Bí mật 26 năm tu luyện của võ sư nổi tiếng Lý Hữu Phủ
- Bình Minh
- •
Trong cuộc thi Võ thuật Trung Quốc Thế giới lần thứ nhất năm 2008, các thủ lĩnh và võ sư của nhiều môn phái đã tụ họp để kết giao qua võ thuật. Chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi lúc bấy giờ là võ sư nổi tiếng Lý Hữu Phủ (Li Youfu – 李有甫).
Kể từ đó, nhiều người mới biết rằng người đàn ông này, một bậc thầy trong lĩnh vực khí công và y học Trung Quốc trong những năm 1980 và 1990, sớm đã tìm được một bí quyết tu luyện cao hơn. Ông điềm nhiên từ một bậc đại sư trở thành đồ đệ, mới bước vào tu luyện mà thoáng chốc đã 26 năm.
Đối với nhiều người, cuộc đời của ông Lý Hữu Phủ chứa đầy những huyền thoại. Tuy nhiên, bản thân ông lại cười nói rằng mình cảm thấy xấu hổ khi nhắc đến những hư danh đó, vì đứng trước Đại Pháp chân chính, dường như ông trở nên rất nhỏ bé.
Hiện đã bước vào tuổi lão niên nhưng ông vẫn lễ độ, khiêm tốn, vui vẻ với những cử chỉ bộc lộ khí chất anh hùng của một võ tướng một cách tự nhiên. Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông đã thoải mái nói về niềm vui và sự biết ơn của mình sau khi trở thành “đệ tử”.
Mọi chuyện trong cuộc sống đều được an bài
Như câu nói “Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên”, điều này hoàn toàn đúng với Lý Hữu Phủ. Năm 18 tuổi, ông đã thể hiện tài võ nghệ của mình và giải cứu một số bạn cùng lớp bị bao vây và đánh đập, trải nghiệm này đã trở thành huyền thoại trong vùng.
Ông nói: “Tôi cảm thấy tôi có một bản chất bẩm sinh, đó là sự chính nghĩa. Đôi khi tôi có thể hành động rất dũng cảm.” Kể từ khi quyết tâm tập luyện võ thuật, ông thức dậy lúc 5:00 sáng mỗi ngày để luyện tập và ghi nhớ “võ đức” mà sư phụ ông đã dạy.
“Khi còn nhỏ, tôi thực sự muốn tu luyện, nhưng tôi chỉ cảm thấy võ thuật thật thần kỳ. Sau khi luyện võ thuật, tôi có thể luyện xuất ra những điều giống như Thần. Từ khi còn nhỏ, tôi đã đi khắp nơi tầm sư học đạo.”
Dựa vào sự kiên trì bền bỉ này, ông cười nói: “Nếu có vị sư phụ nào tốt, tôi sẽ có thể khiến vị sư phụ này thu nhận tôi (làm đồ đệ). Dù khảo nghiệm thế nào, tôi cũng đều có thể khiến họ thu nhận mình.”
Quả thực là ông đã làm được. Từ năm 18 tuổi, ông đã liên tiếp trở thành học trò đáng tự hào của ông Trần Thịnh Phủ – giáo sư võ thuật đầu tiên ở Trung Quốc, và ông Trần Tế Sinh – chủ tịch Hiệp hội Võ Thuật Sơn Đông Tế Nam, kiêm võ sư Thái Cực quyền.
“Sau khi bắt đầu luyện võ, tôi cũng nghiên cứu binh pháp Tôn Tử, sách cổ, y học cổ truyền Trung Quốc…” Ông nói rằng môn kung fu độc nhất vô nhị “Roi Sơn Đông” do giáo sư Trần Thịnh Phủ dạy, đã giúp ông giành chức vô địch quốc gia Trung Quốc. Thái Cực quyền do ông Trần Tế Sinh dạy lại càng giúp ông luyện xuất ra nhiều loại “công năng”.
Những công năng này cũng khiến ông được thuê làm nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nhân Thể Trung Quốc ở Bắc Kinh vào những năm 1980.
Lấy thành công làm cầu nối, chỉ để tiếp tục tìm sư phụ
“Kỳ thực, hiện giờ khi nhớ lại toàn bộ cuộc sống của mình, mọi chuyện, dù tốt hay xấu, hay những thăng trầm, tôi đều cảm thấy chúng đã được an bài. Tôi biết an bài của tôi trong đời này là để tôi ngộ ra và minh bạch Đại Pháp của ngày hôm nay, chính là 3 chữ ‘Chân, Thiện, Nhẫn’.”
