Sự phụ thuộc của con người vào điện thoại thông minh hiển thị ở khắp mọi nơi. Nhìn vào xã hội thực tại, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy xung quanh mình ai cũng có thói quen bận rộn với các thiết bị hiện đại của họ. Và liên tưởng một chút đến bản thân, bạn cũng sẽ thấy hình ảnh của mình trong đó.

Lời khuyên dành cho những ai muốn giảm thiểu việc sử dụng điện thoại quá mức là: hãy phá vỡ các thói quen cũ, đồng thời tìm ra lý do vì sao lại bị phụ thuộc vào nó.

Embed from Getty Images


Ngày nay mọi người sử dụng điện thoại như thế nào?

Số người sở hữu điện thoại thông minh đang tăng trưởng nhanh chóng tại Hoa Kỳ. Theo một báo cáo của Nielsen năm 2016, có đến 81% người Mỹ đang sở hữu điện thoại thông minh. Trung tâm nghiên cứu Pew đã làm phép so sánh và phát hiện ra rằng: số người Mỹ sử dụng điện thoại là 64% vào năm 2015, và 35% vào năm 2011.

Ngoài những chức năng cơ bản như nghe – gọi – nhắn tin, thì điện thoại thông minh ngày nay còn có các chức năng khác. Chúng bao gồm mạng xã hội, giao dịch ngân hàng, mua sắm trực tuyến, định vị GPS, dịch vụ bản đồ, lướt web, chụp hình và xem phim.

Trong một cuộc khảo sát, Trung tâm nghiên cứu Pew cũng tìm ra chủ sở hữu thường dùng điện thoại vào các mục đích với tỉ lệ như sau: 62% tìm kiếm thông tin sức khoẻ, 57% giao dịch ngân hàng trực tuyến, 43% tìm kiếm thông tin việc làm, 40% tra cứu các dịch vụ của chính phủ hoặc các thông tin liên quan, 30% tìm kiếm thông tin về giáo dục hoặc để tham gia khoá học nào đó, 18% nộp hồ sơ xin việc.

Ngoài ra, có đến 67% người sử dụng điện thoại thông minh thừa nhận rằng họ ít khi dùng các chức năng dò tìm đường đi, trong khi đó 31% lại khẳng định họ dùng chức năng này thường xuyên trên điện thoại.

Embed from Getty Images

Đôi khi, thói quen phụ thuộc vào điện thoại cần phải được phá bỏ. 

>>Hacker trộm số bitcoin trị giá hàng triệu USD, chỉ bằng số điện thoại của khổ chủ

Vì sao rất khó để ngừng dán mắt vào điện thoại?

Hành vi kiểm tra tin nhắn hoặc thông báo mỗi khi chúng hiển thị trên điện thoại sẽ sẽ trở thành một thói quen vô thức đối với người dùng.

Elliot Berkman, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Oregon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại: “Thói quen là sản phẩm của việc tiếp thu một cách có hệ thống những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, một trong những năng lực tiên thiên của bộ não con người.” “Đây là khả năng thích nghi với những hành vi có tính chất lặp lại trong quá khứ, vì thế chúng ta tiến hóa theo chiều hướng hòa hợp với hoàn cảnh ấy.”

Theo vị giáo sư này, muốn thay đổi một thói quen là cực kỳ khó khăn bởi vì nó đòi hỏi một quá trình đi ngược lại với guồng hoạt động của bộ não, ông nói: “Phá bỏ một thói quen là đồng nghĩa với việc phải chống lại cả một hệ thống những phản xạ được rèn luyện rắn rỏi.”

Quan sát một số trường hợp cụ thể, Berkman nhận thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc hình thành thói quen dùng điện thoại thông minh. Một trong những yếu tố đó là cảm giác hưng phấn mà thói quen này tạo ra. “Hưng phấn là một lý do rất cốt yếu”, ông nói “Con người sở dĩ phát triển thói quen thường trực kiểm tra điện thoại là do cảm giác này làm thoả mãn họ.”

