Hiện thực nhức nhối của xã hội: Bạn có đang bị cuốn theo?
- Bích Ngân
- •
Khi cả một xã hội đua chen phát triển cùng với những giá trị đạo đức đang trên đà xuống cấp, thì các vấn đề cũng bắt đầu xuất hiện. Bằng tài năng vẽ tranh châm biếm đầy tế nhị của mình, hoạ sĩ Pawel Kuczynki đã phác hoạ phần nào thực trạng “đầy nhức nhối ấy”.
Người hiền lành thường bị kẻ xấu lợi dụng phục vụ cho mục đích riêng của họ. Chính trị gia sử dụng truyền thông để thao túng niềm tin của nhân dân. Giới trẻ sống trong thế giới ảo nhiều hơn là tham gia vào thực tại… Tất cả những hiện trạng nhức nhối của xã hội này đang là vấn đề gây tranh cãi.
Đối với một số người, họ có thể xem đây là một điều hiển nhiên mà đa số chúng ta không thể thay đổi được. Nhưng đối với hoạ sĩ Pawel Kuczynki, anh đã dám dùng tài năng nghệ thuật của mình để nghiêm khắc lên án thực trạng ấy qua những bức tranh châm biếm hài hước. Đây cũng là một lời nhắc nhở vô cùng khéo léo tế nhị đến đại bộ phận chúng ta – những con người đang góp phần nào vào sự xuống cấp của xã hội.
Hãy cùng điểm qua những bức tranh tiêu biểu của hoạ sĩ Pawel Kuczynki theo từng đề tài khác nhau:
Chính trị
Những con cừu hiền lành, chúng chỉ đi theo nơi nào có cỏ.
“Công dụng” của truyền thông: Tuyên truyền
Khi mạng người không giá trị bằng lợi nhuận thu được qua chiến tranh.
Chiến tranh và hoà bình, đâu là khác biệt?
Những người duy nhất có thể khiến kẻ có quyền lực lo sợ đó là những người thấp cổ bé họng.
Vấn nạn xã hội
Đối với người nghiện, bao nhiêu cũng không đủ.
Ta biết đó là cái bẫy, nhưng không thể cưỡng lại được.
Có nấc thang danh vọng nào mà không phải đánh đổi?
Giáo dục
Thân có thể tàn, nhưng trí tuệ không được phế!
Những đứa trẻ không nhận được sự giáo dục đúng đắn từ cha mẹ chẳng sớm thì muộn cũng gây rắc rối.
Sách vở và thực tế khác nhau quá xa.
Không gieo chữ, sao gặt “mầm” kiến thức?
>>Du học sinh Pháp: Thông minh vĩnh viễn không bù đắp được thiếu hụt đạo đức
Môi trường
Thiên nhiên đang bị hủy hoại từng ngày từng giờ.
Biến đổi khí hậu khiến môi trường sinh sống của muôn loài bị hủy hoại. Còn con người sẽ sống ở đâu?
Ước mơ về một bầu trời trong xanh.
Vấn đề “mạng xã hội” và lạm dụng công nghệ
Ước mơ sẽ đưa ta đi đến đâu nếu chỉ ngồi đó và mơ ước qua màn hình máy tính?
Đối với người nghiện mạng xã hội, nó là tất cả thế giới, là cả cuộc sống của họ.
Cả thế giới bỗng chốc thu bé lại chỉ bằng một lăng kính… của mạng xã hội.
Số lượng “Likes” giá trị hơn tất cả.
Pokemon Go: Đó là khi Pokemon cưỡi lên cổ bạn và hô lớn “Go!”
Sân chơi của thế hệ trẻ ngày nay
Mỗi chúng ta đang tự tạo ra “ốc đảo” cho chính mình.
>>Mạng xã hội đang ngày càng giống với truyền hình: Làm sao để tránh bị ‘dắt mũi’?
Giá trị của đồng tiền và phân chia giai cấp
Cho dù có cất kĩ đến đâu, tiền bạc vẫn rất dễ bay hơi trong tay kẻ ngốc.
Châm ngôn sống của Hamlet thời hiện đại: “Có hay không có (tiền), đó mới là vấn đề.”
Kẻ ăn không hết người lần không ra.
Miếng cơm manh áo của người này có thể chỉ là trò giải trí của kẻ khác.
Xuất phát điểm khác nhau, cuộc đời cũng khác nhau.
Tình người
Cho dù có nhận được bất kì sự hỗ trợ nào, cuộc sống của người khuyết tật luôn bị trói buộc vào một chỗ.
Người tốt thường bị kẻ xấu lợi dụng phục vụ cho mục đích riêng của họ.
Cách vận hành của thế giới: Nơi nào có miếng ăn, nơi đó có kẻ bị xâu xé, ngay cả khi đó là đồng loại của mình.
Khi ngòi bút cũng chính là nòng súng.
Sâu sắc và tế nhị, những tác phẩm của hoạ sĩ Pawel Kuczynki chắc chắn khiến cho nhiều người phải suy ngẫm. Còn bạn thì sao? Bạn đã làm gì để thay đổi, đã thực sự nhận thức ra hiện trạng này? Bạn có đang bị cuốn theo dòng chảy và trở thành một phần – một nạn nhân của hiện thực ấy?
*Đôi nét về tác giả: Pawel Kuczynki sinh năm 1976 tại thành phố Szczecin thuộc Ba Lan, tốt nghiệp tại Học Viện Nghệ Thuật Poznan, từng được trao hơn 130 giải thưởng nhờ tài năng sáng tạo vô cùng độc đáo với những bức tranh châm biếm về thực trạng xã hội, kinh tế, chính trị và rất nhiều vấn đề nhức nhối khác đang tồn tại. Bạn có thể xem thêm các tác phẩm khác của anh tại Website PawelKuczynki.com hoặc theo dõi trang Facebook cá nhân.
Ảnh: Pawel Kuczynski
Bích Ngân (T/H)
Xem thêm:
Từ khóa ngành truyền thông mạng xã hội thực trạng xã hội