Chuyên gia: Chỉ cần trả lời một cuộc gọi lừa đảo, thông tin cá nhân sẽ bị đánh cắp
- Tiểu Phàm
- •
Sau khi nhận được cuộc gọi lừa đảo, nhiều người thường cố tình nói chuyện với kẻ lừa đảo nhằm chọc tức chiêu trò của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết ngay khi một cuộc gọi lừa đảo được trả lời, thời lượng trò chuyện càng dài thì thông tin cá nhân sẽ bị rò rỉ càng nhiều, tạo điều kiện cho nhóm lừa đảo hưởng lợi.
Không đơn giản chỉ là nghe điện thoại!
Theo tờ New York Post, nhà phân tích nghiên cứu di động người Anh Charlotte Vogel gần đây đã trả lời các câu hỏi về những cuộc gọi lừa đảo trên trang web cộng đồng hỏi đáp kiến thức Quora. Cô cho rằng một khi bạn trả lời một cuộc gọi lừa đảo, điều đó tương đương với việc gửi hai điều sau đây tới nhóm lừa đảo:
1. Đây là số điện thoại hợp lệ.
2. Bạn sẽ trả lời điện thoại.
Cô Vogel chỉ ra rằng khi nhận được cuộc gọi lừa đảo, một số người sẽ cố gắng chửi bới và chọc giận những kẻ lừa đảo, chẳng hạn như “Tôi là luật sư, tôi sẽ tìm và bắt được anh”, “Bố tôi là cảnh sát, sao anh dám”, “Khi chồng quân nhân của tôi về nhà, anh sẽ chết”.v.v. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện càng tiếp tục thì sẽ càng để lộ nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm hơn.
Vogel cho biết thêm rằng ngay cả việc xác nhận số điện thoại, địa chỉ hoặc thậm chí số ID cũng có giá trị đối với những kẻ lừa đảo, họ có thể thử lại trong tương lai và cố gắng “lưu trữ, sắp xếp và bán thông tin cho người lừa đảo tiếp theo”.
Cô khuyên mọi người không nên cố gắng nói bất cứ thứ gì qua điện thoại khi nhận được cuộc gọi lừa đảo. “Những kẻ lừa đảo này thường nhắm vào người già, sinh viên hoặc người mới nhập cư .v.v. và họ cảm thấy có thể bắt nạt được những người như vậy. Lúc này, bạn sẽ sợ hãi trước những lời đe dọa, vì vậy đừng lãng phí thời gian của mình.”
Cô Fogel cho biết cách tiếp cận tốt nhất là hãy ngay lập tức cúp máy.
Vụ án lừa đảo đặc biệt nghiêm trọng. Bạn nên làm gì khi nhận cuộc gọi lừa đảo?
Vào cuối năm 2023, Văn phòng Văn hóa Đài Bắc nhận được thông tin vụ lừa đảo qua điện thoại liên quan đến một nữ sinh viên người Đài Loan và học tại một trường đại học nổi tiếng ở California, khu vực Vịnh San Francisco. Cô bị cảnh sát Đại lục giả mạo điều khiển thông qua các cuộc gọi video từ xa bằng ứng dụng Skype trong hơn 3 tháng, sau đó cô bị lừa khoảng 70.000 đô la Mỹ (gần 1,8 tỷ đồng). Và suýt chút nữa là cô đã rơi vào một cái bẫy khủng khiếp hơn với số tiền khổng lồ khoảng 200.000 đô la Mỹ (gần 5,1 tỷ đồng).
Ngay sau khi nữ sinh viên quốc tế đến Mỹ vào tháng 8 năm 2012, cô nhận được một cuộc gọi bằng tiếng Anh giả mạo là cuộc gọi dịch vụ khách hàng của công ty viễn thông AT&T, sau đó nó được chuyển thành cuộc gọi giả mạo từ một sĩ quan cảnh sát tại Trung Quốc. Nữ sinh này cho biết cô đã sử dụng số điện thoại tương tự ở Hoa Kỳ trên máy tính công cộng tại một sân bay ở Đại lục. Việc đăng ký số tài khoản mới liên quan đến một trường hợp giả mạo danh tính và thẻ tín dụng quốc tế. Những thông tin xác thực và giấy tờ tư pháp giả trên mạng để nữ sinh xác nhận, cuối cùng cô đã lầm tưởng thông tin đó là sự thật và dần dần rơi vào cái bẫy lừa đảo.
