“Hiệu ứng Dunning–Kruger”: Vì sao kẻ bất tài thường ảo tưởng sức mạnh?
- Lê Minh
- •
Có nhiều người cảm thấy lạ khi nghe đến cụm từ “Hiệu ứng Dunning–Kruger”. Tuy vậy, trong xã hội này, có thể bạn đã gặp phải rất nhiều lần mà chưa nhận ra. Từ những cá nhân ảo tưởng về bản thân đến những khẩu hiệu ảo tưởng về tổ chức, nhan nhản khắp nọi nơi…
Một ngày vào năm 1995, một thanh niên tên là McArthur Wheeler ngang nhiên xông vào cướp ngân hàng Pennsylvania của Mỹ. Sau khi bị bắt, nhìn thấy camera ghi hình, anh ta đột nhiên ngạc nhiên hỏi: “Nhưng trên mặt tôi có bôi nước chanh mà?”
Hóa ra, có người từng nói với anh ấy rằng chỉ cần bôi nước chanh lên mặt, thì có thể tàng hình. Anh ấy đã không chút hoài nghi về việc đó.
Đối với chúng ta mà nói, lối tư duy này quả thực không thể tưởng tượng được. Nhưng xin đừng mắng anh ấy là “kẻ ngốc”, có thể anh ấy sẽ cảm thấy rất ấm ức, hoặc công nhiên phản bác lại bạn.
Bạn cũng đừng cười, vì đây không phải chuyện cười, mà là một hiện tượng tâm lý có thực, cũng không phải là số ít, ngược lại, ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể bắt gặp.
Vào năm 1999, hai nhà tâm lý học, Dunning và Kruger đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng này. Họ làm bốn thực nghiệm cho ra kết quả vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra: Những người thiếu đi sự hài hước, năng lực về văn tự và lôgic, thường đánh giá cao bản thân. Trong khi thực tế họ chỉ đạt điểm 12%, nhưng lại cho rằng mình đạt điểm tới 60% trở lên!
Ông gọi hiện tượng này là “Hiệu ứng Dunning–Kruger”.
“Hiệu ứng Dunning–Kruger” là một hiện tượng nhận thức sai lệch, chỉ những người không lý trí, đưa ra những kết luận sai lầm vì “thiếu những quyết định đã được suy xét kỹ càng”. Nhưng họ lại không thể nhận thức được sự thiếu sót này của bản thân, cũng như cách phân biệt những hành vi sai trái.
Những người khiếm khuyết năng lực này thường ảo tưởng về ưu thế của bản thân. Họ thường đánh giá cao năng lực của mình, nhưng lại không thể nhìn nhận khách quan về năng lực của người khác. Tóm lại, những kẻ càng ngốc nghếch, lại càng tự cho mình là người thông minh.
Nghiên cứu này năm đó đã nhận được “Giải Nobel phiên bản lỗi”.
Nhưng “Giải Nobel phiên bản lỗi” ngoài sự hài hước ra, còn có một mặt rất nghiêm túc! Mục đích của ban giám khảo là chọn ra những nghiên cứu “thoạt nhìn thì hài hước, nhưng sau đó lại khiến con người phải suy ngẫm”.
Kỳ thực, nếu ngẫm lại, hiện tượng này sẽ khiến con người “không rét mà run”. Bởi lẽ rất nhiều người đều đang đánh giá bản thân quá cao mà không tự biết. Khi tiếp cận với những thông tin trái chiều, hay những điều hoàn toàn khác so với nhận thức của họ trước kia, phản ứng đầu tiên của họ thường là “phản pháo” ngay lập tức. Đối với họ, duy hộ “sự tôn nghiêm” giả tưởng của bản thân quan trọng hơn hết thảy, đo đó thiếu đi tư duy biện chứng, phán đoán đúng sai.
Không chỉ những người vô tri, mà những người có năng lực tầm trung thông thường cũng dễ tự đánh giá cao bản thân một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ dù ít dù nhiều, họ cũng vẫn chiếm ưu thế trong xã hội, có được sự công nhận nhất định từ cộng đồng, nên lại càng dễ ảo tưởng về nhận định của mình.
Hội chứng kẻ mạo danh
Chương trình “Jimmy Kimmel Live” từng chơi khăm trong một hội trường hòa nhạc tại Texas.
Phóng viên ngẫu hứng phỏng vấn hai phụ nữ: “Bạn cảm thấy ban nhạc “Doctor Shlomo” thế nào?”
“Đây là ban nhạc tôi thích nhất!”, “Đúng vậy, năm nay rất hot!”
Tên của ban nhạc này là do phóng viên tự bịa ra, lấy tên từ một vở Opera, kỳ thực ban nhạc này không hề tồn tại.
Những người tham dự buổi hòa nhạc đều cảm thấy kiêu hãnh, xem chương trình tiếp theo, dẫu kỳ thực nhiều người trong số họ không hề thực sự hiểu nội dung mới là gì.
Đây chính là điển hình cho “Hiệu ứng Dunning–Kruger”. Hiện tượng này rất phổ biến trong cuộc sống. Ví như có người có thể thao thao bất tuyệt về bất cứ chủ đề nào, như thể mình là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý… Là thính giả của họ, có những lĩnh vực chúng ta sẽ biết nhiều hơn họ, nên cũng có thể phân biệt được vài phần thật giả trong những lời họ nói. Khi ấy chúng ta có thể tôn sùng họ, hoặc coi thường họ. Nhưng xét từ một góc độ khác, họ cũng chỉ là một người tự cho mình là đúng mà thôi.
Có người chỉ biết mơ hồ một đôi câu, lại khoe khoang như thể đã nắm vững một thứ học vấn.
Thời nhà Tống có một huyện lệnh tên là Chung Nhược Ông viết thư pháp rất dở, nhưng lại tự nhận mình viết đẹp. Dẫu đi tới đâu, ông ta cũng sẽ tùy tiện phê phán những chữ đề trên hoành phi câu đối, và nghĩ cách để mình viết lại.
Một hôm, ông nhìn thấy bức hoành phi treo trên lầu vọng của một ngôi đền có bốn chữ lớn “Định Huệ Chi Các” (Lầu Định Huệ), nhưng chỗ đề tên người viết lại bị bụi che phủ, nhìn không rõ.
Ông bèn phê phán một hồi, rồi cho gọi người đến tháo bức hoành phi xuống, để mình đề tặng chữ mới.
Vì ngại thân phận là huyện lệnh của ông nên dẫu thuộc hạ và các tăng lữ đều cảm thấy hàng chữ lưu niệm đó viết rất đẹp cũng không dám chống đối. Nhưng khi phủi bụi đi, lại phát hiện ra chỗ đề tên ghi rành rành “Nhan Chân Khanh”, tên một đại thư pháp nổi danh một thời.
Chung Nhược Ông lúng túng một hồi, rồi nói với thuộc hạ rằng: “Những chữ đẹp thế này, mà không khắc thành bia thì thật đáng tiếc.”
Khi đối mặt với những người ngốc nghếch vì quá tự phụ và chỉ trích vô lối, chúng ta cứ lặng lẽ quan sát là được. Những người này sớm muộn gì cũng có ngày ê mặt. Quá đề cao năng lực bản thân, không biết tự lượng sức mình thì cái giá phải trả cũng quá lớn, thậm chí gây hậu họa khôn lường…
Lê Minh
Từ khóa Hiệu ứng Dunning–Kruger Ảo tưởng sức mạnh