Lý Hữu Phủ nói ông không ngờ trở thành một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Nhân thể lại giúp ông có cơ hội tốt tìm được “Pháp Luân Đại Pháp” trong tương lai.
Trong những năm 1980 và 1990, ông Lý Hữu Phủ đã là một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực y học và khí công Trung Quốc. Công năng “chẩn đoán từ xa” của ông – quan sát lòng bàn tay và các phương pháp điều trị độc đáo, đã được nhiều kênh truyền thông đưa tin và thu hút nhiều người nổi tiếng, các quan chức cấp cao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kể cả chủ tịch nước.
“Tất cả họ đều sẵn lòng đến gặp tôi, hỏi một số vấn đề, khám bệnh và nói về một số công năng. Khi đó, mọi người đều khen ngợi tôi”, ông nói.
Tuy nhiên, việc trở nên nổi tiếng không mang lại sự bình yên thực sự cho nội tâm ông. Đối với Lý Hữu Phủ, hư danh không có gì đáng nói.
“Tôi luôn nghĩ rằng một ngày nào đó, tôi sẽ có thể tìm thấy một vị sư phụ có thể giúp mọi người đạt được viên mãn và giải thoát.” Sau khi đọc nhiều sách cổ và nghiên cứu các giáo phái tôn giáo khác nhau nhưng không có kết quả, ông vẫn hy vọng có thể tận dụng danh tiếng của mình để “tiếp xúc với những người cao thâm hơn, để tìm kiếm sư phụ dễ dàng hơn”.
Sau khi luyện tập võ thuật trong nhiều thập kỷ, cuối cùng ông cũng đắc Đại Pháp
Trong thời gian ở Bắc Kinh, ông Lý Hữu Phủ đã gặp ông Quan Quý Mẫn, người được mệnh danh là “Ông hoàng ca nhạc của Trung Quốc” thời bấy giờ. “Hai chúng tôi vừa gặp đã rất hợp nhau. Chúng tôi nói về tu luyện, khí công và những thứ khác.” Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cơ duyên này sẽ kéo dài ra tận nước ngoài.
Năm 1996, Lý Hữu Phủ, người đã định cư ở Los Angeles, tình cờ đọc được tin tức về buổi biểu diễn của Quan Quý Mẫn tại Hoa Kỳ trên báo. “Khi nhìn thấy ông ấy, tôi rất vui. Khi tìm thấy ông ấy, vừa gặp nhau, ông ấy đã nói: “Chúng ta đừng nói về bất kỳ công năng đặc dị hay khí công gì đó nữa, đã có môn ‘Pháp Luân Đại Pháp’ tu ‘Chân – Thiện – Nhẫn’.”
“Tôi đã luyện võ thuật mấy chục năm. Khi đó, tôi đã ngoài 40 tuổi và cũng chưa tìm được sư phụ. Nhưng ngay khi ông ấy giới thiệu, tôi đã muốn gặp vị sư phụ này”, ông Lý Hữu Phủ nói. “Sau khi đọc cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’, tôi càng không thể đặt sách xuống. Tôi nói rằng vị sư phụ này quá tốt, vì vậy tôi hạ quyết tâm không tìm kiếm thêm nữa, chỉ tu luyện Đại Pháp thôi.”
Ông nói: “Bởi vì thứ Pháp này đưa cho mọi người không phải là kiến thức, kỹ năng hay công nghệ, mà là trí tuệ.”
Cuốn “Chuyển Pháp Luân” mà ông Lý Hữu Phủ đọc là cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, do ông Lý Hồng Chí truyền bá vào tháng 5/1992, lấy “Chân – Thiện – Nhẫn”, đặc tính cao nhất của vũ trụ làm nguyên lý chỉ đạo tu luyện, đến nay đã truyền ra hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới.
Từ bậc thầy đến đệ tử, vui mừng và biết ơn
Từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đến nay, ông Lý Hữu Phủ nói rằng đã 26 năm trôi qua, nhưng sự phấn khích, lòng biết ơn và cảm giác kinh ngạc của ông ấy vẫn như thuở đầu. Ông nói: “Đã 26 năm nhưng tôi không cảm thấy thời gian quá dài, mà chỉ như mới là ngày hôm qua.”