Nữ sinh viên vừa mới đến Mỹ nhập học, chưa quen nơi này, viên cảnh sát giả đã đe dọa cô bằng giọng điệu nghiêm nghị và ra lệnh cho cô sử dụng Skype để xác minh danh tính với một cuộc gọi video. Trong khi gọi, cô nhìn thấy những người mặc đồng phục cảnh sát Đại lục với đồn cảnh sát ở phía sau (dàn cảnh chuyên nghiệp của tội phạm khiến cô tin rằng tất cả là sự thật) và cô được yêu cầu lấy hộ chiếu ra để cảnh sát kiểm tra danh tính trên camera và lúc này nhóm lừa đảo đã lấy được thông tin cá nhân chi tiết của cô.
Sau đó, cảnh sát giả mạo đã đưa ra lệnh bắt giữ chuẩn bị sẵn với thông tin cá nhân giống như thông tin trên hộ chiếu của nữ sinh viên và cáo buộc cô có liên quan đến một vụ án truy nã quốc tế lớn khác. Bọn họ tiếp tục đe dọa rằng tội án của cô sẽ được gửi đến Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol và yêu cầu đưa cô về lại đất nước để xét xử (điều này tiếp tục làm gia tăng áp lực buộc cô phải phục tùng dưới sự kiểm soát của họ). Đồng thời, họ còn yêu cầu cô chịu sự điều tra và xét xử từ xa, khiến nữ sinh viên đang sống ở Hoa Kỳ sợ hãi.
Tiếp theo đó, cảnh sát Đại lục giả yêu cầu cô báo cáo hành động hàng ngày của mình và đặt máy quay phim ở những địa điểm bí mật để thẩm vấn, đồng thời cảnh báo cô không được tiết lộ vụ việc cho bất kỳ ai (kể cả các thành viên trong gia đình).
Sau khi nữ sinh làm theo hướng dẫn và trình báo nhiều ngày liên tiếp, viên cảnh sát dưới danh nghĩa giám sát tài chính của cô đã yêu cầu cô lần lượt chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng ở Hồng Kông. Theo hướng dẫn, cô đã chuyển đi số tiền trong tài khoản của cô qua nhiều tài khoản cho đồn cảnh sát giả.
Sau hơn ba tháng bị giám sát mệt mỏi, cảnh sát giả mạo này lại một lần nữa đe dọa nữ sinh viên, đòi gia đình cô một số tiền lớn để đệ đơn lên công tố Đại lục nhằm xin khép lại vụ án. Lúc này, gia đình ở Đài Loan đã chuẩn bị gửi tiền sang Mỹ cho cô.
Tuy nhiên, do số tiền quá lớn nên gia đình nữ du học sinh nhận thấy có điều gì đó không ổn. Sau khi thảo luận kỹ, họ phát hiện cô đang bị cảnh sát Đại lục giả mạo theo dõi lâu dài nên đã nhờ một người bạn công chức quản lý điều tra tại Đài Loan giúp đỡ. Cuối cùng, họ mới xác nhận đây là phương thức lừa đảo phổ biến mà các du học sinh đến Mỹ hay bị mắc phải.
Đến nay, nữ sinh viên này không còn trả lời các cuộc gọi giả mạo của cảnh sát.
Vụ án trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ án có tổ chức quy mô của các nhóm tội phạm lừa đảo. Hình thức lừa đảo càng ngày càng tinh vi khiến rất nhiều người vô tội rơi vào bẫy.
Vì vậy, nếu bạn nhận được một cuộc gọi lừa đảo, hãy nhớ điều tốt nhất nên làm là cần cúp máy. Việc cúp máy ngay lập tức vừa giúp bạn không bị đánh cắp thông tin cá nhân vừa khiến cho kẻ lừa đảo không có cơ hội thao túng tâm lý sợ hãi của bạn.
Từ khóa lừa đảo Thông tin cá nhân cuộc gọi