Có lẽ tất cả chúng ta đều từng hoặc đang trải qua sự lo lắng và suy nghĩ tiêu cực nhưng chưa biết làm cách nào để loại bỏ chúng. Nhưng vấn đề này lại rất quan trọng, bởi chúng có thể khiến chúng ta hao tâm tổn trí và ảnh hưởng tới khả năng đi đến thành công.

suy nghĩ tiêu cực
(Ảnh: Shutterstock)

Dưới đây là những chia sẻ và lời khuyên của bà Morag Barrett, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành SkyeTeam (liên minh hàng không hàng đầu thế giới) về quãng thời gian bảy ngày bà thấp thỏm chờ đợi một cuộc điện thoại của khách hàng, và bà chắc mẩm rằng khách hàng sẽ nói: “Cảm ơn bạn… tạm biệt”. Bà đã lo lắng về điều đó đến mức căng thẳng và trong đầu lúc nào cũng hiện lên những tình huống mà bà dự kiến sẽ diễn ra trong cuộc trò chuyện đó, và việc này cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí bà.

Bà nói: Tôi đã dự liệu những gì tôi có thể nói. Tôi bị mất ngủ. Cuối cùng tôi đã để cho những lo lắng này lấy mất đi sự phấn chấn tinh thần của mình. Và chắc chắn tôi không cô đơn trong việc này. Thực tế quả đúng là như vậy, dựa trên những điều mà nhiều nhà lãnh đạo đã chia sẻ với tôi về những lo lắng và những điều ‘khiến họ trằn trọc thức giấc vào ban đêm'”.

Vậy chúng ta lo lắng về điều gì?

Bà Morag Barrett cho hay sự tự đối thoại với bản thân đi kèm với những lo lắng có thể làm suy yếu khả năng thành công của chúng ta.

Được biết, trung bình con người có khoảng 50.000 suy nghĩ mỗi ngày. Tất cả những lời huyên thuyên trong im lặng và độc thoại này có thể tạo ra sức mạnh trong việc xây dựng sự tự tin, vượt qua những rào cản để thành công và giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm.

Tuy nhiên, việc tự thoại với những lo lắng không đâu có khả năng làm thui chột hay hủy hoại khả năng của chúng ta – đồng thời hạn chế khả năng nhìn nhận và đưa ra lựa chọn của mình.

Một số ‘độc thoại’ phổ biến:

  • Chúng ta lo lắng về tương lai: điều gì có thể xảy ra, những cạm bẫy tiềm ẩn có thể gặp phải là gì.
  • Chúng ta lo lắng về quá khứ: lẽ ra chúng ta nên nói hoặc làm điều gì đó.
  • Chúng ta lo lắng về hiện tại: không hoàn thành đúng thời hạn, lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình.

Trong thực tế, việc luôn nghĩ trong đầu với những từ như “lẽ ra” “giá mà”, sẽ khiến chúng ta tự đẩy mình rơi vào mê cung của các giả thuyết vì chúng ta đang cố gắng viết lại lịch sử. Đôi khi, sau những cuộc đối thoại với chính mình này chúng ta có cái nhìn sáng suốt và thấu tỏ hơn, thì nó là hữu ích. Nhưng những lần khác, nếu đó diễn ra mà không có quá trình suy xét thận trọng hay ý định phải hiểu rõ vấn đề, thì nó có xu hướng hạ gục chúng ta và khiến chúng ta hao tổn tâm trí và sức lực. Đặc biệt là khi chúng ta đã đưa ra quyết định sai lầm, nhận được kết quả không mong muốn, và đang trải qua một thời gian khó khăn.

stress con dau image
(Ảnh: Shutterstock)

Điều đáng nói là khi mọi việc không như dự kiến, hầu hết những câu chuyện chúng ta nghĩ ra và tự nói với bản thân đều là tiêu cực. Chúng ta hiếm khi khách quan mà thường có xu hướng ‘kết tội’ bản thân cũng như người khác khi xảy ra tình huống không mong muốn.

  • Hãy tưởng tượng bạn đang làm việc chăm chỉ cho một dự án trong vài tháng qua và đã chuẩn bị một bài thuyết trình trước ban quản trị. Bạn được lên lịch để trình bày bài thuyết trình đó trong mười phút, thì khi đó bạn nhận được một tin nhắn nói rằng ban điều hành đã hủy cuộc họp của bạn. Trong đầu bạn sẽ hiện lên suy nghĩ gì trước tiên?
  • Một đồng sự, đến hạn chót trong ngày mà vẫn chưa trình một văn bản cho bạn. Điện thoại của bạn đổ chuông và trên màn hình điện thoại hiển thị tên người gọi đến là người đó. Bạn sẽ nghĩ gì khi bắt máy?
  • Một đồng nghiệp liên tục ngắt lời bạn trong các cuộc họp. Bạn sẽ nghĩ gì về động thái của người này và họ coi bạn là gì vậy?

Kinh nghiệm cho thấy rằng tâm trí bạn sẽ giả định điều tồi tệ nhất: Những giám đốc điều hành này không biết họ đang làm gì; dự án của bạn không quan trọng; đồng nghiệp của bạn sắp sửa lại làm bạn thất vọng và công việc sẽ không hoàn thành đúng thời hạn; hay đồng nghiệp của bạn kiêu ngạo và không tôn trọng bạn.

