Đức hạnh là nguồn gốc của mọi phước lành
- Lý Trí
- •
Trong cuộc đời hữu hạn này, tất cả mọi người đều không ngừng theo đuổi hạnh phúc. Thế nhưng hạnh phúc thực sự là gì? Hạnh phúc ở đâu?
Hạnh phúc là gì?
Dường như mọi người đều tin rằng tiền có thể mang lại hạnh phúc, cho nên họ dành cả đời để theo đuổi tiền bạc một cách mù quáng. Như người ta thường nói: “Trái tim cao hơn bầu trời và cuộc đời mỏng hơn tờ giấy.” Tuy nhiên có một số người rất tham lam, họ dùng mọi thủ đoạn để trục lợi và sẵn sàng gây thiệt hại cho người khác. Cũng có rất nhiều người kiếm tiền bằng những cách bất lương như lợi dụng cơ hội, lừa đảo và che giấu. Nhưng dù thế nào thì họ cũng không thể thoát khỏi quy luật của sinh, lão, bệnh, tử và luật nhân quả của tạo hóa.
Tiền bạc có thể mang lại hạnh phúc ngắn hạn thì đồng thời cũng sẽ mang đến vô số thị phi và phiền não. Thực chất là nó không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy rằng thậm chí có của cải vật chất nhiều đến đâu cũng không có nghĩa là có hạnh phúc và niềm vui.
Có lẽ nhiều người cũng đã từng có cảm nhận như thế này, thời điểm họ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ từ trái tim không phải là khi họ có được của cải vật chất, mà là khi họ vượt qua mọi ràng buộc và mọi lo lắng về vật chất, hay là khi họ có thể kiềm chế cảm xúc hay ham muốn của mình. Lúc này, dù vật chất không có gì, nhưng người ấy vẫn có thể đạt được hạnh phúc, một trạng thái hạnh phúc lâu dài và vĩnh cửu.
Có rất nhiều người tu hành trong tất cả các thời đại đều không lấy của cải vật chất làm mục tiêu sống mà là lấy chùa chiền hay Đạo quán làm nhà. Họ hàng ngày tích đức hành thiện, lấy khổ làm vui và cuối cùng đạt được thành tựu vô cùng to lớn.
Nguồn gốc của hạnh phúc
Hạnh phúc của con người thực ra không liên quan gì đến của cải vật chất, mà nó có mối quan hệ không thể tách rời với đạo đức con người và tu dưỡng đạo đức chính là nền tảng của cuộc sống. Cho dù đó là Nho giáo, Đạo giáo hay Phật giáo, nền văn hóa tương ứng của họ đều dựa trên đạo đức.
“Đức” là cốt lõi của văn hóa truyền thống và “Đạo” tạo thành một tổng thể, cuối cùng trở thành tinh hoa của văn hóa nhân loại. Nho giáo của Khổng Tử đưa ra các quan điểm như “Đức dưỡng thể”, “Đức lớn sẽ trường thọ”, “Người nhân sẽ sống lâu”, “Tu thân dĩ đạo, tu đạo dĩ nhân” (Lấy đạo mà sửa mình, lấy nhân mà sửa đạo). Thuật ngữ “nhân từ” cũng là dùng để chỉ những người có tiêu chuẩn đạo đức cao thượng.
“Thọ” có hai nghĩa: Một nghĩa là tuổi thọ thực tế của một người, hai là nghĩa trường thọ bất tử. Lão Tử, chủ trương “bớt ích kỷ, loại bỏ lòng tham” và tin rằng “không có tai họa nào lớn hơn sự bất mãn, và không có tội lỗi nào lớn hơn ham muốn đạt được”. Một người ham muốn vật chất vô độ chắc chắn sẽ có mộng tưởng lâu dài, thậm chí làm tổn hại đến người khác. Hơn nữa họ còn suốt ngày xao lãng và làm tổn hại sức khỏe do gánh nặng tâm lý quá mức, như vậy làm sao có cơ hội để hạnh phúc.
Đức hạnh là nguồn gốc của mọi phước lành
Trên đời không có điều gì tốt đẹp hơn việc trau dồi đức hạnh, người có đức hạnh sẽ được ông trời ban phước, người giữ được tâm tính nhân hậu, lương thiện thì ít bị bệnh tật và ít bị tổn hại bởi thiên tai hoặc do con người gây ra.
Chỉ người mang đức lớn mới có được trí tuệ vĩ đại. Trí tuệ vĩ đại là sự hiểu biết và nắm bắt được chân lý của vũ trụ. Nếu không có đức lớn thì không thể có được trí tuệ này, điều này là do lĩnh vực tư tưởng của con người quyết định. Đối với con người, điều đáng sợ nhất là trái tim trở nên lạnh giá, bởi khi ấy nó sẽ chỉ nghe theo tiếng gọi của dục vọng ích kỷ và đây chính là nguồn gốc của mọi tội ác.
Từ khóa đức hạnh phước lành