khiến mọi người tuân theo các quy tắc mà thôi.
6、A=0,B=5,C=5,D=20
Đáp án đúng nhất là D, có tài liệu chỉ ra, khi có người rơi vào trạng thái tức giận, đầu tiên hãy khiến họ bình tĩnh lại là biện pháp hữu hiệu nhất, chuyển lực chú ý của họ sang một vấn đề khác. Hiểu và nhận ra cảm xúc của anh ấy, dùng cách không chọc giận anh ta nhưng có thể khiến anh ta nhận ra tình trạng hiện tại.
7、A=20,B=0,C=0,D=0
Đáp án đúng nhất là A, dừng lại 20 phút hoặc lâu hơn, sẽ là thời gian ngắn nhất để làm dịu trạng thái sinh lý do tức giận. Nếu không, loại trạng thái này sẽ làm biến đổi khả năng thấu hiểu của bạn, khiến bạn càng nói những điều tổn thương người khác. Sau khi cảm xúc ổn định trở lại, cuộc thảo luận mới càng có hiệu quả
8、A=0,B=20,C=0,D=0
Đáp án đúng nhất là B, khi mối quan hệ giữa các thành viên trong một tổ chức hoà hợp, thân thiện, mỗi người đều cảm thấy tâm tình thoải mái, thì công việc mới đạt được hiệu quả cao nhất. Mọi người mới có thể tự do làm ra những cống hiến lớn nhất của mình
9、A=0,B=5,C=0,D=20
Đáp án đúng nhất là D, những đứa trẻ khi sinh ra đã có tâm lý sợ hãi, nếu có thể nhắm đúng vào điều sợ hãi của chúng, sắp xếp lần lượt các thử thách và các thử thách này là có thể ứng phó được, như vậy dần dần trẻ sẽ học được cách sẵn sàng đối mặt với điều mới lạ.
10、A=0,B=20,C=0,D=0
Câu trả lời hay nhất B, một thử thách vừa phải có thể truyền cảm hứng lớn nhất cho sự nhiệt tình của bạn, điều này không chỉ khiến bạn vui vẻ khi học mà còn khiến bạn hoàn thành tốt hơn.
Tổng số điểm của bài kiểm tra này là 200 điểm và điểm trung bình của người bình thường là 100 điểm. Điểm càng cao thì EQ tương ứng càng cao. Nếu dưới 25 điểm, bạn nên dành thời gian khác để kiểm tra lại.
EQ là gì?
Chuyên gia tâm lý học Daniel Goleman cho rằng EQ được cấu thành từ 5 yếu tố: Năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực, năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội.
Năng lực tự nhận biết bản thân: là năng lực có thể hiểu được cảm xúc của bản thân, động lực của nội tâm và sự ảnh hưởng đến người khác.
Năng lực tự điều chỉnh:Là năng lực có thể khống chế hoặc dẫn dắt những cảm xúc phụ diện của bản thân.
Năng lực tạo động lực: Là năng lực lấy cảm hứng thành công làm động lực, theo đuổi điều những mục tiêu vượt quá mong đợi của bản thân và người khác.
Năng lực xử lý quan hệ giữa người và người:là khả năng tìm những điểm tương đồng và thiết lập mối quan hệ hoà hợp với những người khác.
Ngọc Trân
Xem thêm:
Từ khóa đại học Harvard trắc nghiệm EQ Tiến sĩ Daniel Goleman