Tên lửa Starhopper của SpaceX cất cánh hạ cánh thẳng đứng (video)
Tên lửa Starhopper, nguyên mẫu thử nghiệm bước đầu của tên lửa sao Hỏa Starship do hãng SpaceX chế tạo, đã có màn trình diễn ngắn nhưng ngoạn mục vào ngày 27/7, giờ miền Nam Texas.
Sau một vài lần khởi động hỏng, tên lửa Starhopper đã bay cao khoảng 150m lên bầu trời, sau đó bay ngang và hạ cánh thẳng nhẹ nhàng xuống một bệ đáp gần đó.
Starhopper là phiên bản một động cơ của Starship, nhìn từ xa thì có thể nói nó giống một tháp nước có chân chống hơn là tên lửa (chính ông Musk đã thừa nhận), nhưng nó đã duy trì thăng bằng ở trên không được khoảng 50 giây trong lần thử nghiệm này.
“Chúc mừng nhóm SpaceX!!!” Ông Elon Musk viết trên Twitter.
Congrats SpaceX team!! pic.twitter.com/duckYSK0D4
— Elon Musk (@elonmusk) August 27, 2019
Starhopper là nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên cho thế hệ tàu vũ trụ tiếp theo, dự tính sẽ đưa con người quanh Mặt Trăng và tới sao Hỏa trong thập niên tới.
Sau chuyến bay ngắn, một số khán giả Twitter đã nhận thấy tên lửa dường như đã rơi ra vài bộ phận.
If hopper were a Disney princess it would be Cinderella – because it's lost its shoes. pic.twitter.com/BjqTMrr9eO
— Scott Manley (@DJSnM) August 27, 2019
Trước buổi thử nghiệm, cư dân sống ở gần cơ sở Boca Chica, Texas của SpaceX đã nhận được cảnh báo rằng những hỏng hóc tiềm tàng của tên lửa có thể gây ra áp lực đủ mạnh để làm vỡ cửa kính trong khu vực. Người dân được khuyên nên ra khỏi các tòa nhà trong thời gian thử nghiệm để tránh bị thương nếu kính vỡ.
Ảnh mô phỏng tên lửa Starship, hay còn gọi là BFR (Big Falcon Rocket), công bố tháng 9/2018. SpaceX cho biết tên lửa và tàu vũ trụ này có thể tái sử dụng nhiều lần, có thể hoạt động trong quỹ đạo Trái Đất, cũng như Mặt Trăng và sao Hỏa.
Theo ông Elon Musk, đây sẽ là thử nghiệm cuối cùng cho tên lửa Starhopper, sau này nó sẽ trở thành bệ đứng dùng cho thử nghiệm động cơ Raptor của Starship.
Starship sẽ có từ 6 đến 7 động cơ và gắn với tên lửa SpaceX Super Heavy để tạo thành hệ thống phóng còn lớn hơn cả tên lửa Saturn V của NASA.
Theo CNN, Space.com,
Phong Trần tổng hợp
Từ khóa thử tên lửa sao Hỏa SpaceX