Thịt cấy trồng, hoặc thịt trong ống nghiệm, có thể sẽ được Anh quốc cho phép bán rộng rãi trong vài năm tới. Thịt gà cấy trồng đã được phép ở Singapore năm 2020, ở Mỹ năm 2023. Thịt bò cấy trồng đã được phép ở Israel năm 2024. Hiện nay tại Anh, thịt cấy trồng đã được phép như thực phẩm cho thú kiểng, và kỳ vọng trong vòng 2 năm tới, thịt gà và bò cấy trồng sẽ được phép như thực phẩm cho người.

241013Meat
Thịt bò truyền thống và thị bò cấy trồng (ảnh ghép mang tính minh họa, nguồn Shutterstock / Chatham172 / Firn)

Theo truyền thông Anh, FSA —cơ quan kiểm soát chuẩn hóa thực phẩm của Anh— đã nhận 1,6 triệu bảng Anh (khoảng 2 triệu USD) từ ngân sách nhà nước vào hôm Thứ Ba để triển khai quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm dành cho loại thịt mới này.

FSA cho hay, họ đã nhận được một số các yêu cầu kiểm định để được phép lưu hành loại thịt này rồi, và trong 2 năm tới, sẽ nhận được khoảng 15 yêu cầu tương tự từ các hãng sản xuất. FSA cũng nói rằng có thể kỳ vọng trong vòng 2 năm tới, người Anh sẽ có thể mua được loại thịt cấy trồng này cho khẩu phần gia đình của mình.

Hồi đầu tháng này, đã có báo cáo rằng một cơ quan ở Anh đã tiến hành kiểm tra và tuyên bố rằng thịt cấy trồng với công nghệ hiện nay là đã an toàn cho người.

‘Thịt cấy trồng’, hoặc ‘thịt trong ống nghiệm’, hoặc ‘thịt nhân tạo’, là loại thịt thu được bằng cách nuôi trồng các tế bào trích từ động vật. Theo cách này, có thể sản xuất đại lượng thịt mà không cần phải giết mổ động vật theo như cách truyền thống. Loại thịt này được giới thiệu lần đầu trong một báo cáo khoa học năm 2000.

Ý tưởng về việc làm thế nào có được thịt bằng phương pháp nhân tạo là đã xuất hiện từ lâu rồi. Ví dụ năm 1931, Winston Churchill đã viết: “Chúng ta sẽ thoát khỏi sự phi lý khi nuôi cả một con gà chỉ để ăn phần ức hoặc phần cánh, bằng cách nuôi cấy các bộ phận này riêng biệt trong một môi trường thích hợp·” Nạn đói xuất hiện ở thế kỷ trước cũng là thời điểm các nhà khoa học chú trọng nghĩ tới dùng tới phương án này. Đến năm 1971, thì có báo cáo đầu tiên về việc thành công nuôi cấy sợi cơ của chuột.

Cũng trong bản tin của Anh, việc đưa thịt cấy trồng ra thị trường sẽ có một số lợi ích:

  • Sẽ bớt đi việc giết mổ động vật, và việc chăn nuôi chúng. Nếu nhìn xa hơn, thậm chí có thể giảm ô nhiễm môi trường.
  • Thịt cấy trồng là an toàn hơn, theo một số phương diện, ví như không phải lo lắng về bệnh truyền nhiễm.
  • Có thể một số người ăn chay vì lý do nhân đạo sẽ chấp nhận ăn loại thịt mà không đòi hỏi phải giết mổ này.

Theo truyền thông Anh, thịt cấy trồng kỳ thực chính là thịt động vật mà thôi, chỉ là nó được nuôi cấy bằng biện pháp nhân tạo thay vì chăn nuôi truyền thống. Do đó, theo truyền thông, thì bản thân thịt đó là an toàn, và vấn đề chủ yếu là kiểm soát để đảm bảo sản phẩm cuối cùng không bị lẫn vào những thứ khác, ví như dung dịch hóa chất được dùng trong nuôi cấy, v.v.

Những người phản đối thịt cấy trồng lập luận rằng ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của loại thịt này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngoài ra, việc chăn nuôi truyền thống là một khâu trong chuỗi động thực vật. Việc thay thế dần chăn nuôi truyền thống bằng thịt cấy trồng sẽ làm biến đổi chuỗi này, trong một tương lai xa. Xã hội hiện đại, trong khi tồn tại xu thế chấp nhận dùng thực phẩm đã bị biến đổi ghen, thì đồng thời xuất hiện xu thế dùng sản phẩm không biến đổi ghen.

Đã có khá nhiều báo cáo, cho thấy sau khi trở thành món trên bàn ăn, như bánh sandwich hay súp, thì nói chung người ta sẽ thấy vị của nó cũng giống như thịt truyền thống. Ví dụ video sau (phút 6:26):

Thực khách bình luận về thịt cấy trồng ở Singapore:

Nhật Tân