Cũng từ đó, ông đã thay đổi từ một bậc thầy thành đệ tử Pháp Luân Đại Pháp bình thường. “Tôi cảm thấy rằng Đại Pháp này có thể giúp con người được giải thoát và tu luyện đến viên mãn. Có một vị sư phụ như vậy, tôi có thể buông bỏ mọi thứ”, ông Lý Hữu Phủ nói.
Trong nhiều năm tu luyện, điều khiến ông thấy ngạc nhiên nhất là càng học “Pháp” do Sư phụ Lý Hồng Chí dạy, ông càng cảm thấy cao thâm.
“Tôi đã đọc các sách khác và sách tôn giáo… Tôi đều rất quen thuộc với chúng, nhưng chỉ có vậy.” Nhưng sau khi tu luyện Đại Pháp, ông nói: “Đại Pháp này, dù tưởng tượng thế nào, bạn cũng không thể nghĩ ra, Đại Pháp thật trân quý, vĩ đại, thâm sâu, bác đại tinh thâm, không thể nghĩ bàn, càng học, bạn sẽ càng cảm thấy Pháp này có nhiều điều.”
“Hiện giờ nhìn lại, các môn võ thuật và Trung y mà tôi thích, tôi đã hiểu đó là chuyện gì, võ thuật ra đời như thế nào và có thể luyện đến trình độ nào, tất cả đều có trong Chuyển Pháp Luân.”
Ông nói một thu hoạch lớn nhất nữa là: “Khi xem xét mọi việc dựa trên ‘Pháp’, thì đều có thể nhảy ra ngoài và nhìn thấu nhiều thứ, có thể dễ dàng nhìn nhận một việc có vẻ rất tệ lại thành một việc tốt.”
Nghĩ lại lần đầu tiên ông Lý Hữu Phủ gặp sư phụ Lý Hồng Chí cũng là hơn 20 năm trước. Ông kể rằng vào thời điểm đó ở Houston, lần đầu tiên ông Lý Hồng Chí giảng Pháp công khai ở Hoa Kỳ.
Ông Lý Hữu Phủ kể: “Vị sư phụ này rất thân thiện, hòa nhã. Khi Ngài nói chuyện với mọi người, không có cảm giác xa cách. Nhưng những điều sư phụ giảng, chúng ta không thể nghĩ đến, những người bình thường chúng ta lại càng không thể nói ra. Trong buổi giảng Pháp đó, sư phụ đã nói ra rất nhiều thiên cơ.”
Ông thẳng thắn thừa nhận mình đã lớn tuổi, cũng đã tu luyện được một thời gian, nhưng mỗi lần nhìn thấy sư phụ Lý Hồng Chí, ông vẫn phấn khích như ngày nào.
“Bất cứ ai có não đều sẽ nghĩ được rằng nếu tất cả người dân ở Trung Quốc đều tu luyện ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ và đạo đức của người dân cả nước được thăng hoa, thì đất nước này sẽ như thế nào?”
Ông Lý Hữu Phủ nói rằng Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục dựa trên phương thức “người truyền, tâm truyền tâm”, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, đã có hàng trăm triệu người tu luyện, ở nước ngoài cũng vậy, rất nhiều người đều lựa chọn “sự lương thiện”.
Ông đã được nhiều trường Đại học Trung Y ở Hoa Kỳ thuê làm giảng sư y học cổ truyền Trung Quốc và giảng sư võ thuật, trong thời gian đó ông cũng dạy Pháp Luân Đại Pháp cho nhiều sinh viên.
Vào tháng Năm khi ông Lý Hữu Phủ mới đắc Pháp cũng có một ngày rất ý nghĩa – ngày 13/5 hàng năm là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới” và cũng là ngày sinh của ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Ngày 13/5 năm nay là kỷ niệm 30 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp. Ông Lý Hữu Phủ cũng bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đối với sư phụ của mình như một đệ tử.
Bí mật về môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã đồng hành cùng ông Lý Hữu Phủ trong suốt 26 năm, nhưng ông nói rằng dù thời gian có trôi qua bao lâu, ông ấy cũng sẽ ghi nhớ rõ ràng lời dạy của Sư phụ: “Tu luyện như thuở đầu”.
Pháp Luân Công dạy mọi người thực hành “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống, giúp các học viên khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế. Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.
Từ khóa Pháp Luân Công Dòng sự kiện Lý Hữu Phủ Li Youfu