Kentucky Fried Chicken, thường được biết đến với tên gọi tắt là KFC, là một chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán có trụ sở đặt tại Louisville, Kentucky. Đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai thế giới (xếp theo doanh thu) chỉ sau McDonald’s, với tổng cộng gần 20.000 nhà hàng tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ, tính đến tháng 12/2015.

Harland Sanders
(Ảnh: FB Friends of Colonel Sanders)

KFC được thành lập bởi doanh nhân Colonel Harland Sanders. Có ai biết rằng ông bắt đầu công việc bán gà rán từ một nhà hàng nhỏ tại Corbin, Kentucky trong thời kỳ Đại khủng hoảng và cuộc đời của ông là một chuỗi những bất hạnh?

5 tuổi bố mất

16 tuổi bỏ học.

17 tuổi bị đuổi việc lần thứ 4.

18 tuổi kết hôn.

18-22 tuổi, làm công nhân đường sắt và bị đuổi.

Ông đi lính và bị đuổi ra ngoài không lâu sau đó

Ông tiếp tục nộp đơn vào trường luật nhưng bị từ chối.

Ông đi bán bảo hiểm rồi lại thất bại

19 tuổi ông được làm cha

20 tuổi bị vợ bỏ và mang theo đứa con.

Ông làm đầu bếp kiêm rửa chén trong một quán cà phê nhỏ.

Ông thất bại trong ý định bắt cóc con gái, nhưng đã thành công trong việc thuyết phục vợ trở về nhà.

65 tuổi ông về hưu. Ông nhận được khoản trợ cấp từ chính phủ khoảng 105 USD (~ hơn 2 triệu đồng). Ông cảm thấy xấu hổ về bản thân.

Ông quyết định tự tử và trong lúc viết di chúc, về những thất bại và thành tựu đạt được trong đời, ông chợt nhận ra trong đó toàn những ý tưởng về nấu ăn, điều mà ông tự tin mình có thể làm tốt, đặc biệt là món gà rán với những gia vị đặc biệt làm nức lòng thực khách của ông.

ga ran KFC
(Ảnh: Markus Winkler from Pixabay)

Ông dùng 105 USD và hơn 80 USD đi mượn để mua dụng cụ nấu ăn, nguyên liệu, bắt đầu chiên những miếng gà và đi gõ cửa từng nhà hàng xóm ở Kentucky để bán và nhận được phản hồi rất tích cực. Ở tuổi nghỉ hưu thảnh thơi bên con cháu, ông lại phải rong ruổi khắp nơi để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Ông đã từng bị từ chối 1009 lần, cuối cùng ông bán bí quyết rán gà của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn được giao kèo chỉ với một cái bắt tay.

Năm 1955, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Năm 1964, ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.

Bắt đầu kinh doanh ở tuổi về hưu và đứng trên đỉnh sự nghiệp ở thời điểm thất thập cổ lai hy, có ai tin được thành công của ông vẫn chưa dừng lại ở đó. Năm 1986, nhãn hiệu “Kentucky Fried Chicken” được Pepsi Co mua lại và năm 1991 ra mắt logo mới là KFC. Năm 2002, KFC thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn YUM! Restaurants International.

KFC
(Ảnh: Unsplash)

Để có được thành công như vậy, ông Sanders có một nguyên tắc là luôn giữ nguyên bí quyết làm món gà KFC. Tất cả các cơ sở của ông duy trì việc sử dụng hỗn hợp 11 loại thảo mộc và gia vị, điều này đã xuất hiện trong các quảng cáo của hãng một thời gian dài. Ông Sanders cất giữ công thức chế biến món gà rán trong đầu mình, ngày nay, công thức này được lưu giữ an toàn ở Louisville, nơi KFC đặt trụ sở chính. Và tại Kentucky, chỉ một số ít người biết công thức đáng giá hàng triệu USD đó và họ có giao kèo đảm bảo bí mật tuyệt đối cho công thức.

Ngoài ra, tư tưởng quyết đoán và mạnh mẽ của ông chính là chìa khóa cuối cùng giúp KFC trở thành thương hiệu toàn cầu: “Không có lý do gì để làm người giàu nhất ở nghĩa trang”. Khi bán thương hiệu của, ông Sanders giải thích rằng ông không phải là người có đủ tài năng để phát triển doanh nghiệp. Ông đã từng trải qua giai đoạn 3 năm liên tiếp không nghỉ ngày nào và giải quyết công việc 24/7. Và bước tính này của ông đã đúng đắn bởi người chủ mới của KFC đã giúp phát triển nó thành một thương hiệu nổi tiếng và nâng doanh thu cao gấp nhiều lần so với trước đó.

Ở tuổi 65 suýt chút nữa đã tự tử nhưng ở tuổi 88 ông Sanders, người sáng lập của KFC đã trở thành một triệu phú. Ông mất tháng 12/1980, thọ 90 tuổi. Ông được mệnh danh là “Một huyền thoại” và “Tinh thần giấc mơ Mỹ”, biểu tượng cho chân lý “Không bao giờ quá muộn để bắt đầu”.

Minh Minh

Xem thêm: