Cơ quan giám sát internet của Nga Roskomnadzor đã hạn chế quyền truy cập vào ứng dụng nhắn tin Signal, viện dẫn các vấn đề pháp lý.

Signal
(Ảnh: Pexels)

Signal từ lâu đã được quảng cáo là ứng dụng nhắn tin an toàn, nhưng những người chỉ trích đã cảnh báo rằng ứng dụng này được phát triển và duy trì hoạt động nhờ nguồn tài trợ của tình báo Hoa Kỳ.

Trong một tuyên bố với giới truyền thông hôm thứ Sáu, Roskomnadzor cho biết lệnh cấm là “do vi phạm các yêu cầu của luật pháp Nga, việc thực hiện luật này là cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng ứng dụng nhắn tin cho mục đích khủng bố và cực đoan”.

Tuyên bố được đưa ra vài giờ sau khi người dùng ứng dụng này ở Nga bắt đầu phàn nàn về tình trạng mất kết nối.

Signal từng được Edward Snowden, người tố giác NSA và ông trùm công nghệ Elon Musk, khuyến nghị sử dụng như một cách để trao đổi tin nhắn tránh xa sự tò mò của các cơ quan tình báo. Tuy nhiên, những lo ngại về ứng dụng này đã có từ rất lâu.

Quỹ Công nghệ Mở (The Open Technology Fund) cung cấp tiền nuôi việc phát triển Signal vào đầu những năm 2010, là một khoản trích ra từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, theo sáng kiến ​​’Tự do Internet’ của Ngoại trưởng Hillary Clinton khi đó.

Theo tờ New York Times, Washington đã tìm cách tạo ra “hệ thống điện thoại di động và internet ‘tối’ (shadow) mà những người bất đồng chính kiến ​​có thể sử dụng để làm suy yếu các chính quyền đàn áp”, chẳng hạn như thông qua các cuộc cách mạng màu.

Chính quyền Obama khi đó gọi đây là công nghệ tự do cho những quốc bị gia áp bức. Đây là các mạng bí mật được thiết kế để hoạt động độc lập với sự kiểm soát của chính phủ, có thể giúp người dân lách luật, đi vòng qua sự ngăn chặn hoặc sàng lọc của chính phủ. Vì tại các quốc gia hà khắc, chính phủ nắm quyền kiểm soát và kiểm duyệt mọi thông tin mà người dân có thể tiếp cận hoặc trao đổi với nhau.

Năm 2017, WikiLeaks tiết lộ rằng mã hóa của Signal có thể dễ dàng bị CIA giải mã, bằng cách sử dụng các công cụ hack được mô tả trong tiết lộ Vault7 (ông Julian Assange cho biết Vault 7 là bản phát hành toàn diện nhất của các tập tin gián điệp của Hoa Kỳ từng bị công khai hóa). Vào tháng 1/2022, quân đội Thụy Sĩ đã cấm sử dụng Signal, WhatsApp và Telegram, với lý do lo ngại về bảo vệ dữ liệu.

Nguồn tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ cho Signal được cho là đã cạn kiệt vào tháng 12 năm ngoái và ứng dụng này bắt đầu gặp khó khăn. Tỷ phú Elon Musk, người ủng hộ ứng dụng này vào năm 2021, đã cảnh báo về “các lỗ hổng đã biết” nhưng “chưa được giải quyết” vào tháng 5.

Trong những năm gần đây, chính quyền Nga đã tìm cách đàn áp nhiều nền tảng internet phương Tây, thường nêu ra những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu cũng như các chính sách thù địch và kiểm duyệt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.