Uzbekistan: Phương pháp đi săn cổ xưa sử dụng ‘diều sa mạc’
- Thành Đô
- •
Một ngày nắng đẹp trên khu vực cao nguyên Ustyart tại phía bắc Uzbekistan cách đây vài nghìn năm trước, những con linh dương đang gặm cỏ thì nghe thấy từ xa tiếng vó ngựa: một nhóm thợ săn đang tiến đến.
Theo bản năng, đàn linh dương liền bỏ chạy vào sâu hơn trong cao nguyên rộng lớn. Chẳng bao lâu sau, chúng đụng phải một cái gờ rất dài trên mặt đất. Chúng phải chạy dọc theo cái gờ và sau đó cái gờ biến mất. Vậy nên, linh dương cho rằng có gì phải suy nghĩ nhiều.
Sau đó chúng lại gặp phải một cái gờ khác trên đường đi, nên đổi hướng một chút rồi chạy dọc theo cái gờ đó, rồi cái gờ cũng lại biến mất.
Sau đó cả đàn bỗng rơi vào một cái hố. Cuộc đi săn kết thúc.
Các nhà khoa học gọi những cái gờ nhân tạo này là “diều sa mạc” và mô tả cách chúng hoạt động như trên. Chúng được xây dựng trong một thời gian rất dài, từ khoảng 8000 cho đến 2500 năm trước, trên dải đất từ Trung Đông cho đến Trung Á.
Chúng thực sự là những cái bẫy khổng lồ. Từ chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta đã để ý đến nó. Nhìn từ mặt đất rất thì khó phát hiện ra “diều sa mạc”, nó chỉ như là những cái hố và bờ tường được sắp xếp ngẫu nhiên.
Tuy nhiên khi đứng từ trên cao, người ta có thể thấy được cấu trúc tổng thể của nó: giống như những cánh diều đuôi dài, hoặc những con sứa.
Người ta đã từng phỏng đoán chúng được tạo ra để phục vụ lễ hội tôn giáo hay làm hàng rào ngăn lạc đà. Nhưng hiện nay giả thuyết phổ biến là dùng để làm một cái phễu khổng lồ bẫy các đàn động vật như linh dương, có thể lên tới 100 con một lần.
Trong vài năm qua, các nhà khoa học nhiều lĩnh vực đã nghiên cứu những cái bẫy này rất cẩn thận. Họ lập bản đồ và tìm hiểu xem người ta đã dùng chúng như thế nào, và còn dự đoán về ảnh hưởng của loại bẫy này đối với những con vật rơi vào đó.
Bạn có thể xem cách hoạt động của diều sa mạc trong video dưới đây:
Diều sa mạc tương đối phổ biến: người ta đã tìm thấy khoảng hơn 5000 cái. Nhưng tùy theo vùng mà thiết kế chi tiết của chúng có thể khác nhau đôi chút.
Người dân địa phương ở các vùng khác nhau vẫn dùng diều sa mạc ở đầu thế kỷ 20, nhưng hiện nay chúng không còn là mối đe dọa với các loài hoang dã. Lý do là hiện giờ cũng không còn nhiều đàn động vật lớn di chuyển trên các cao nguyên nữa.
Ví dụ như saiga, một loài linh dưỡng mũi to, có tỉ lệ tử vong hết sức cao vào năm ngoái do một loại bệnh dịch bí ẩn. Thậm chí trong 3 thập kỷ vừa qua, người dân cũng chứng kiến sự suy giảm đáng kể số lượng loài động vật này ở khu vực họ sinh sống.
Nhưng ở thời điểm được sử dụng nhiều nhất, diều sa mạc có thể đã đẩy một số loài động vật đến tuyệt chủng.
Việc săn bắt một lượng lớn động vật như vậy không chỉ làm giảm số lượng động vật mà còn thay đổi kết cấu dân số của toàn bộ loài động vật đó.
Thay vì chỉ săn những con già nhất hoặc chậm nhất, ốm yếu nhất hoặc bị chấn thương vốn không thể tránh các mũi tên hay đạn bắn, thì kiểu săn bắt như thế này lại giết chết nhiều con mạnh khỏe và còn nhỏ tuổi. Vì vậy số lượng động vật có thể sinh sản còn lại ít hơn, khiến cho loài đó dễ bị tuyệt chủng hơn.
>> Vì sao 93% hạt giống hoa màu và trái cây đã tuyệt chủng trong 80 năm qua?
Khi các nhà khoa học nghiên cứu xương của các con vật bị chôn gần các diều sa mạc, họ thấy đúng hiện tượng đó: có rất nhiều con mạnh khỏe, có những con chỉ vài tháng tuổi. Họ tin rằng những cái diều này góp phần khiến cho linh dương Ba Tư bị tuyệt chủng.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hiện nay chúng ta lại đang dùng kỹ thuật tương tự ở đại dương để đánh cá. “lưới vây” (purse seine) là một loại lưới khổng lồ, dài cỡ 1-2 km, và có thể bắt cả đàn cá trong một mẻ lưới. Hiệu quả của nó rất cao, nhưng sẽ khiến cho việc đánh cá quá mức trở nên nghiêm trọng hơn trên toàn cầu. Số lượng cá trên toàn cầu hiện đang liên tục giảm kể từ năm 1988.
Cho dù kết cục gì sẽ xảy ra với cá ngoài đại dương, các nhà khoa học sẽ không bao giờ có thể nghiên cứu “lưới vây” như cách họ nghiên cứu diều sa mạc. Nhưng còn nhiều điều cần học từ những mũi tên khổng lồ vốn chẳng chĩa vào đâu này, trong đó có cả bài học về cách sinh sống trong giới hạn tài nguyên cho phép của Trái Đất.
Theo Business Insider,
Thành Đô tổng hợp
Xem thêm:
Từ khóa công trình cổ đại linh dương Bảo vệ động vật tuyệt chủng