Trong một trận chiến vào thế kỷ XVII, Đan Mạch và Thụy Điển đã giao tranh quyết liệt và Đan Mạch đã giành chiến thắng. Chiến tranh kết thúc, một người lính Đan Mạch ngồi xuống và mở ấm nước ra để giải khát. Lúc này, một tiếng than khóc phá vỡ sự im lặng, anh quay người lại thì phát hiện cách đó không xa một người lính Thụy Điển bị thương nặng đang trợn mắt nhìn chiếc ấm trên tay.

su tha
Tâm hồn rộng mở tràn đầy lòng từ bi sâu sắc, liệu có thể không sống trong an lạc hay không nhận được sự khen ngợi và che chở từ trời đất? (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Người lính Đan Mạch cảm thấy anh ta thật tội nghiệp, lên đứng dậy, đi về phía người lính Thụy Điển và nhẹ nhàng nói: “Anh cần cái này hơn”. Anh ta đưa chiếc ấm vào miệng đối phương. Không ngờ đúng lúc này, người lính Thụy Điển bất ngờ vung thương định đâm anh. Đòn tấn công chệch hướng và chỉ làm trầy xước nhẹ cánh tay của người lính Đan Mạch.

Người lính Đan Mạch bị sốc trước cuộc tấn công bất ngờ, anh ta thở dài và nói: “Này! Anh bạn thực sự đã trả ơn tôi như thế này sao. Vốn dĩ tôi muốn đưa cho anh cả bình nước, nhưng bây giờ tôi cũng chỉ có thể cho anh một nửa”. Bị phản bội, người lính Đan Mạch vẫn chọn cách chia sẻ nguồn nước duy nhất mà mình có cho kẻ thù.

Cuối cùng tin tức đã đến tai nhà vua. Nhà vua rất ấn tượng trước sự tha thứ và lòng tốt của người lính nên đã đặc biệt triệu tập anh ta và hỏi tại sao anh ta không giết đối phương sau khi bị kẻ thù tấn công. Người lính Đan Mạch bình tĩnh trả lời: “Tôi không muốn giết một người bị thương”. Lời nói của anh lính đã bộc lộ sự tha thứ phi thường và tính cách cao thượng.

Sau sự vô ơn của người lính Thụy Điển, người lính Đan Mạch vẫn rộng lượng và chọn cách tha thứ không phải một lần mà là hai lần. Tình cảm như vậy, trong cuộc chiến tàn khốc và sự đấu tranh giữa kẻ thù và bạn bè, thật sự quý giá và cảm động. Hành động của anh đã thắp sáng ánh sáng nhân tính trên chiến trường tàn nhẫn.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mặc dù không tàn khốc như chiến trường, nhưng trong những tương tác thường xuyên với mọi người, luôn có những ‘cục lông’ do va chạm để lại. Chẳng hạn: bạn châm chọc tôi một câu, tôi lại châm chọc bạn hai câu; bạn làm khó tôi, tôi sẽ tạo trở ngại cho bạn. Người xưa nói rằng giữa người với người nên ‘thả quả đào để nhận lại quả mận’, nhưng ngày nay không ít trường hợp ‘miệng ngọt nhưng lòng ác’. Vậy kết quả ra sao? Chắc hẳn nhiều người có cảm nhận sâu sắc rằng, khi mối quan hệ giữa người với người xấu đi, tâm hồn tự do và thoải mái của mình cũng bị bao trùm bởi những bóng đen.

Người lính Đan Mạch trong câu chuyện, mặc dù đối mặt với sự vô ơn, vẫn có thể vô tư mà tha thứ. Người có đức tính như vậy sở hữu lòng từ bi phi thường và trí tuệ sâu sắc. Họ thể hiện sự hiểu biết và lòng thương xót rộng lớn, không bị tổn thương bởi những oán hận và tấn công từ người khác; trong lòng họ, sự oán hận vì bị phản bội cũng không có chỗ để nảy sinh. Điều này không chỉ giúp hàn gắn các mối quan hệ đổ vỡ, mà còn mang lại cho bản thân một tâm hồn yên bình vô tận, sống vui vẻ không trở ngại và không lo âu!

Sự tha thứ thật sự không phải là chôn vùi oán hận, mà là không để oán hận nảy sinh! Tâm hồn rộng mở tràn đầy lòng từ bi sâu sắc, liệu có thể không sống trong an lạc hay không nhận được sự khen ngợi và che chở từ trời đất?

(Những người như thế này hiếm có trên thế gian, nhưng họ mang lại cho chúng ta nguồn động viên to lớn để chúng ta trưởng thành hơn!

Lý Ngọc theo The Epoch Times