Đó chỉ là một góc nhỏ của các câu chuyện, nếu có thể, hãy cung cấp một kịch bản đầy đủ nhất cho các tình huống. Ví dụ, hãy thay đổi cách suy nghĩ thành: Các giám đốc điều hành tin tưởng vào tôi và đang tập trung vào một ưu tiên khác cấp bách hơn; Đồng sự của mình đang gọi để báo rằng sẽ sớm hoàn thành dự án; Đồng nghiệp của mình rất vui mừng về những gì mình vừa nói và muốn tìm hiểu sâu hơn,…

Hay như trong tình huống của Morag Barrett, bà chia sẻ: “Tôi đã lo lắng về khả năng khách hàng của tôi nói lời ‘tạm biệt’, mặc dù không có lý do gì, không có sự kiện nào để dẫn dắt tôi đi tới kết luận này. Trên thực tế, hóa ra kết quả lại ngược hoàn toàn so với những gì tôi tự huyễn. Rõ ràng là chúng tôi đã có tiến triển trong chương trình mà tôi đã tạo điều kiện thuận lợi để triển khai. Những người tham gia đã áp dụng những hiểu biết sâu sắc và tạo ra sự khác biệt thực sự trong cách họ sử dụng các đội ngũ chuyên môn của họ và những kết quả là họ có thể triển khai tốt công việc của mình.”

Tuy nhiên, tôi vẫn có cảm giác bồn chồn đó trong tâm, tự mình cảm vẫn cảm thấy nghi ngờ. Tôi đã lo lắng cả về quá khứ lẫn tương lai! Nhưng một điều gì đó có thể xảy ra thì không có nghĩa là nó sẽ xảy ra. Và rồi, cần hình thành cho bản thân một thói quen, có thể không dễ dàng để thực hiện, nhưng nó lại khá đơn giản và cần thiết, đó là: Bạn không cần phải tin vào mọi thứ bạn nghĩ.

>> 10 biện pháp để phát triển tư duy hướng tới thành công  

Loại bỏ đi những lời tự vấn tiêu cực vô giá trị

suy nghĩ tiêu cực
(Ảnh: Shutterstock)

Bên cạnh đó, bà Morag Barrett chia sẻ thêm rằng gần đây bà đã vấp phải một vấn đề mà bà tạm gọi là ‘sự luẩn quẩn của những lời tự thoại tiêu cực vô giá trị’. Những suy nghĩ dạng như:

  1.   Điều này thật kinh khủng!
  2.   Điều này khó hơn tôi tưởng.
  3.   Đây là điều khủng khiếp!
  4.   Mình thật yếu nhược.
  5.   Điều này khó mà có thể chấp nhận được.
  6.   Điều này thật đáng sợ!

Sáu điều trên tổng kết gọn gàng quá trình suy nghĩ của bà Morag Barrett trên cơ sở hàng ngày, hàng giờ và từng phút, bà nói:

“Điều này có thực sự đáng sợ chăng? Nó có thể lấy đi của tôi từng nano giây để đi từ câu hỏi số 1 đến số 4. Sau đó nó có thể còn lấy mất nhiều thời gian đáng kể hơn nữa để đi từ số 4 đến số 6.

Ngay cả sau khi mọi thời gian tôi đều đã dành ra liên quan đến những nguyên tắc này, thì khoảnh khắc yếu nhược vì tự nghi ngờ vẫn đeo bám đáng sợ. Việc có khả năng diễn giải giới hạn sự đối thoại với riêng mình thành một cái gì đó tích cực hơn, và để có được một người ủng hộ, đồng cảm, hay một cú huých nào đó khiến bản thân phải thay đổi là rất quan trọng.

Trong trường hợp lo sợ cuộc gọi khách hàng đề cập ở trên, một trong những đồng nghiệp của tôi đã bố trí nói chuyện với tôi, một cuộc nói chuyện đầy hứng khởi, đồng thời, giúp tôi khám phá ra những yếu tố then chốt đằng sau sự lo lắng của mình và có các gợi ý cho cuộc hội thoại sắp tới. Tôi đã lấy lại được sức mạnh, đã lắng nghe một số bản nhạc đầy sức sống, đã chuẩn bị và đã tạo được hình ảnh ấn tượng trong mắt khách hàng và thu được kết quả tích cực.”

>> Làm thế nào để trở thành một người ưu tú nơi công sở?  

Bà Morag Barrett đã lựa chọn phương án sẽ chờ đợi và xem vị khách hàng đó nói gì, rồi sau đó mới đưa ra câu trả lời và ý kiến của mình. Kết quả là, nỗi bồn chồn trong lòng bà đã thuyên giảm. Còn thực tế, cuộc gọi của vị khách hàng đó chỉ đơn giản là muốn thảo luận về chương trình tiếp theo của họ. Mọi lo lắng của bà chỉ là vô cớ, tự mình hù mình mà thôi.

Bạn có bị rơi vào vòng luẩn quẩn của những lời tự thoại tiêu cực vô giá trị như bà Morag Barrett từng trải qua không? Hãy tham khảo cách làm của bà hoặc tìm ra giải pháp của riêng mình để bước tới thành công.

Theo Entrepreneur
Minh Huyền

Xem thêm: