Làm thế nào để đứng lên khi cuộc sống đánh gục bạn?
- Mike Donghia
- •
Khi tôi mở máy tính vào tuần trước, tôi đã được chào đón bằng tin tức như một cú đấm thẳng vào bụng. Ngay lập tức, tôi có thể cảm thấy não mình trở nên mù mịt và tim tôi bắt đầu đập thình thịch trong lồng ngực. Một mục tiêu mà tôi đã phấn đấu trong nhiều năm đã đột nhiên bị kéo đi. Nó đã gần hoàn thành – vạch đích đã ở trong tầm mắt – và rồi, bất ngờ, tôi lại trở về vạch xuất phát.
Trong 24 giờ tiếp theo, tôi chìm đắm trong sự tự thương hại. Tôi phàn nàn với vợ, nhìn chằm chằm vào tường và lướt điện thoại như một người vô hồn. Đó là lúc tôi bị cuộc sống đánh gục.
Những điều không nên làm
Có lẽ cuộc sống cũng đã giáng cho bạn một hoặc hai đòn như vậy. Cho dù đó là điều bạn đã làm hay điều gì đó vừa mới xảy ra, thì nó vẫn đau như nhau. Có một sự cám dỗ là khi đó bản thân chúng ta đóng vai nạn nhân trong những tình huống này, tự thương hại mình và thụ động chờ đợi ai đó dang tay ra cứu giúp bạn khỏi vũng lầy đó.
Có thể bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc. Bạn cảm thấy không thể đối phó với những sự thật mới này, vì vậy bạn cho rằng đó không phải lỗi của bạn và bạn bắt đầu hành động tự hủy hoại bản thân—với sức khỏe, các mối quan hệ và tương lai của bạn.
Bạn có thể làm gì
Sau đây là một số điều hiệu quả với tôi khi tôi tự vực mình dậy. Tôi đưa ra những lời khuyên này cho bất kỳ ai đang phải đối mặt với những thất bại của riêng mình.
1. Dành thời gian để phản ứng
Tôi đã thấy những người chu đáo cố gắng phủ nhận cảm xúc của họ, như thể cảm thấy tồi tệ là điều thấp kém đối với họ. Nhưng có điều gì đó rất đẹp của con người và có thể chữa lành khi cho phép bản thân cảm nhận mọi thứ một cách sâu sắc.
2. Tìm ai đó để chia sẻ và cùng giải quyết
Khi nói đến việc suy nghĩ thấu đáo về một tình huống cảm xúc, hai cái đầu sẽ tốt hơn một cái đầu—tốt hơn gấp 100 lần. Khi tôi lo lắng về điều gì đó, tôi thường suy nghĩ quá nhiều và lan man.
3. Nhìn nhận sự việc từ góc độ của người ngoài cuộc
Một trong những nơi đen tối nhất mà bạn có thể đi đến khi bạn chán nản là sự tức giận và cay đắng. Tránh đổ lỗi cho thế giới, Chúa, bản thân hoặc bất kỳ ai khác về những gì đã xảy ra. Tốt hơn là chấp nhận rằng những điều này xảy ra trong cuộc sống và đầu tư năng lượng của bạn vào việc hướng tới tương lai.
4. Định hình lại tình hình
Chúng ta trải qua cuộc sống với một câu chuyện về tất cả các sự kiện mà chúng ta trải qua. Ví dụ, bạn có thể coi thế giới như “đang tìm cách hãm hại bạn” và than thở về cách đối xử bất công của mình khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra. Hoặc, bạn có thể chấp nhận thất bại đó và tưởng tượng rằng nó đang chuẩn bị cho bạn một sự trở lại tuyệt vời. Hãy nhớ, lựa chọn là do chính bạn tạo ra.
5. Chăm sóc cơ thể của bạn
Các loại vi khuẩn đường ruột có thể tấn công bạn rất nhanh và dữ dội. Thông thường, bạn sẽ khỏe hơn trong vòng 12 hoặc 24 giờ, nhưng vẫn tiếp tục cảm thấy yếu và mệt mỏi trong nhiều ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta bị mất nước, không ăn, tránh ánh nắng mặt trời hoặc không vận động cơ thể—tất cả những điều này đều trở thành khó khăn hơn khi chúng ta bị ốm.
Phục hồi sau một thất bại trong cuộc sống cũng tương tự như vậy bởi vì chúng ta thường để điều đó phá vỡ thói quen lành mạnh của mình. Điều này có thể có nghĩa là không cảm thấy như chính mình trong nhiều tuần liền, đặc biệt là nếu căng thẳng và lo lắng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
6. Xây dựng lại từ từ
Hãy thực hiện từng bước nhỏ theo hướng mới mà bạn muốn đi. Bạn có thể không có kế hoạch hoặc bạn vẫn đang cố gắng tìm ra điều gì đã sai, nhưng hầu như luôn có một số bước rõ ràng mà bạn có thể thực hiện. Trước sự thất bại to lớn của bạn, lúc đầu chúng có thể vô ích và đáng thương, nhưng bạn phải tin tưởng vào quá trình này và gạt bỏ cảm giác tự ti.
Mỗi tiến bộ nhỏ sẽ thay đổi tâm trạng của bạn và dần dần xây dựng lại động lực của bạn. Bạn chỉ cần thực hiện những bước nhỏ đầu tiên và chắc chắn.
Lý Ngọc theo The Epoch Times
Từ khóa thất bại đứng dậy khi vấp ngã
