Làm cách nào để lịch sự “từ chối” người khác?
- Trường Tiến
- •
Bạn hay giúp đỡ người khác vì bạn là một người bạn tốt và đồng nghiệp tốt. Đôi khi người khác có thể “tận dụng” lòng tốt và sự nhiệt tình của bạn nên luôn muốn bạn giúp đỡ họ hết lần này đến lần khác mặc dù nhiều việc tự họ có thể giải quyết được.
Bạn phải làm gì đây, để họ biết rằng bạn cũng cần có thời gian cho riêng mình và những việc đó họ cũng có thể tự làm được?
Hay như trong một hoàn cảnh nào đó mà bạn không thích, làm cách nào để có thể từ chối người khác một cách thân thiện và lịch sự?
1. Khi bạn không có thời gian
Bạn thích giúp đỡ người khác, nhưng bạn không thể làm “cố vấn toàn thời gian” cho ai đó. Bạn chỉ có thể trao đổi trong thời gian một tách cà phê, qua email hay một buổi gặp mặt và đó là tất cả những gì bạn có thể làm.
Và bạn không muốn làm người khác hiểu nhầm. Vì vậy, khi không có thời gian, hãy bỏ qua những dòng như “kể cho tôi biết mọi việc diễn ra như thế nào”, câu này khiến người khác nghĩ rằng bạn sẽ giúp đỡ họ trong những bước tiếp theo.
Thay vào đó, hãy kết thúc bằng câu như: “Tôi hy vọng rằng những lời khuyên ít ỏi của tôi là hữu ích”. Hay trong email tiếp theo, hãy nói: “Thật không may, tôi không có thời gian để chia sẻ với bạn sâu sắc thêm, nhưng tôi hy vọng bạn sẽ làm tốt nhất có thể!”.
>> 12 nguyên tắc vàng khi giao tiếp với mọi người
2. Khi bạn không thích
Tiệc tùng không phải đều khiến tất cả mọi người cảm thấy vui vẻ. Nếu bạn đi đến một sự kiện và cảm thấy không thoải mái, bạn có quyền từ chối lời mời trong tương lai. Có lẽ bạn giao tiếp xã hội tốt hơn khi gặp trực tiếp ‘mặt đối mặt’ hay bằng cách ngồi trên những chiếc ghế trong văn phòng của mình. Hãy tiết kiệm thời gian và năng lượng của bạn trong vấn đề này!
Tất nhiên, để không phải tới những nơi bạn không thích, bạn cần bỏ qua bất kỳ cụm từ nào như: “Hẹn sớm gặp lại!”, “Tôi mong chờ sự kiện tiếp theo”… Thay vào đó, hãy nói: “Tôi rất vui vì đã có thể đến, nhưng hiện nay tôi…”. Nếu nhận được email hỏi thăm, hãy nhớ đến câu nói trên và phản hồi một chút về sự kiện vừa diễn ra như: “Vâng, thật vui khi gặp bạn ngày hôm đó. Chúc bạn thành công trong công việc”. Và đó là tất cả. Hãy ở “thì quá khứ” và đừng cam kết gặp mặt trong tương lai.
>> 11 thói quen nhỏ có thể gây khó chịu cực kỳ nơi công sở
3. Học cách nói “không”
Trong một bài viết về giá trị của từ “không”, Tổng biên tập tờ Muse Adrian Granzella Larssen viết: “Tôi nói ‘có’ mãi cho đến khi tôi thấy mình bị mắc kẹt trong một cuốn lịch dày đặc, không chỉ khiến tôi cảm thấy stress mỗi lần nhìn thấy nó, mà còn khiến tôi không có thời gian cho các hoạt động lành mạnh hay những việc quan trọng khác. Và tôi nhận ra rằng để có thể nói ‘có’ với những điều quan trọng, tôi cần nói ‘không’ với người khác”.
Nếu bạn đã xác định được tầm quan trọng của các việc, hãy nói “không” với những việc ít quan trọng hơn. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói “không”, thì thay vì chỉ đơn giản là từ chối giúp đỡ hay từ chối lời mời của người khác, bạn có thể gợi ý cho họ phương án giải quyết, những nơi họ có thể tìm sự giúp đỡ khác hoặc hẹn gặp họ khi nào bạn thực sự có thể.
Theo Themuse
Trường Tiến
Xem thêm:
Từ khóa lịch sử Thói quen ứng xử kỹ năng giao tiếp ứng xử