Khi phát hiện một tin nhắn mới hoặc nhận được một thông báo nào đó, nó kích thích sự tò mò nơi bạn, khi đó tạo ra một xung lực “phấn khích” truyền đến bộ não – điều này sẽ thôi thúc bạn chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại nhiều hơn để lại có được cảm giác thích thú đó.

Ngoài ra còn có các yếu tố khách quan khác như: áp lực xã hội, nỗi sợ sẽ bỏ lỡ thông tin hoặc sự buồn chán nội tại… Ông Berkman cũng cho biết thêm: “Những chiếc điện thoại thông minh ngày nay là một lối thoát khỏi sự buồn tẻ và nhàm chán của nhiều người, bởi nó mở ra vô vàn thế giới thú vị hơn rất nhiều so với hiện thực trước mắt.”

Embed from Getty Images

Những chiếc smartphone mở ra vô vàn thế giới thú vị hơn nhiều so với thực tại.

Hệ quả của việc lạm dụng điện thoại

Khi chọn dùng điện thoại thông minh, chúng ta chịu nhiều tác động từ nó, chẳng hạn nó là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông do lái xe bị phân tâm, là lý do của các sự trễ nãi, và là căn nguyên tổn hại đến các mối quan hệ cá nhân cũng như gây ra những hệ quả tiêu cực khác.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh có thể thay đổi cách chúng ta tư duy. Một nghiên cứu của trường Đại học Waterloo đã tìm ra mối tương quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức và việc sụt giảm trí thông minh.

>>Những tính năng ít biết của chiếc điện thoại di động

Cách kiểm soát việc dùng điện thoại hợp lý

Bên cạnh việc tự ý thức phải tránh xa điện thoại, chúng ta còn có thể sử dụng chính điện thoại của mình để thực hiện việc kiểm soát này. Hiện nay có khá nhiều ứng dụng sẵn có trên thị trường có thể giúp người dùng quản lý vấn đề này.

Ví dụ như QualityTime là một ứng dụng trên cả thiết bị iOS lẫn Android, giúp phân loại cách sử dụng điện thoại cũng như mật độ sử dụng, từ đó giúp thiết lập hạn mức sử dụng. Trong khi đó, Offtime cho phép người dùng chặn những ứng dụng can nhiễu tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể, ví như lúc làm việc hay ở bên gia đình, hoặc đơn giản là những lúc muốn yên tĩnh một mình. Những ứng dụng tương tự khác là Moment, BreakFree, AppDetox hay Stay on Task.

Nếu bạn cảm thấy việc thay đỗi đột ngột thói quen sử dụng điện thoại là quá khó khăn, lời khuyên của Berkman dành cho bạn là: “hãy liên tục tập trung vào một hành vi khác để hình thành một thói quen mới”. Vị giáo sư này cũng đề xuất gỡ bỏ những ứng dụng giải trí tốn nhiều thời gian. Đây cũng là cách tốt để cắt giảm sự hứng thú của người dùng đối với điện thoại.

Embed from Getty Images

Cài đặt ứng dụng quản lý việc sử dụng điện thoại là một giải pháp hiệu quả.

Từ phòng làm việc của mình, Berkman đã khám phá ra một giải pháp hiệu quả khác, đó chính là sự tự ý thức của người dùng. Nghĩa là, nếu bạn có thể tự xác định được lý do vì sao mình thích dùng điện thoại, nó sẽ hữu ích cho việc điều chỉnh lại thói quen.

Berkman cho biết: “Biện pháp thứ ba cũng khá thành công trong quá trình nghiên cứu đó là: xác định nhu cầu tâm lý xem điều gì đã khiến những người này lại thoả mãn khi dùng điện thoại. Chúng có thể là nhu cầu kết nối xã hội, vì buồn tẻ hay vì muốn thoát ly thực tại. Từ đó sẽ tìm ra các hướng giải quyết khác nhau mà không cần đụng đến điện thoại.”

Theo Tech.Mic
Minh Nguyên

Xem thêm: